Tối nay (25.1), vào lúc 20 giờ 5 phút, bộ phim tài liệu 12 tập “Mậu Thân 1968” sẽ lên sóng VTV1. Đạo diễn Lê Phong Lan đã trò chuyện với báo giới về quá trình thực hiện bộ phim.
Thưa chị, làm phim tài liệu lịch sử là một lĩnh vực khó, đòi hỏi tâm huyết, công phu và tiền bạc. Chị đã từng nhiều năm trong nghề với một loạt phim gây tiếng vang như “Huyền thoại về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn”, “Đi giữa kẻ thù”, “Con đường bí ẩn”, “Hiệp định Paris 1973” và giờ đây là “Mậu Thân 1968”, vì sao chị lại chọn con đường này?
- Bởi vì tôi yêu lịch sử dân tộc mình, càng tìm hiểu thì tôi càng thấy cha ông mình vĩ đại. Lịch sử là vấn đề quan trọng của nước nhà, nếu bạn hướng tâm vào đó, bạn sẽ thấy nó vô cùng hào hùng, những mất mát lớn lao, những hy sinh vô bờ bến... Khi tôi hiểu rõ lịch sử dân tộc tôi, tôi sẽ kiêu hãnh hơn về quá khứ của ông cha mình và có thêm can đảm để bước tới tương lai. Tôi làm phim với sự thôi thúc của lương tâm, phải nói ra sự thật.
12 tập phim “Mậu Thân 1968” đã nói hết những gì chị muốn chuyển tải hay chưa?
- Nếu tôi được nói hết, tôi muốn làm tới 50 tập phim, bởi tôi đã gắn bó với phim này 10 năm nay, phỏng vấn hàng trăm nhân chứng ở nhiều phía, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Mỹ, Việt Nam cộng hòa, đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ. Tiếc là điều kiện tài chính có hạn, nên phim chỉ gói gọn trong 12 tập. Những nhân chứng tôi từng phỏng vấn, khá nhiều người trong số họ đã khuất núi rồi, họ đem theo một phần lịch sử của dân tộc này.
Tôi phải cảm ơn tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, ông đã động viên tôi phải làm phim về Mậu Thân 1968, vì không có gì nhạy cảm hết. Nếu không có cuộc tổng tiến công đã làm tổn thất rất nhiều lực lượng của quân đội ta này, sẽ không bao giờ có việc Mỹ ngồi vào bàn ký Hiệp định Paris 1973, không bao giờ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
Phim tài liệu lịch sử cần nhất là sự thật, chị có đảm bảo phim mình sẽ công bằng với tất cả các bên hay không?
- Tôi phải công bằng chứ, vì đó là nghề nghiệp và thanh danh của tôi. Tôi đặt tinh thần dân tộc lên hàng đầu. Tất cả những thông tin mà các nhân chứng cung cấp cho tôi, tôi phải kiểm chứng, đối chất kỹ lưỡng để tìm ra sự thật. Có vị chỉ huy sư đoàn nói với tôi là ông nằm trong cánh quân phía Bắc tiến vào Huế 1968, nhưng khi đối chất với những nhân chứng khác, tôi thấy thông tin của ông hoàn toàn không chính xác, ông chỉ thuộc cánh quân vòng ngoài thôi. Trong các bộ phim các nước đã từng làm về Mậu Thân 1968, tôi đánh giá cao cách nhìn nhận của người Mỹ về sự kiện Mậu Thân 1968, năm nào họ cũng làm phim, đưa ra những số liệu chân thực nhất, phân tích thấu đáo thất bại của họ.
Chị muốn chia sẻ điều gì với khán giả thông qua bộ phim này?
- Tôi chia sẻ hết những thứ tôi có, đó là một câu chuyện thấm đẫm xương máu hy sinh và những mất mát ở Huế mùa xuân năm 1968. Bom đạn, pháo Mỹ từ Hạm đội 7 ngoài khơi Thái Bình Dương bắn vào, 80% thành Huế đổ nát và bị san phẳng như một bãi chiến trường, nhưng tuyệt nhiên, không có một vụ thảm sát nào do quân đội phía ta gây ra như một tiểu thuyết tâm lý chiến của phía Việt Nam cộng hòa đã dựng lên. Nhiều người nói bộ phim như một cuốn tiểu thuyết, nhưng toàn bộ là sự thật và chỉ có sự thật.
Lê Tâm (ghi)
Theo Danviet.vn
Ngày 18/12, Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 đã diễn ra. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 17/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác VHNT về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều ngày 22/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình chỉnh lý Nhà lưu niệm Bác Hồ và truyền thống Trường Quốc Học Huế. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn về việc chuẩn bị đón công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương đợt thứ 6.
Sáng 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tổ chức họp trực tuyến toàn tỉnh. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Sáng ngày 20/7, tại trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1991-2021).
Hôm nay (23/5), cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, 894.432 cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đến khu vực bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một không khí tưng bừng của ngày hội non sông đã diễn ra tại các khu vực bỏ phiếu từ sáng sớm.
Chiều 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng 2/2, Tại sảnh Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Nguyên đán thời Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa.
Nội dung các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, chất lượng, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, tư duy về tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta và khát vọng phát triển của đất nước, dân tộc… là những ý kiến của các đại biểu tại buổi thảo luận về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sáng 28/01.
Sáng 27/01, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục chương trình làm việc với phần thảo luận tại hội trường về các nội dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng.
Sáng 25/1, tại trụ sở Đại học Huế, Đảng ủy Đại học Huế đã tổ chức Triển lãm tranh cổ động nhân sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷ niệm 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021).
Ngày 13 và 14-1, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025) được tổ chức tại Hà Nội.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 30-11, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đến thăm và trao quà hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiệt hại do các đợt bão, lũ gây ra.
Chiều 28/11 tại Trung tâm Nghệ Thuật Lê Bá Đảng, và trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế phối hợp với New Space Arts Foundation đã tổ chức khai mạc triển lãm “Ảo ảnh” của hai nghệ sỹ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải.
Ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chính thức khai mạc.
Sáng ngày 09/10, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài “ Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 7/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề "Từ Thăng Long đến Phú Xuân, Gia Định". Trưng bày diễn ra nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội- Huế - Sài Gòn (8/10/1960 - 8/10/2020).