Dành cho Tachiana Victorovna Moltran

10:08 18/11/2011
TRẦN KIỀU VÂN Năm 1990, dịp lễ Phục Sinh, cô dẫn chúng tôi đến nghĩa trang thành phố Voronez. Một là để tham quan thêm một nơi rất đẹp và có nhiều ý nghĩa đối với thành phố, hai là để viếng một người Việt Nam nằm tại đây.

Thành phố Voronez - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Gần hai mươi năm rồi, bây giờ tôi không còn nhớ tên anh ấy, chỉ biết rằng anh tự tử, nhảy từ trên mấy tầng nhà cao xuống. Một người cô đơn, mồ côi cha mẹ, đến một thành phố quá xa quê hương, và không có ngày trở về. Năm anh mất thì tôi mới chào đời chưa lâu, nhưng khi đến thăm anh thì anh vẫn còn ở tuổi trẻ như chúng tôi vào cái buổi sáng mùa xuân mới đó. Mộ của anh giản dị hơn mộ nhiều người. Nhưng có vẻ vẫn được chăm sóc. Ở các thành phố nước Nga có rất nhiều những cụ già nhân hậu, họ thường đến nghĩa trang thăm người thân, ngồi lại ở đó rất lâu, và cũng quan tâm đến những ngôi mộ khác, có lẽ ngôi mộ của anh được những người phụ nữ hiền hậu đó chăm nom nên không có vẻ gì là tiêu điều, ảm đạm. Bấy giờ các dịch vụ của cộng đồng người Việt Nam tại Nga, nhất là ở Voronez hầu như chưa có gì, nên chúng tôi không có hương để thắp cho anh. Thấy có gì đó thiêu thiếu. Nhưng nghĩ lại, nếu thắp một nén hương ở một nơi không khí yên bình, trong lành đến thắt cả lòng thế này cũng có gì đó không hợp lý. Xung quanh ngôi mộ, cũng như các ngôi mộ khác, có rào bao quanh, giống như một ngôi nhà nhỏ, có cổng vào, có hàng ghế để ngồi xuống, để cảm thấy hòa vào thế giới của những người đã khuất. Chúng tôi ngồi im lặng, nghĩ đến anh với một cảm giác mơ hồ, vừa gần gũi, bởi vì anh là một sinh viên trường Tổng hợp, và bởi vì anh là người Việt Nam, và lại vừa lạ lùng, xa xôi, bởi chúng tôi không biết anh.

Ngày hôm đó cô giáo mang theo những quả trứng nhuộm màu, và cả những quả trứng vẽ hoa văn để đặt lên mộ cho anh. Sau đó chúng tôi đi quanh thăm nghĩa trang. Có những ngôi mộ đẹp tuyệt, với những vành hoa tang kết bằng cườm và các loại hoa nhựa hay nilông gì đó tôi không nhớ rõ. Có những ngôi mộ có thơ đề tặng. Một người con gái rất đẹp chết vì bị xe tải đè có nhiều hoa và những câu thơ rất hay, rất xúc động, nhưng giờ thì tôi không nhớ. Chúng tôi dừng lại ở đó rất lâu. Có cảm giác bâng khuâng như hơi thở nhẹ đẹp đẽ của cô ấy còn đâu đó trong không khí ở xung quanh. Đúng là một thế giới, một không gian của Bunin, cực kỳ Bunin. Đã có lúc tôi từng nghĩ nên đến những nghĩa trang Nga để chép những bài thơ ở đó. Không hiểu khi đem những câu thơ ấy ra khỏi không gian của nó, khỏi những linh hồn chủ nhân của nó thì có còn gây xúc động mãi hay không nhỉ? Tôi không biết, bởi vì chưa thực hiện được điều nghĩ ngợi vu vơ trong chốc lát nào đó.

Sáng nay cô bạn khóa dưới gửi cho ảnh táo Antonov, nhắc chuyện cũ thời ở Voronez. Tôi hỏi em ấy có biết tin gì về cô giáo ngày xưa không. Thì ra cô đã mất từ lâu rồi. Cả ngày ám ảnh với khuôn mặt đẹp của cô, ánh mắt rất điềm tĩnh và hiền dịu, có những ánh tươi sáng khi cô cười. Gần hai mươi năm nay đôi lúc tôi lại nhớ đến cô, nhớ những khi cô nghiêng đầu chờ đợi chúng tôi làm một điều gì đó theo yêu cầu của cô, và những khi cô lắng nghe chúng tôi ậm ọe nói những câu tiếng Nga trúc trắc một cách khó khăn. Một đôi năm sau khi tôi đi khỏi thành phố Voronez, tôi nghe nói cô già đi, vì vất vả hơn. Nước Nga có nhiều thay đổi. Cuộc sống có nhiều phồn hoa hơn, nhưng cái yên bình của đời sống bao cấp không còn cũng khiến nhiều người mưu sinh khó nhọc. Tôi thấy buồn buồn trong lòng, mặc dù không tưởng tượng nổi gương mặt thư thái, xinh đẹp, hiền hòa của cô biến đổi, đôi mắt có chiều sâu của tâm hồn và vẻ đẹp của không gian rộng lớn nước Nga ấy lại mất đi nét mênh mang, xa xăm, dìu dịu, và đanh lại ở những toan tính cuộc đời. Không bao giờ lại gắn được hình ảnh của cô với một bà già gần 70 tuổi, mà tôi cứ nghĩ bây giờ cô chắc phải là thế.

Tôi nhớ đến những ngày mùa đông, cô đến lớp, da trắng sáng, mắt sáng dịu, trông cô thật trong lành, thật là nữ tính. Cô giảng bài, nói một thứ tiếng Nga mềm mại, và cười rất hiền. Thỉnh thoảng chúng tôi bắt nạt cô. Chúng tôi biểu tình không học, đòi đi xem phim, mặc dù bộ phim đó cả lớp đã xem hết rồi, chúng tôi vác hết sách vở lên chất một đống trước mặt cô và kêu ầm lên là chúng em không muốn học, không thể học được nếu không được đi xem phim, nói chung là hơi dở dói và làm nũng. Cô lại nghiêng đầu cười bất lực, và đứng lên, nhẹ nhõm, dắt một đàn ra rạp chiếu phim. Đến khi thấy cả lớp đều đã xem bộ phim đó rồi, cô lại lắc đầu cười. Tôi chưa thấy cô giận dữ bao giờ. Khi nào chúng tôi sai, cô thường lắc đầu vẻ đáng tiếc. Vậy thôi.

Có lần vào ngày hội gì đó của khoa, cô bật nhạc và kéo cả lớp đứng lên nắm tay nhau nhảy, cứ thế nhún nhảy, không phải là khiêu vũ gì vì chúng tôi có biết khiêu vũ đâu, chạy ra dãy hành lang rất dài của khoa dự bị. Ở đó học sinh các lớp khác, cũng toàn người nước ngoài đang nhảy nhót vui vẻ. Nhìn cô giáo của chúng tôi trẻ trung, nhanh nhẹn và thật là thanh thoát. Các cô giáo người Nga trong khoa kể rằng chồng cô yêu cô vô cùng. Có lần sang Đức, mọi người chỉ một người phụ nữ đẹp, trầm trồ, chú ấy quay mặt đi và phẩy tay bảo Tachiana đẹp hơn nhiều. Chồng cô cũng là một người Nga điềm tĩnh, có khuôn mặt đôn hậu. Lấy một người chồng như thế cũng là hạnh phúc. Còn một người phụ nữ như cô thì khó có thể không yêu mãi, vừa đẹp, vừa hiền hậu, dịu dàng, lãng mạn một cách tinh tế... và đảm đang. Chúng tôi đã được nếm khá nhiều món bánh truyền thống của Nga do tay cô làm.

Ngày hôm nay nhắc đến cô, biết cô không còn nữa, tôi cứ nhớ đến buổi viếng nghĩa trang cùng cô vào dạo lễ Phục Sinh đó. Nghĩa trang ngày Phục Sinh khá đông người, đẹp như một khu vườn, bầu không khí vừa có chút gì huyền bí, thiêng liêng vừa ấm áp vui tươi. Giờ này có lẽ cô đang nằm ở đó, một nơi gợi lên một chút gì giống tâm hồn của cô, vẻ đẹp của cô. Có lẽ tôi khó có khi nào đến thăm cô được, nhưng tôi có cảm tưởng mình đang hình dung đúng về nơi cô yên nghỉ, một nơi bình lặng, trong trẻo, ở đó đất giữ thân thể cô, còn không khí giữ linh hồn cô, có lẽ cô phải hóa thành thiên thần thì mới là hợp lý nhất.

T.K.V

(273/11-11)








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trên hành trình vòng quanh nước Mỹ và ghi lại những bức ảnh cho cuốn sách mang tên “American Farmer” (tạm dịch: Nông dân Mỹ) của mình, Paul Mobley đã rất sốc khi biết rằng trong số những người làm việc trên các cánh đồng mà anh từng đi qua, có rất nhiều người đã trên 100 tuổi. 

  • Mark Taimanov là trường hợp hiếm hoi trên thế giới khi cùng đạt tới đỉnh cao ở hai lĩnh vực là cờ vua và nhạc cổ điển.

  • TUỆ ĐAN    

    “Ngôn ngữ bị bão hòa và trở nên có sức sống thông qua thời gian”
                            (Jorge Luis Borges)

  • JEAN-PAUL SARTRE (Nhật Vương dịch)

    Jean-Paul Sartre (1905 - 1980), nhà văn Pháp, là một trong số những gương mặt tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh, thường được vinh danh là một trong số các triết gia hàng đầu của nền triết học Pháp thế kỷ XX.

  • TUỆ ĐAN

    Nguồn mạch của tác phẩm tuôn ra từ sự cô đơn của nó, từ đó nó bắt đầu và tìm kiếm một tác lực cho sự khởi đầu ấy.
                    (Maurice Blanchot)

  • YẾN THANH

    Thực thể Việt là một cấu trúc văn hóa động, trong đó nhiều yếu tố bản sắc chỉ được hình thành thông qua giao lưu với quốc tế, hấp thụ từ tinh hoa văn hóa nhân loại để biến “cái bên ngoài” trở thành “cái bên trong”.

  • LE VIEUX SIMON
                  Hồi ký

    Trong thời gian bị lưu đày ở đảo Réunion (1916 - 1945) hoàng tử Vĩnh San (tức cựu hoàng Duy Tân) đã có nhiều hoạt động văn hóa và chính trị.

  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Chiều ngày 13/10/2016, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã chính thức công bố giải Nobel Văn chương thuộc về nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ người Mỹ Bob Dylan với thông cáo giải thưởng được trao vì những phát kiến của ông trong việc tìm kiếm những cách diễn đạt thi pháp mới lạ cho truyền thống âm nhạc Mỹ.

  • Hòn đảo Cuba bé nhỏ và nghèo nàn hiện là một trong những nơi sản xuất ra các vũ công trẻ xuất sắc nhất thế giới. Nhà hát Ballet Hoàng Gia và Ballet Quốc gia Anh, San Francisco Ballet và New York City ballet đều có những diễn viên múa chính người Cuba. Làm thế nào một quốc gia nghèo nàn bị cô lập với 11 triệu dân có thể làm được điều đó?

  • Chúng ta đều biết rằng các nhân vật nổi tiếng thế giới như Albert Einstein, Benjamin Franklin, Natalie Portman, Ellen DeGeneres, Gandhi, Paul McCartney, Charles Darwin và Betty White cùng chia sẻ một điểm chung với nhau - đó chính là họ đều là những người có chế độ ăn dựa trên thực vật. Và có bao giờ bạn có hỏi lý do vì sao không?

  • Sau nhiều thế kỷ, các bức tường từng bảo vệ các Hoàng đế Trung Quốc trong Tử Cấm Thành đã bắt đầu suy yếu, gạch bị long ra và bề mặt đã có nhiều vết nứt.

  • TAMARA MOTYLEVA

    Nhờ Tạp chí Văn học Obozreniye đăng tải "Những tư tưởng không hợp thời" của Maxim Gorky, chúng ta đã có thể hiểu nội dung sự khác biệt giữa ông với Lênin và những người Bônsêvích trước và sau cách mạng tháng 10.

  • Cách đây 75 năm, ngày 7/11/1941, nhân kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười, nước Nga đã tổ chức một buổi diễu binh, bất chấp những khó khăn, phức tạp của thời chiến khi quân phátxít Ðức đang ở cửa ngõ Moskva.

  • TUỆ ĐAN

    Thân xác hiện hữu để rồi đem lại sức nặng và hình dạng cho sự tồn tại của chúng ta.
                            O. P.

  • Judith Lorber, sinh năm 1931, là giáo sư hưu giảng các môn Xã hội học và Phụ nữ học tại Trung tâm Tốt nghiệp thuộc Đại học Thành phố New York và Học viện Brooklyn. Bà là nhà lí thuyết nền tảng của kiến thiết xã hội về giới tính và đóng một vai trò then chốt trong việc tạo dựng và chuyển hóa ngành giới tính học.

  • PHẠM HỮU THU

    Trong gần một tháng được ở “xứ sở chuột túi”, tôi có dịp đi đó đi đây và tiếp xúc với nhiều người, chủ yếu là kiều bào ta ở vùng Cabramatta - nơi được mệnh danh là thủ phủ của người Việt ở Australia.

  • NGUYỄN THỊ TUYẾT

    Từ những chuyến tàu cưỡng bức xuyên Đại Tây Dương, người da đen đặt chân lên đất Mỹ với một nhân vị mới: người nô lệ. Toni Morrison ý thức sâu sắc về những cướp đoạt ấy, toàn bộ tác phẩm của bà không chỉ là lịch sử của người da đen (hơn ba thế kỷ) với tất cả những vấn đề khởi đi từ hệ lụy của màu da, mà quan trọng hơn, là nỗ lực mở ra một phả hệ mới, phả hệ của lòng nhân; và trên nền tảng bảo bối là bản sắc văn hóa, lịch sử tổ tiên, mỗi cá nhân phải giải thoát nhân vị nô lệ trong chính bản thân mình.

  • Ngày 17 tháng Chín vừa qua, tại Trung Tâm Nghệ thuật và Nghiên cứu Bétonsalon, thuộc trường đại học Paris VII-Didérot, thuộc quận XIII, Paris đã tổ chức triển lãm và hội thảo bàn tròn về các nghệ sỹ đương đại viễn xứ với chủ đề “Anywhere But Here”, trong đó có vua Hàm Nghi của Việt Nam.

  • Nữ văn sĩ nổi tiếng Chilê, Isabel Allende (Isabên Agiênđê) trả lời phóng viên tạp chí Cuba International (1987) trong chuyến đi thăm Cuba của bà.

  • BỬU Ý

    Nhìn học sinh ở Pháp, ta có cảm tưởng họ chơi và nghỉ nhiều hơn học.