Đào Tấn - Ảnh: internet
HƯƠNG GIANG THỦY HỮU SỞ KÝ Cộng thức Hương Giang thủy Vô nhân thức thủy hương Nguyệt lương thiên vị hiểu Giai minh (dánh) dữ quân thường Dịch thơ: CÓ ĐIỀU NHẮN GỬI DÒNG SÔNG HƯƠNG Nào ai biết hương nước Dù biết nước sông Hương Trăng sáng trời chờ sáng Pha chàng ấm trà ngon QUÁ KIM LONG DỊCH (Từ) Lãng tích niên niên thán vị thân Trùng quá Kim Long dịch Ức đồng du Thùy dương hà xứ hệ biên chu Hương giang thủy Y cựu hướng đông lưu Tịch mịch chuyển thiêm sầu Nhàn âu tùy lãng ánh Tự du du Tà dương tận xứ viễn sơn phù Tây phong lý Vô số lục hoa thu Dịch theo nguyên điệu: QUA TRẠM KIM LONG Bước chân phiêu bạt vẫn chưa thôi Trạm Kim Long lại đến Nhớ bạn đời Đâu cành liễu rũ buộc thuyền côi Nước sông Hương Vẫn mãi chảy về đông Lặng lẽ, sầu không vơi Chim âu nương ánh sóng Mãi mù khơi Bóng chiều thăm thẳm, núi xa vời Gió tây thổi Hoa nội nở đầy trời GIANG TRUNG VŨ Hương giang giang thượng phùng thu vũ Phà tản già đầu quá dã kiều Thử cảnh thở thời thùy hội đắc Thanh như song hạ thính ba tiêu Dịch thơ: GẶP MƯA GIỮA SÔNG Qua sông Hương gặp cơn mưa Cầu tre vội bước dù thưa che đầu Cảnh tình ai thấu cho nhau? Nghe như bên cửa tiếng tàu chuối khua (Nguyễn Khuê dịch) QUA HẢI VÂN Hải Vân quan thượng ngọ phong vi Tế vụ hàn yên bạn khách y Hô hấp vạn sơn thanh lãnh khí Trường an gia cận hải huề qui Dịch nghĩa: QUA ĐÈO HẢI VÂN Trên đỉnh Hải Vân gió trưa thoảng nhẹ Khói lạnh cùng sương vây như bận bịu áo kẻ qua đường Mặc sức mà hít thở không khí trong lành của muôn núi Trường an, nhà gần đó, cùng dắt nhau về KINH SƯ ĐẮC GIA THƯ Giang thủy tam thiên lý Gia thư thập ngũ hàng Hàng hàng vô biệt ngữ Chỉ đạo tảo hoàn hương Dịch thơ: Ở KINH ĐƯỢC THƯ NHÀ Sông nước ba ngàn dặm Thư nhà mươi lăm hàng Lời lời chẳng chi khác Chỉ nói sớm hoàn hương (Xuân Diệu dịch) VÔ ĐỀ Tiên đế ủy vi kim nhật dụng Cô thần hoàn tác cố sơn mưu Cân xa yểu điệu trường an cận Ưng trưởng hoa phong chúc miện lưu Dịch nghĩa: KHÔNG ĐỀ Vua trước có ý để hôm nay dùng vào việc nước Nhưng kẻ làm tôi này ngược lại cứ toan tính chuyện về quê Bọn quan trường hèn nhát lẩn quẩn mãi ở kinh đô Phải giải chiêu tập nhân tài mới mong thạnh trị ĐẮC TRIỆU HỒI KINH Tái đáo Hoàn Thành kim kỹ Xuân Giang sơn phong nguyệt cửu tương thân Thông thông hưu hướng ngọc kinh khứ Tàm quí nhân hổ đế cựu thần Dịch thơ: ĐƯỢC TRIỆU VỀ KINH Trở lại Hoàn Thành đã mấy xuân Núi sông trăng gió luống quen thân Giờ ta phải vội về kinh ngọc Thẹn lắm ai ơi, tiếng cựu thần. ĐẮC QUI, THƯ THỬ LƯU ĐƯƠNG BIỆT GIẢN Hồng nhẫn du quan tứ tải trì Tân thu nhất dạ phú hoài qui Ly đình khẳng khái tiên ưu tửu Hành lý trân tàng mật tuyến y Viên thất hoa tình thiên thước hỷ Tùng giang phong tế ức lư phì Cố hương tiên quá trường an lộ Mộng đối quân thiều nhập trúc phi Dịch thơ: ĐƯỢC VỀ HƯU VIẾT BÀI NÀY GỬI BẠN BÈ CÒN Ở LÀM QUAN Cách nhau đã bốn năm chầy Non hồng cảnh cũ còn ghi nỗi niềm Đầu thu hoa rụng nửa thềm Thơ hưu trằn trọc suốt đêm mỗi mình Thế là rày đã dứt tình Tiên ưu cạn chén, ly đình tiễn nhau Hành trang, biết xếp ngăn nào Áo khâu nhặt mũi mẹ bao mong chờ Hoa vườn lặng ngóng tin thơ Tiếng con chim khách líu lo bên hè Sóng Tùng thoảng ngọn gió quê Khiến ai nhớ gỏi cá mè, bỏ quan Nước non xa mấy dặm ngàn Hồi hương trước phải đi ngang kinh thành Quẩn quanh cái mộng thanh bình Về nơi cửa trúc mộng mình mình mang. (Vũ Ngọc Liễn và Thanh Hiện) (6/4-84) |
FAN TUẤN ANH
VĨNH NGUYÊN
MAI VĂN HOAN
ĐÔNG HÀ
PHAN LỆ DUNG
PHAN ĐẠO
ĐỨC SƠN
Trần Hoàng Phố - Tuệ Lam
TRẦN VÀNG SAO
LÊ TẤN QUỲNH
TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG
NGUYỄN KHẮC THẠCH
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
ĐỨC SƠN
Nếu nhiếp ảnh là khoảnh khắc cái nhìn bên ngoài sự vật, thì thơ ca là khoảnh khắc cái nhìn bên trong. Tưởng đó là một bước thế nhưng đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh phải mất đến mấy mươi năm mới bước sang. Vào tuổi 60 anh mới in tác phẩm thơ đầu tiên “Vỡ bóng lia thia”. Nhân dịp này Sông Hương giới thiệu chùm thơ của anh; xem như đó là một nỗ lực hướng tới nghệ thuật thi ca của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh.
Phạm Tấn Hầu giới thiệu
HỒNG NHU
Thiệp Đáng tên thật Nguyễn Hùng, sinh ngày 1-6-65 tại Huế. Làm thơ từ năm 78. Bài thơ đầu tiên của Đáng in trên SH số 2, trong Trang Thiếu Nhi. Anh còn quá nhiều thời gian trong cuộc hành trình thơ ca của mình.
NGÔ KHA
Trích
Cách đây chừng một tháng, nhà văn Nhất Lâm có trao cho tôi một tập thơ với khoảng 40 bài để gửi gắm tôi lựa chọn in tập thơ “cuối đời” (theo cách nói của ông). Chưa kịp thực hiện việc này thì ông đã qua đời trong một cơn đau tim. Như một nén nhang thương tiếc vọng về Người - Bạn - vong - niên - của - nhiều - thế - hệ, tôi xin rút trong tập này 03 bài thơ tứ tuyệt trong số những tác phẩm thơ cuối cùng của Nhất Lâm để giới thiệu cùng bạn đọc.
Hải Trung giới thiệu