Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…
Sân khấu truyền thống trăn trở cách tồn tại.
Nhưng đây cũng là hiện trạng chung của thế giới. Nhạc cổ điển, ôpêra, balê… từng là niềm tự hào của châu Âu, nay cũng rất kén người xem. Rồi kinh kịch, kịch Nô… của Trung Quốc, Nhật Bản cũng không còn hấp dẫn khán giả.
Nói về nguyên nhân, có ý kiến đổ lỗi cho sự nở rộ một cách hấp dẫn của các loại hình nghệ thuật giải trí mới. Người xem hiện nay có điều kiện, có phương tiện để lựa chọn cho mình loại hình nghệ thuật mà mình ưa thích.
Điều này đúng nhưng chưa đủ, mà điều quan trọng là thị hiếu thẩm mỹ của khán giả ngày nay đã đa dạng hơn, phong phú hơn và khó tính hơn. Nhưng điều cốt tử vẫn là: Nghệ thuật truyền thống tuy quý giá, nhưng ở một mức độ nào đó đã không còn phù hợp, không đáp ứng nổi nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của khán giả hôm nay.
Nói như vậy để chúng ta không lo lắng thái quá, mà cần bình tĩnh tìm biện pháp tháo gỡ - cả trước mắt và lâu dài, để nghệ thuật truyền thống mãi mãi vẫn là những viên ngọc quý, trường tồn cùng dân tộc.
Trước hết cần lưu giữ và bảo tồn có trọng điểm. Chỉ khôi phục và dựng lại những vở diễn hay nhất, mẫu mực nhất của tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc. Những món ngon của ông cha, có thể không hoàn toàn hợp khẩu vị khán giả hôm nay, nhưng nó vẫn là điều mà người ta muốn tìm hiểu, muốn khám phá, muốn cảm nhận – ít nhất là một lần.
Hạn chế tối đa việc “lấy xưa phục vụ nay” theo kiểu cốt truyện hiện đại, nhân vật hiện đại… được lắp ghép một cách cơ học với các làn điệu tuồng, chèo, cải lương…
Nói như thế không có nghĩa là nghệ thuật dân tộc không được dàn dựng những vở có nội dung hiện đại, mà chỉ dàn dựng những kịch bản mà cốt truyện, nhân vật… có những tương đồng, tương thích… với những làn điệu, với cách dựng truyện của nghệ thuật truyền thống.
Năm 1962 tôi được xem một vở chèo hiện đại của Đoàn Nghệ thuật quân đội “Tấm ảnh bên đầm sen”. Thời gian trôi lâu quá rồi tôi không nhớ tác giả của vở chèo là ai, chỉ biết tối hôm ấy sân vận động của huyện đông nghịt người (bởi mấy khi được xem nghệ thuật chuyên nghiệp ở thời kỳ ấy).
Tôi cũng không nhớ thật rành rẽ cốt truyện, chỉ biết là câu chuyện xảy ra trong kháng chiến chống Pháp. Khán giả trầm trồ, bởi với công nghệ hiện đại, người ta được chứng kiến Mặt trăng (trên sân khấu) từ từ nhô lên tròn vành vạnh. Nhưng khán giả cũng la ó khi nữ nhân vật chính đang bị giặc Pháp đuổi bắt, mà cứ đứng hát mãi làn điệu này sang làn điệu khác. Gần 60 năm rồi, mà tôi vẫn nhớ rất nhiều khán giả đã la lên: Trốn đi, hát mãi, nó bắt bây giờ! Nói thế để thấy, nghệ thuật chèo đầu những năm 60 của thế kỷ trước, rất được nhân dân ưa chuộng, nhưng người ta đã không chịu được khi dàn dựng không phù hợp với bối cảnh, và không khí của cuộc sống mới.
Nhưng điều có tính chất quyết định là Nhà nước phải nuôi những đơn vị nghệ thuật truyền thống như những bảo tàng nghệ thuật sống. Hiện nay Nhà nước vẫn “nuôi” nhưng chỉ với danh nghĩa tài trợ, cho nên những đơn vị nghệ thuật nay phần nhiều sống vất vưởng và do vậy không hấp dẫn lớp trẻ đầu quân. Nhìn sang thế giới, các đơn vị nghệ thuật, các chương trình biểu diễn nhạc cổ điển, ba lê, opêra… đều được các nước tài trợ, vì không địch nổi với trào lưu âm nhạc mới, như rock, pop, ráp…
Rồi kịch Nô, kinh kịch… cũng dược Nhật Bản, Trung Quốc “nuôi” để phục vụ chủ yếu cho khách nước ngoài, những người có nhu cầu nghiên cứu và thưởng thức. Trở về với các đơn vị nghệ thuật truyền thống trong nước, Nhà nước “nuôi” nhưng phải có chọn lọc. Tức là chỉ những đơn vị nghệ thuật thực sự có tính chuyên nghiệp, có trình độ nghệ thuật cao mới được tài trợ.
Vẫn phải có mục tiêu, yêu cầu cụ thể… nhưng phải tạo điều kiện cho các nghệ sĩ của các đơn vị nghệ thuật này sống được đoàng hoàng bằng nghề. Tránh tình trạng hiện đang phổ biến ở không ít nơi là đơn vị nào cũng được tài trợ, nhưng không đơn vị nào sống được bằng nghề.
Cùng với đó phải phát triển phong trào tìm hiểu nghệ thuật truyền thống, nuôi dưỡng phong trào sân khấu học đường (có thời gian phát triển rất tốt). Bởi nghệ thuật sân khấu truyền thống (đặc biệt là sân khấu tuồng) đòi hỏi người xem phải có trình độ, có hiểu biết nhất định mới thưởng thức được, mới thấm thía cái hay của vở diễn, ở không ít trường hợp, khán giả không thấy hay, không thích xem bởi họ không hiểu hết, không được trang bị những kiến thức tối thiểu.
Sự khúc mắc của nghệ thuật truyền thống khi đến với khán giả hiện nay là ở đó và sự hấp dẫn với khán giả hôm nay cũng là ở đó. Người xưa đã nói “nghề chơi cũng lắm công phu”, chúng tôi nói thêm, nghề thưởng thức cũng phải công phu. Để chuẩn bị cho một thế hệ nghệ sĩ mới, thế hệ khán giả mới, thiết nghĩ nghệ thuật truyền thống cần phải được dạy và học bài bản trong nhà trường phổ thông. Điều này chúng ta đang rất thiếu và yếu.
Theo Trần Bảo Hưng - ĐĐK
Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội rất lớn để xây dựng Huế trở thành một đô thị lớn với đầy đủ tầm vóc, tính chất sánh ngang tầm với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thời buổi internet thật tuyệt vời, nói vui theo “teen” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” thì quả là “tiện ích như cú hích”. Với nhà văn, tác phẩm viết ra xong không nhất thiết phải in thành sách, cứ post lên blog cũng có hàng nghìn hàng vạn bạn đọc truy cập, rồi cư dân mạng khắp nơi trên thế giới cập nhật thông tin, coppi, comment bày tỏ quan điểm, phô bày xúc cảm ngay, vui ra phết, chí tình ra phết.
Ngày nay, khi văn học không hoàn toàn bấu víu vào những đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì thế giới trong văn chương trở thành những thế giới ảo, dung chứa tất cả những lệch pha và ngụy tạo so với thế giới khách thể. Người sáng tạo cũng từ đó ý thức được sức mạnh trong việc cách tân bút pháp và thay đổi cảm quan trong thế giới chữ của mình.
NGUYỄN VĂN TOÀN
Té ra, cái thời nhân dân lao động làm chủ xã hội đã… xưa rồi Diễm. Và rằng, ở thời điểm hiện nay, VIP đã là một phần tất yếu của cuộc sống. Và họ cũng được dân gian nhìn nhận là những ông vua “con” ở cõi nhân tình thế thái khi sở hữu đầy ắp bao cơ man đô la và vàng bạc.
Huế là thành phố sông ngòi chằng chịt, từ sông đến đầm phá và biển. Đặc biệt, sông Hương và hệ thống thủy đạo kinh thành Huế cũng như các cồn bao quanh kinh thành phần lớn là hình ảnh mang tính biểu tượng của Huế, là một trong những cảnh quan chính của thành phố. Một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sông nước và lịch sử thành phố có khả năng tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo cho Huế, mở ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cũng như cải thiện cuộc sống người dân dọc hai bên bờ sông.
Tri thức vốn dĩ là tài sản chung của nhân loại. Tri thức là cái kho học thuật vô giá mà mỗi con người cần được trau dồi để bảo đảm vai trò, chức năng của mình trong xã hội.
Việc đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề nghị Quốc hội nên có Luật Từ chức (17/11) khiến dư luận xã hội có những phản ứng trái ngược nhau trong mấy ngày trở lại đây.
Việt Nam đang đứng trước con đường có khá nhiều chông gai và nhiều thử thách. Hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam cần nhiều sự đổi mới để tiếp tục phát triển.
Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.
I. Ba bước chuyển hệ hình trong văn học Việt Nam và vai trò của các nhà văn trẻ
SHO - Có cảm giác như xã hội đang mặc nhiên coi chuyện chạy điểm cho con em, chạy theo thành tích cho học trò lâu ngày đã thành thói quen khó chữa khiến người ta quên rằng lòng tự trọng, lòng nhân ái là cao hơn hết và cần có mặt hơn hết! Có phải người ta đã quên đi lòng tự trọng, lòng nhân ái cần có hay không? Tôi không bi quan đến mức nói rằng người ta đã quên nhưng quả thật không thể dửng dưng trước câu hỏi đó.
Bài viết này có thể gọi là sự nối tiếp bài " Các cây viết trẻ Việt liệu đã thua trên sân nhà? " cách đây không lâu của tôi. Tôi viết bài tiếp theo này là vì ở bài viết trước có nhiều ý kiến thảo luận của người đọc đã mở ra cho tôi những cách nhìn sâu rộng khác hơn về chủ đề đã nói trong bài viết trước.
LTS: Tình cờ trong lúc lang thang trên mạng, SHO đã đọc được bài viết này trong một blog. Thiết nghĩ đây cũng là vấn đề nảy sinh thực trạng đáng buồn giữa các nhà văn trẻ và các nhà xuất bản, SHO đăng tải để chúng ta cùng cận cảnh...
Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà quê mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây giờ, gió đã chuyển mùa, để rồi chiều nay khi lang thang trên con đường xứ sở, con chợt thảng thốt nhận ra rằng chỉ còn vài ngày nữa thôi, mùa Vu lan sẽ lại về. Nhanh thật đó!
Với đặc thù của môn Lịch sử ở bậc THPT, những câu hỏi mang tính khái quát về tiến trình lịch sử sẽ có giá trị hơn nhiều so với những câu hỏi đi quá sâu vào tiểu tiết mà chúng ta vẫn gặp trong các đề thi Lịch sử hiện nay và kết quả thi nhiều khả năng sẽ tốt hơn.
Dễ ai quên câu hát: “Trời sinh voi trời không sinh cỏ, Thượng đế buồn Thượng đế bỏ đi”.
Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo(người nắm quyền cai trị) và người dân (kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua, quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.
Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.
Bán bà con xa mua láng giềng gần, điều đó đúng trong trường hợp người láng giềng có đủ nhân cách và mức độ tự tin để chúng ta làm được điều đó.
Báo chí trong tháng 5.2011 vừa qua trong rất nhiều thông tin đời sống xã hội, có nêu những vấn đề nổi cộm khiến cho nhiều người cầm bút phải suy nghĩ.