Bằng giọng văn sống động đặc trưng, cách kể chuyện hóm hỉnh, duyên dáng, lối xây dựng tình huống bất ngờ, chi tiết dồi dào và chân thực, qua bộ sách đầu tiên dành cho thiếu nhi, nhà văn Dương Thụy đã dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi vào những hành trình vô cùng hấp dẫn, đầy ắp tiếng cười.
Bộ ba cuốn sách đầu tiên của nhà văn Dương Thụy viết cho thiếu nhi
Khơi dậy khát khao khám phá
Hai năm gần đây, một số nhà văn đã định hình tên tuổi ở mảng sáng tác dành cho người lớn, “bỗng nhiên bé lại”, bước vào sân chơi với những trang viết dành cho trẻ em. Dương Thụy, cây bút nổi bật trong dòng văn học dành cho tuổi trẻ, giờ đây ở vị trí người mẹ, cũng đã đặt ra cho mình một bước ngoặt mới: Viết cho thiếu nhi.
Nếu phần lớn các nhà văn thế hệ 7x viết cho thiếu nhi là viết hồi ức, viết cho ấu thơ của mình, hoặc viết như là ghi nhật ký, lưu giữ ký ức cho con trẻ trong nhà, phạm vi câu chuyện chỉ từ nhà đến trường, thì nhà văn Dương Thụy đi xa hơn thế, cả về mặt địa lý lẫn những điều nhà văn trao gửi.
Là nhà văn tạo nên làn sóng yêu mến rộng khắp trong độc giả trẻ, với các tác phẩm khơi dậy cảm hứng lên đường, khát khao khám phá và học hỏi thế giới rộng lớn như Oxford thương yêu, Nhắm mắt thấy Paris, Chờ em đến San Francisco, Venise và những cuộc tình Gondola, Tôi nghĩ tôi thích nước Mỹ..., lần này Dương Thụy bất ngờ chuyển hướng với hai nhân vật mới tinh là cô bé SuSu thông minh và cậu bé GoGo tinh nghịch. Theo từng trang viết của nhà văn, SuSu và GoGo bước ra với thế giới rộng lớn, trong bộ ba tác phẩm: SuSu và GoGo đi Paris, SuSu và GoGo đi Tokyo, SuSu và GoGo đi Singapore.
Làm quen với thế giới rộng lớn
Hãy cùng hai chị em SuSu và GoGo bắt đầu hành trình khám phá thế giới, nhìn ngắm một Paris rực rỡ bằng đôi mắt bé thơ, biết thêm những điều mới lạ chỉ trẻ nhỏ mới có thể tìm thấy, cùng cười vui với những đối đáp ngộ nghĩnh, cùng xúc động với những yêu thương mà hai chị em bé bỏng đã nhận được và chia sẻ trong suốt hành trình. Ở SuSu và GoGo đi Paris bạn đọc nhí sẽ cùng hai nhân vật chính học cách làm quen với người nơi xứ lạ và tiếp xúc với văn hóa mới lạ.
![]() Bìa cuốn SuSu và GoGo đi Paris |
Đến SuSu và GoGo đi Nhật Bản, bên cạnh ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp, tìm gặp các nhân vật hoạt hình yêu thích, tận hưởng món ăn ngon, các tiện nghi độc đáo, SuSu và GoGo còn có một hành trình đặc biệt: Cô bé và cậu bé đã nhận được cơ hội tuyệt đẹp ở cạnh bên và hiểu rõ hơn ông bà của mình. Mỗi chuyến đi là một hành trình thương yêu. SuSu và GoGo đã có một chuyến đi như thế, để mang theo trong suốt cuộc đời.
![]() Bìa cuốn SuSu và GoGo đi Nhật Bản |
Trong SuSu và GoGo Singapore, hai nhân vật chính đến với vùng đất chỉ cách chúng ta chưa đầy hai giờ bay. Singapore càng trở nên hấp dẫn và kì thú hơn khi Su Su và GoGo cùng ba mẹ lên kế hoạch cho chuyến homestay. Trong mắt GoGo, đô thị hiện đại bậc nhất thế giới biến thành cánh rừng Kỉ Jura. Còn với SuSu, đây là nơi có thể nằm bên vịnh biển, dưới bóng “siêu cây”, lắng nghe những bản nhạc thần tiên…
![]() Bìa cuốn SuSu và GoGo Singapore |
Thấm thía giá trị gia đình
Từ hành trình khám phá những điều kỳ diệu cùng các trải nghiệm bất ngờ từ cuộc sống thực, SuSu và GoGo đã cùng nhau lớn lên, thấm thía giá trị của tình cảm gia đình. Và không chỉ hai đứa trẻ, cả ba mẹ cũng nhận ra một sự thật giản dị: Trưởng thành muộn một chút cũng không sao. Trẻ con càng có tuổi thơ hạnh phúc dài bao nhiêu, cuộc đời sau này sẽ cân bằng và thành công bấy nhiêu.
Có thể nói, đến thăm những xứ sở tuyệt vời trên thế giới không còn là giấc mơ xa vời với những cô bé cậu bé. Chỉ cần khoác ba lô lên vai, và bay cùng bố mẹ. Đi là khám phá và tận hưởng niềm vui. Đi là gặp gỡ và kết thân với những nhân vật lạ lùng, mới mẻ. Đi là cách tuyệt nhất để học hiểu và yêu thương những người đang sống cạnh bên.
Với các ông bố bà mẹ hiện đại, chia sẻ chân thành của nhà văn mang đến rất nhiều bài học về kỹ năng sống dành cho con trẻ cũng như việc người lớn nuôi dạy con trẻ. Đọc bộ ba mới nhất của nhà văn, độc giả sẽ giật mình cùng niềm xúc động sâu xa: Khi ta thương yêu con trẻ thì cũng là khi ta cần thương yêu hơn cha mẹ của mình.
Nguồn: Hà Linh Ngọc - ĐBND
HỒ NGUYỄN DẠ THẢO
Ngày xửa ngày xưa có hai anh em sống rất hòa thuận với nhau trong một ngôi nhà tranh cũ gần con suối nhỏ xinh. Họ siêng năng chăm bón mảnh vườn cha mẹ để lại, cùng nhau nuôi gà nuôi vịt. Cuộc sống tuy giản dị nhưng lại rất đầm ấm.
Hằng năm, theo lệ thường, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Cây bút tuổi hồng để từ đó lựa chọn những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho phong trào sáng tác văn chương trong lứa tuổi học sinh từ cấp 1 đến cấp 2 tiếp tục tham gia trại sáng tác nhằm cổ vũ tình yêu văn chương nghệ thuật, tinh thần sáng tạo nghệ thuật trong thành phố.
NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
Một ngày của kẻ cô đơn! Vẫn là tự đèo mình trên chiếc xe cà tàng vận chuyển tâm hồn quanh thành phố, bao giờ cho đầy, cho đủ…
Khôi Nguyên - Mai Văn Hoan - Nguyễn Ngọc Phú - Lý Uyên - Đặng Công Xê
PHƯƠNG NGẠN
Tôi ba mươi sáu tuổi, cái tuổi chẳng còn đủ trẻ để ngồi háo hức đồng dao mà cũng chưa đủ già để chép miệng thèm thuồng khoảnh khắc tuổi thơ bơi lội trong mùa khói rạ ngút đồng, tháng ba chim trời mang mang, tu hú gọi bầy, con sâu gầy tổ và lũ trẻ bày trò mùa hạ, nhiều trò, nhiều lắm lắm!
LÊ TẤN QUỲNH
Công viên nằm dọc bờ sông của thành phố trầm mặc cứ hiện ra như một khoảng lặng kỳ lạ của thời gian. Nơi mà chỉ cần chút khói lụa bồng bềnh dẫu chưa đủ kịp cho một nỗi say sưa cũng đủ đã là đong đưa cả buổi chiều ngầy ngật.
NGUYỄN VĂN THANH
NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
Ta sinh ra, đầy đủ tay chân, được quẩn mình trong chăn trắng mềm mại, được người ta coi trọng sức khỏe. Vậy là sự tiếp đón của thế giới dành cho ta cũng thật làm ta thực sự muốn sống tốt.
LÊ PHƯƠNG LIÊN
Truyện ngắn
Mùa xuân này mẹ cho tôi về Huế. Ngồi trên máy bay mà thấp thỏm không yên, thỉnh thoảng tôi lại ngó ra cửa sổ, muốn nhìn xuyên qua làn mây trắng để chờ đợi giây phút Huế sẽ hiện ra những hình sông dáng núi và thành quách cổ xưa…
LTS: Bài văn dưới đây nhận được điểm tuyệt đối, đứng nhất vòng sơ loại cuộc thi Cây bút tuổi hồng 2014 (dành cho học sinh từ 7 đến 16 tuổi trên toàn quốc). Nguyễn Trương Khánh Thi đã nhìn ngược về những tháng ngày mình chưa trải qua, nhưng đó là những rung cảm thật sự, mở ra chiều tưởng tượng phong phú về một tương lai rất gần.
NGUYỄN TRỌNG ĐỒNG
Con ốc đảo Lý Sơn
NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
Tản văn
Bây giờ? Tôi sống như chiếc lá, cứ mỗi ngày qua đi là một không gian giấu vào khoảng lặng.
NGUYỄN VĂN THANH
Su Su - Thanh Mai
NHẬT CHIÊU
Khỉ con ngồi trên cành lá, nhìn sao đầy trời mà tự hỏi: Có cách nào để gần được một vì sao?
VĂN LỢI
Trích "Đi từ quả trứng" - Nhà xuất bản Thuận Hóa
ĐỒNG XUÂN LAN
Trên đường chuyển về vườn thú, các con vật như Gấu, Nai, Vẹt, Họa mi cùng ngồi chung một chỗ trong toa xe lửa. Muốn được nhìn cảnh núi rừng lần cuối cùng và ngắm bầu trời, các con vật đề nghị nâng cửa kính toa xe lên một tí nữa.
LÊ KÝ THƯƠNG
ANH THƯ
Nghé rất thích mèo. Chỉ cần được nhìn thấy con vật bé nhỏ ấy là Nghé đã mê tít rồi chứ chưa nói là chơi đùa với nó, sờ đuôi nó, vuốt bộ lông mềm mại của nó và áp sát nó vào người.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
(Mạn đàm với nhà văn Quang Huy về Hội nghị quốc tế IBBY 86)