Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Các nhà khoa học cho rằng không nên xóa bỏ môn Lịch sử.
Bộ GD&ĐT luôn luôn giải thích rằng không bao giờ bỏ môn Lịch sửmà hơn thế nữa rất coi trọng môn học này. Nhưng trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT dự kiến tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc. Với cách xây dựng chương trình như hiện nay, tức là đưa môn Lịch sử vào các môn tích hợp, không còn môn Lịch sử.
PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Ths Trần Trung Hiếu – Giáo viên Sử Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An - Người có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Lịch sử cho các học sinh, để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ths Trần Trung Hiếu cho biết: “Tôi hoàn toàn phản đối “dạy học tích hợp” và môn Sử bị “tích hợp” với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc.
Đó là một việc làm không giống ai và ở những nền giáo dục tiên tiến họ cũng không làm thế. Tôi và tuyệt đại đa số giáo viên Sử phổ thông luôn giữ nguyên ý kiến: Môn Sử phải là môn học bắt buộc và độc lập trong chương trình trung học phổ thông như nó đã từng thế”.
Tất cả các giáo viên Sử tâm huyết, có lương tri và trách nhiệm đã, đang và sẽ phản đối đến cùng cái Dự thảo quá bất cập và bất ổn này của Bộ GD&ĐT. Các GS, TS, chuyên gia đầu ngành trên toàn quốc đã đồng loạt phản ứng về Dự thảo và vấn đề “tích hợp” và chúng tôi – những giáo viên dạy Sử xin khẳng định rằng: Chúng tôi không thể dạy được kiểu “tích hợp như thế!
Xét về thực tiễn thì nó chưa xảy ra vì Dự thảo vẫn đang là “Dự thảo” nên chưa thể khẳng định học sinh sẽ tiếp thu kiểu dạy “tích hợp” như thế nào. Nhưng, đa số học sinh phổ thông mà chúng tôi đã từng hỏi đều không muốn môn Sử được “tích hợp” với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc”, Ths Trần Trung Hiếu chia sẻ.
![]() |
Ths Trần Trung Hiếu |
Tuy nhiên, Ths Trần Trung Hiếu cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Mấy tuần qua, môn Sử là môn học luôn “nóng” trên các phương tiện truyền thông và các trang mạng xã hội. Điều đó cũng đủ để hiểu rằng, dư luận xã hội rất quan tâm, lo lắng đến môn Sử và Lịch sử. Đó là tín hiệu đáng mừng trong cái đáng thất vọng về cách hành xử của Bộ GD&ĐT khi xem Lịch Sử không còn tên là một môn học độc lập trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Trong giai đoạn khi mà vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng, môn Sử không những không được chú trọng mà đang bị Bộ GD&ĐT từng bước “khai tử” khỏi trường học thì đó càng là điều không thể chấp nhận được. Môn Sử là một môn học mang tính đặc thù và đặc biệt. Đây cũng là môn học nắm giữ lợi thế tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc giáo dục lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc.
Sẽ vô cùng nguy hiểm khi môn Sử bị bỏ rơi, những thế hệ giữ vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước sẽ không hiểu tất cả những gì mà tổ tiên, cha ông họ đã đổ mồ hôi, công sức và cả máu xương để có được giang sơn gấm vóc làm nên hình hài Tổ quốc hiện nay. Họ sẽ lấy gì để kế thừa và phát huy sức mạnh để bảo vệ và giữ gìn cái mà cha ông họ đã tạo dựng?”.
“Tôi thẳng thắn khẳng định rằng: Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó là chưa từng xảy ra và nếu điều đó xảy ra, đây là một trong nhưng sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!
Trước tình trạng rất bất ổn này của Bộ GD&ĐT, cá nhân tôi đã, đang và sẽ góp ý một cách thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật để nói rõ sự thật trên tinh thần xây dựng của một giáo viên phổ thông trên tất cả các phương tiện truyền thông đối với những người, những cơ quan có trách nhiệm. Đổi mới là tốt, nhưng không có nghĩa bê một cái gì đó xa lạ từ nước ngoài để “nhào nặn" ra một sản phẩm chẳng giống ai”, Ths Trần Trung Hiếu tâm sự.
![]() |
Thầy Trần Trung Hiếu chụp ảnh lưu niệm với các học sinh. |
Theo Ths Trần Trung Hiếu, hiệu quả thì chưa thấy nhưng Bộ GD&ĐT đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ các giáo viên phổ thông đến các chuyên gia, các giảng viên đại học, từ người học đến người dạy, người nghiên cứu, từ những người trong ngành đến những người "ngoại đạo” có lương tâm, có trách nhiệm đối lịch sử và môn Sử.
"Tôi vẫn luôn giữ quan điểm của cá nhân tôi: Môn Sử phải là môn bắt buộc và độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông. Bộ GD&ĐT hãy dũng cảm và thành thật đón nhận tất cả các ý kiến góp ý, phản biện để sai đâu sửa đó, thậm chí hủy bỏ khi không thể tìm thấy sự đồng thuận của số đông".
Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 1975; đặc biệt là sau tiến trình đổi mới đất nước năm 1986, văn học TPHCM có những bước phát triển rất ngoạn mục.
Hôm nay là Ngày Dân số Thế giới - ngày để chúng ta nhìn nhận những vấn đề liên quan tới dân số toàn cầu. Trong vô vàn những vấn đề trọng đại, nghèo đói là một vấn đề gây nhức nhối nhất.
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc'
Tiểu thuyết ngôn tình hiện là “đặc sản” của văn học mạng Trung Quốc. Các nhà giáo dục cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình hiện nay quá… “sến sẩm”, siêu thực, khiến độc giả dễ có cách nhìn sai lệch về tình yêu và cuộc sống.
Sau 12 năm chờ đợi, Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể mới được Chính phủ ký ban hành, nhưng còn ý kiến trái chiều xung quanh tính khả thi, động lực đối với hàng ngàn nghệ nhân.
Hẳn có nhiều người luôn thắc mắc rằng - Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm? Và giới hạn nào cho sự giàu có của một đời người? Phải chăng, hạnh phúc là phải đi đôi với sự giàu có và ngược lại?
Người phụ nữ Úc có tên Turia Pitt là một trong những người phụ nữ dũng cảm và đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, đó là lời bình luận của tờ tạp chí dành cho phụ nữ Úc - Women’s Weekly. Trong số ra tháng 6 của tờ tạp chí bán chạy nhất nước Úc, Turia Pitt đã dũng cảm xuất hiện trên trang bìa.
Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân.
Trò chuyện về các xu hướng của ngành xuất bản Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT AlphaBooks, cho rằng cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa của nhà nước và cả xã hội để thúc đẩy sự phát triển của tri thức, như vốn ODA hay các nguồn đầu tư khác cần được dành cho ngành xuất bản.
Dư luận nóng lên quanh thông tin hơn 10 nghìn tỷ đồng chi cho đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020”. PV trao đổi với ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL.
Hiện thực xã hội tăng tốc nhanh đến mức, không ai tưởng tượng nổi trong kỳ thi quốc gia lấy bằng tốt nghiệp cho 12 năm học, cả phòng thi môn Lịch sử lại chỉ có…1 thí sinh. Phục vụ thí sinh duy nhất ấy là cả một hội đồng thi ngót 20 con người cùng một rừng phóng viên tò mò săn đón. Những phòng thi môn Sử 1 người ấy đã đi vào…lịch sử!
Liệu với 2 mức đầu tư cho con người như đề án, đến năm 2030, chúng ta có đội ngũ sáng tác, sản xuất mạnh trong khu vực Đông Nam Á và châu Á?
Đình làng là kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt từ hàng trăm năm trước. Không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, đình làng còn là nơi chứng kiến những hoạt động văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi gắn kết và biểu lộ đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Triển lãm về nghệ thuật chạm khắc của đình làng Việt Nam đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1).
Được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới năm 2011, và dù tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành Kế hoạch quản lý cho di sản từ năm 2010 thế nhưng cho đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ vẫn còn bất cập.
Lò gốm cổ Hưng Lợi - được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia năm 1998 - nay chỉ còn là bãi rác.
Trong bức thư tâm huyết gửi tới VietNamNet, PGS Dương Quốc Việt, Bộ môn đại số- Khoa toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đề cập tới thói quen ru ngủ, tự đánh lừa mình và dẫn tới tha hóa trong giới nghiên cứu. Để có thêm một góc nhìn của người trong cuộc, VietNamNet giới thiệu bức thư này.
Ở phía Bắc, trường quay Cổ Loa được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trước đây, khi xây dựng phim trường Cổ Loa, các cơ quan quản lý cũng tưởng rằng ngoài việc phục vụ cho các đoàn làm phim, phim trường sẽ trở thành một địa chỉ tham quan du lịch kết hợp nhiều dịch vụ khác.
Chi hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử, Bạc Liêu nay kêu không còn tiền làm đường, kéo điện cho dân.
Ở thời điểm này, có thể rất nhiều người đang muốn hỏi một câu: Bộ trưởng Y tế của các quốc gia trên thế giới thường từ chức vì lý do như thế nào?
Việt Nam cũng có sự “phân biệt chủng tộc”. Báo chí nước ngoài bảo vậy. Cái “chủng tộc” ở đây được phân định bằng hộ khẩu.