Day dứt

15:07 17/05/2010
THI HOÀNG         (Trích trường ca "Oẳn tù tì, ra...")

Day dứt


Trời không mưa hay trời chưa mưa?
Ồ, ta lại gặp tiếng ồ như người quen trong cuống họng
(Thì ra bấy nay mình ao ước cũng nhiều)
Vậy mà nó chối rằng chẳng quen biết gì ta
Nó nhảy khỏi miệng mình rồi lạ hoắc mong mưa
Nó... nó... nó... nhấm mồ hôi ta từng giọt
Ai đấy bảo rằng mồ hôi như mưa
Bao ao chuôm thông tin rót đầy lên một thứ nước giả vờ
Trên đó bơi rất nhiều những con vịt hớn hở
Tiếng ồ thấm mồ hôi đã nhận ra gốc rễ của sự thớ lợ
Mọc rất sâu vào nỗi đợi chờ
Làm sao ta đánh lừa được những giấc mơ
Chỉ giấc mơ đánh lừa ta, tam phen tứ phen vẫn còn sốt sắng
Con chuồn chuồn đậu cành khô như hóa thành nhựa cứng
Trời chưa mưa hay trời không mưa?
Kiến đen kiến vàng kéo những dòng thơ
Đi nham nhở trong buổi trưa vàng mã
Vật lý trạng thái đứng khắp đầu đường xó chợ
Nỗi tức giận không mất đi, chỉ biến từ dạng này sang dạng khác
Những cái mả triết học
Nung nấu dưới nắng thiêu
Chợt nghĩ ra một vấn đề xương cốt
Muốn không chết, muốn bất tử thì đầu tiên là phải... chết
Cóc khô gì không nghiến răng nên toàn mưa lễ nghi
Cửa sông cạn như cái nách chua lòm gí vào mũi châu thổ
Tóc rụng hói sọ ra ở phía chân trời
Cái sọ muốn kêu vang mà chẳng ai buồn gõ
Những cái miệng thoái hóa nhanh thành mỏ
Rỉa xác xơ những lời của nhau
Trời không mưa hay trời chưa mưa? 
Câu hỏi trát kín các kẽ hở
Rang khô thêm những khó khăn
Những bước chân hạ thổ
Đi mãi không qua nỗi day dứt  của mình !
 ...

(138/08-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.

  • LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.

  • THANH THẢOKhối vuông ru-bích

  • Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng

  • ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm

  • Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm

  • Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan

  • NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng

  • LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại

  • LƯU TRỌNG LƯCó những vườn

  • NGUYỄN VĂN DINHCây Huế Trong vườn Bác

  • Văn Lợi - Tôn Nữ Thu Thủy - Võ Quê - Phạm Hữu Xướng

  • LTS: Trần Thị Hiền sinh ngày 4-9-1955 tại Bình Trị Thiên. Chị là cây bút nữ có nhiều triển vọng. Thơ Trần Thị Hiền hồn hậu, trong sáng, tinh tế. Chị là người viết nhiều về đề tài lâm nghiệp. Trong hai cuộc thi của Bộ lâm nghiệp, Trần Thị Hiền hai lần được trao giải thưởng.

  • LÊ VĂN NGĂNNgười phu xe, từ biệt

  • TRỊNH QUANG QUỲNHBài thơ người tìm hạt giống

  • Huy Cận - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Hải Sâm - Lâm Hồng Tú

  • TRƯƠNG ĐĂNG DUNGGiấc mơ của Kafka

  • Nguyễn Minh Khiêm - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Ngô Thị Thục Trang - Trần Văn Lợi - Từ Hoài Tấn - Hoàng Xuân Thảo - Ngô Kim Đỉnh