TRẦN NGUYÊN HÀO
Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.
Báo Quốc hội đưa tin về Tổng tuyển cử năm 1946. Ảnh Tư liệu
1. Quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc thực hiện Tổng tuyển cử, bảo vệ nền độc lập, xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến của chế độ mới
Trong Tuyên ngôn độc lập, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định địa vị hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, chỉ với sự ra mắt của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ cần phải có một nhà nước hoàn toàn hợp pháp, hợp hiến được xây dựng trên cơ sở một bản hiến pháp dân chủ và được nhân dân bầu ra mới có vị thế và sức mạnh để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bảo vệ nền độc lập tự do và thành quả cách mạng; đồng thời thực hiện quyền dân chủ và đưa lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân. Vì vậy, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”(1). Sắc lệnh số 14/SL về việc tổ chức Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân Đại hội (Quốc hội) ký ngày 8/9/1945 đã thể hiện rõ thêm quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thực hiện gấp rút việc tổng tuyển cử để bảo vệ nền độc lập, khi nêu rõ: “Xét trong tình thế hiện giờ sự triệu tập quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống ngoại xâm”.
Để đưa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời còn non trẻ thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” do thù trong giặc ngoài, “giặc đói”, “giặc dốt, nền tài chính đất nước kiệt quệ, các hủ tục mê tín, lạc hậu, các tệ nạn xã hội..., cùng với sự kiên quyết vạch trần và chống lại các hành động phá hoại của các thế lực thù địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, Chính phủ lâm thời đã thực hiện sách lược hòa hoãn, nhân nhượng sáng suốt, mềm dẻo, linh hoạt trong đối ngoại để tạo điều kiện chuẩn bị cho Tổng tuyển cử. Người đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà… Do Tổng tuyển cử mà bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân. Vậy nên khẩu hiệu cuộc Tổng tuyển cử thứ nhất của nước Việt Nam ta phải là: Kháng chiến đến cùng để hoàn toàn độc lập!”(2). Trong tư duy chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức càng sớm càng tốt Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để lập nên Quốc hội, từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan nhà nước hợp hiến, thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân thì nước ta mới có cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng Minh, mới có quan hệ quốc tế bình đẳng, mới thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng thông lệ của một Nhà nước pháp quyền hiện đại. Từ đó mới có nền tảng vững chắc để bảo vệ vững chắc nền độc lập và xây dựng, phát triển chế độ dân chủ mới.
2. Các sắc lệnh về bầu cử do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho thành công của Tổng tuyển cử
Ngày 08/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14-SL quy định sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Sắc lệnh ghi rõ: Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân Đại hội ngày 16 - 17/8/1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân Đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên. Sắc lệnh đã khẳng định yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử, đồng thời khẳng định chúng ta có đủ cơ sở pháp lý, điều kiện khách quan và chủ quan để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đó.
![]() |
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ hai (28/10-9/11/1946) bầu ra. (Nguồn Tư liệu TTXVN) |
Tiếp đó, ngày 26/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành các sắc lệnh: Sắc lệnh số 39-SL về thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/10/1945 quy định “Thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải thực hiện theo lối phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín”(3); Sắc lệnh số 71-SL và Sắc lệnh số 72-SL để bổ khuyết Sắc lệnh số 51-SL về thủ tục ứng cử và bổ sung số đại biểu bầu cho một số tỉnh. Trong các văn bản trên, các quy định cơ bản về nguyên tắc bầu cử đã được thể hiện rất rõ. Cụ thể là: Nguyên tắc bầu cử phổ thông đầu phiếu: Điều 1 Sắc lệnh số 71-SL quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền bầu cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường”. Nguyên tắc này cũng quy định rõ việc bầu cử đối với người nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam; quyền bình đẳng nam, nữ trong bầu cử, ứng cử và địa bàn bầu cử theo phương thức: mỗi người chỉ được bầu cử, ứng cử ở một nơi nhất định.
Điều 31 Sắc lệnh số 51-SL (phần “Thể lệ Tổng tuyển cử”) đã nêu rõ nguyên tắc bầu cử trực tiếp: khi bầu cử, “mỗi cử tri phải thân hành đi bầu, không được ủy quyền và cũng không được bầu bằng cách gửi thư”, nhằm chống gian lận và lợi dụng kẽ hở để chống phá của các thế lực phản động, thù địch. Để động viên nhân dân trực tiếp đi bầu cử, trong “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu” (ngày 05/01/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày mai, dân ta tỏ rõ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: về mặt quân sự thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu để chống quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn”.(4)
Nguyên tắc bỏ phiếu kín cũng được thể hiện tại các Điều 36 và 38 của Sắc lệnh số 51-SL, nhằm bảo đảm bí mật, an toàn và sự tự do cá nhân trong bầu cử của các cử tri. Trong đó, đối với những người không biết chữ, Sắc lệnh 51-SL chỉ rõ: Ban phụ trách ở các điểm bầu cử phải lập tổ ba người để giúp cử tri thực hiện quyền bầu cử theo quy trình: một người viết giúp, hai người kiểm tra. Sau đó, tổ này phải tuyên thệ trước cử tri đó rằng, đã viết đúng theo ý nguyện của họ và sẽ tuyệt đối giữ bí mật về điều đó (Điều 36 - 38 Sắc lệnh số 51-SL).
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp vận động nhân dân thực hiện quyền bầu cử một cách tích cực, hiệu quả
Cùng với việc tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức Tổng tuyển cử và chỉ đạo Tổng tuyển cử thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Tổng tuyển cử. Ngày 31/12/1945, trên bài báo đăng trên báo Cứu quốc số 130, Người kêu gọi: Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nhà nước. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Một ngày trước khi Tổng tuyển cử diễn ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn thể đồng bào quốc dân đi bỏ phiếu với lời lẽ giản dị, xúc động: “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình (…). Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”(5). Lời kêu gọi trên của Người rất tự nhiên đã lay động con tim của quốc dân, đồng bào, khích lệ, động viên mỗi người đi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân với sự vui vẻ, hứng khởi cao. Và trong ngày 06/01/1946, đã có trên 90% người dân đi bầu của Quốc hội.
Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946, với tư cách là ứng cử viên có uy tín cao tại thời điểm bầu cử; với uy tín rất cao tại thời điểm bầu cử nhưng khi 118 vị chủ tịch UBND và tất cả các đại biểu làng xã tại Hà Nội đề nghị Bác “miễn phải ứng cử” và suy tôn Người làm Chủ tịch vĩnh viễn nhưng Bác đã từ chối. Đáp lại nguyện vọng trên, Người đã gửi thư trả lời đồng bào như sau: “Tôi rất cảm động được đồng bào quá yêu mà đề nghị: tôi không phải ra ứng cử, đồng bào các nơi khắc cử tôi vào Quốc hội. Nhưng tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên tôi không thể vượt qua khỏi thể lệ của Cuộc Tổng tuyển cử đã định”.(6)
Bảy mươi lăm năm đã trôi qua nhưng những tư tưởng về chế độ bầu cử dân chủ nói riêng, về xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ nói chung thể hiện qua các sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành và qua các bài viết, bài nói của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
T.N.H
(SHSDB41/06-2021)
----------------------------------
(1), (2), (5), (6) Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG-ST, H.2011, t4, tr.7, tr.153, tr.166-167, tr.71
(3) Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Phông Phủ Thủ tướng. Hồ sơ 01, tờ 51.
(4) Bác Hồ và Quốc hội khóa I. http://daidoanket.vn
THÁI VŨ
Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.
TỪ HỒNG QUANG
Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.
ĐÔNG HÀ
Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền…
HÀ KHÁNH LINH
Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.
TRẦN NGỌC TRÁC
Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!
PHI TÂN
1.
Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.
PHẠM PHÚ PHONG
Hồi ức làm ta muốn khóc...
(Vasiliev)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.
HÀ KHÁNH LINH
Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.
NGUYỄN THỊ TÂM HẠNH
(Dẫn liệu từ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay [1932 - 1940])
HÀ LÂM KỲ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)
DƯƠNG PHƯỚC THU
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
DƯƠNG HOÀNG
BỬU Ý
Ngược dòng thời gian, nhẩm tính lại, tôi gặp Nguyễn Đức Sơn lần đầu tiên lúc nào? Chắc hẳn là dịp tôi làm thư ký tòa soạn cho tạp chí Mai.