Những tác phẩm văn học có giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc đã khắc hoạ rõ nét cuộc đời, sự nghiệp của vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người chiến sĩ cách mạng kiên trung, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Trong những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đã có những đóng góp to lớn, đặc biệt xuất sắc, trở thành Vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự của thời đại. Tài năng và đạo đức cách mạng "dĩ công vi thượng", trong sáng, thuỷ chung của Đại tướng luôn chiếm trọn niềm tin yêu của Đảng, của quân đội, của nhân dân và bạn bè quốc tế. Vóc dáng lịch sử của vị anh hùng dân tộc, một nhà quân sự thiên tài, một nhà văn hoá lớn của đất nước được khắc họa qua nhiều tác phẩm văn học có giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật tập hợp hơn 100 bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học, các nhân chứng trong và ngoài quân đội tham gia Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam" trong cuốn sách cùng tên.
Cuốn sách được kết cấu gồm 3 phần: Phần thứ nhất: "Những vấn đề chung" gồm tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh lãnh đạo, chỉ huy quân đội,... khẳng định Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là nhà quân sự văn võ song toàn, người “Anh Cả” của quân đội, là “Tư lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy”, có nhiều đóng góp xuất sắc cho Đảng, cho dân, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước.
Phần thứ hai: "Tài năng quân sự xuất chúng, cống hiến đặc biệt xuất sắc cho cách mạng Việt Nam" gồm các bài viết luận giải, phân tích, đánh giá những đóng góp về nhiều mặt của đồng chí Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là quá trình đồng chí được Trung ương Đảng, Bác Hồ giao trọng trách lãnh đạo, chỉ huy quân đội trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phần thứ ba: "Sáng ngời tấm gương đạo đức cách mạng" tập hợp các bài viết tập trung luận giải Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một tấm gương đạo đức lớn của cách mạng Việt Nam.
Nội dung các bài viết trong cuốn sách đa dạng, phản ánh tương đối toàn diện và đầy đủ, có hệ thống về những cống hiến của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trên nhiều lĩnh vực trong quá trình vâng mệnh Cụ Hồ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Việc sắp xếp các bài viết vào từng phần chỉ có ý nghĩa tương đối vì mỗi bài viết bao chứa nhiều nội dung khá phong phú, nhiều chiều cạnh về những cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Là nhân vật lịch sử lớn, nghiên cứu về Đại tướng không hề đơn giản, phụ thuộc rất nhiều vào vị trí và tâm thế của người cầm bút. Các bài viết đã bước đầu phân tích, luận giải sự nghiệp, tư tưởng, nhân cách trong cuộc đời cầm quân quang vinh của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh.
Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng
"Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng" là cuốn sách hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Sự trăn trở về dân tộc vĩ đại, Đảng quang vinh, quân đội anh hùng, nhớ lại sự chỉ đạo rất nhạy bén, sáng suốt của Bộ thống soái tối cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở giai đoạn cuối cùng đã thôi thúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết những trang hồi ức này.
Đại tướng dành 9 chương đầu của hồi ức để viết về các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, chương cuối cùng ông gửi gắm những điều tâm huyết, đúc kết của cuộc đời cầm quân quang vinh của mình qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Qua đó, Võ Nguyên Giáp hồi tưởng lại những quyết sách chiến lược của tập thể Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh - Bộ Thống soái tối cao - từ việc hoạch định chính sách đến việc chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện ở chiến trường và huy động sức mạnh của cả dân tộc nhanh chóng kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất, đi tới thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Đọc những trang hồi ức hấp dẫn của người trong cuộc, mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ thấy rõ hơn bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam ở những thời điểm lịch sử quyết định: nhạy bén, sáng tạo, quyết đoán, nắm bắt thời cơ và tạo ra thời cơ lớn, nỗ lực cao độ để quyết đánh và quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Những chặng đường lịch sử
"Những chặng đường lịch sử" là cuốn hồi ký tái hiện một cách sinh động, chân thực, có hệ thống những giai đoạn lịch sử đầy cam go, thử thách nhưng vô cùng oanh liệt của toàn dân tộc. Cuốn sách gồm hai tập hồi ức: "Từ nhân dân mà ra" và "Những năm tháng không thể nào quên" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (nhà văn Hữu Mai thể hiện).
Nội dung cuốn hồi ký đề cập 2 thời kỳ đấu tranh cách mạng có quan hệ đến sự tồn vong của dân tộc - giai đoạn chuẩn bị giành chính quyền và năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám 1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta trong thời điểm lịch sử trọng đại đầy khó khăn, thử thách ấy, Đại tướng đã tái hiện bức tranh lịch sử xuất sắc của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một giai đoạn cách mạng mà có lúc vận nước như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh
"Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh" của Đại tá Trần Trọng Trung phác thảo những chặng đường hoạt động, cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh của dân tộc ta. Tác giả cuốn sách có nhiều năm công tác ở cơ quan Tổng hành dinh từ ngày thành lập năm 1945, là nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và lịch sử chiến tranh cách mạng có uy tín lớn, đã dành nhiều năm để nghiên cứu về cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hơn 900 trang sách, với bố cục gồm 10 chương, những tư liệu lịch sử phong phú, dày dặn, cuốn sách đã làm sống dậy cả một thời kỳ hào hùng của dân tộc, tuy đầy hy sinh, mất mát nhưng cuối cùng đã đạt được mục đích tối cao, là giành được độc lập, tự do.
Xuyên suốt cuốn sách là hình ảnh vị Đại tướng - Tổng Tư lệnh trí dũng song toàn, với tầm nhìn chiến lược đã chỉ huy quân đội ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt, tác giả đã dành hẳn chương thứ 10 - chương cuối để xây dựng chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới nhiều góc độ, từ nhà chính trị cho đến “Một thống soái quân sự cỡ lớn”, từ “Cái “tôi” trong mối quan hệ với tập thể” đến “Cây đại thụ rợp bóng nhân văn”... Có thể nói, tác giả đã xây dựng rất thành công chân dung Đại tướng - Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Võ Nguyên Giáp - Một cuộc đời
Từ góc nhìn của một học giả nước ngoài, nhiều lần được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tại nhà riêng, Giáo sư sử học người Pháp Alain Ruscio - một chuyên gia về lịch sử Việt Nam hiện đại, từng là phóng viên thường trú của báo L'Humanité trong nhiều năm tại Việt Nam, đã viết cuốn "Võ Nguyên Giáp - Một cuộc đời" (Vo Nguyen Giap, Une vie) - Nhà xuất bản Indes Savantes.
Cuốn sách được Alain Ruscio biên soạn dựa trên những cuộc phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1979 -2008. Những cuộc trò chuyện giữa tác giả và Đại tướng như một thước phim sống động ghi lại cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng trong tiến trình phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong cuốn sách, tác giả đưa ra những suy nghĩ, đánh giá của riêng ông, của các học giả phương Tây về một số nhân vật và sự kiện có liên quan tới Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam...
Trường ca về Tướng Giáp: Người anh cả của toàn quân
Tác giả Hoàng Bình Trọng với tấm lòng trân trọng, yêu mến Đại tướng đã viết tập trường ca với 8 chương và phần Vĩ thanh, dày 160 trang mang tên "Trường ca về Tướng Giáp: Người anh cả của toàn quân".
Mượn những vần thơ mộc mạc, ông đã tái hiện lại cuộc đời vị tướng tài ba bậc nhất Việt Nam. Tuổi thơ bình dị bên nếp nhà, vườn na, gốc mít, ngày ngày được nghe những lời ru thấm đượm tình người và những bài học làm người từ người cha già, nỗi trăn trở, nỗi đau của một người dân mất nước, đã dần hình thành một người thanh niên giàu lòng yêu nước, quyết tâm giành độc lập cho đất nước. Và giữa những ngày bôn ba kết giao tình đồng chí ấy ông đã gặp được Nguyễn Ái Quốc – vị lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam. Từ đấy con đường Võ Nguyên Giáp rẽ sang một hướng mới, con đường đấu tranh cách mạng.
Tác giả không huyền thoại hóa vị tướng mà anh hết lòng yêu mến, kính trọng. Tác giả đã chọn những lời thơ rất giản dị, chân thành để khắc họa chân dung của một thiên tài. Từng chương, từng chương một, Hoàng Bình Trọng đã dần dần dựng nên vóc dáng lịch sử của một anh hùng dân tộc, một nhà quân sự thiên tài, một nhà văn hoá lớn của đất nước.
Đường về Thăng Long
"Đường về Thăng Long" là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thế Quang xây dựng hình ảnh Đại tướng trên phương diện một nhà trí thức thông tuệ, lịch lãm. Tiểu thuyết lịch sử "Đường về Thăng Long" tập trung làm nổi bật hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong khoảng thời gian những năm đầu thế kỷ XX từ 1925 đến trước năm 1946, bằng phương pháp hồi tưởng. Tập trung khai thác giai đoạn này, tác phẩm muốn nhấn mạnh vào tâm thế của người tìm đường – chọn đường – nhận đường trong một thời điểm trọng đại của lịch sử dân tộc.
Cùng với việc xây dựng và khai thác nhân vật chính Võ Nguyên Giáp, tác giả còn tập trung khai thác thể hiện cuộc dấn thân vĩ đại của một thế hệ vàng, suốt đời vì nước vì dân. Một loạt các nhân vật lịch sử khác cũng hiện lên với những mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng đều hướng tới việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Trọng Kim, Nguyễn Tường Tam, Hoàng Xuân Hãn, Bảo Đại, Phạm Văn Đồng, Phan Anh, Cao Xuân Huy… Giữa các tuyến nhân vật có nhiều sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn, bởi những sự lựa chọn và cách nhìn nhận quan điểm khác nhau, song lịch sử đã mang tới cho chúng ta câu trả lời đúng đắn nhất: “Nhân dân chọn ai, người đó thắng bởi có dân là có tất cả”.
Trong tiểu thuyết này, ngoài việc làm nổi bật con người hành động Võ Nguyên Giáp, tác giả còn tập trung khai thác diễn biến tâm trạng, tâm lý nhân vật trong những mối quan hệ với gia đình, người thân, vợ con, bạn hữu, từ đó làm nổi bật con người Võ Nguyên Giáp - một trí thức – người anh hùng đậm chất đời, gần gũi và mến thương hơn trong cảm nhận của mỗi độc giả.
Theo Lê Anh - VOV
Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.
Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, người cuối cùng của phong trào Thơ mới vừa từ giã bạn đọc ở tuổi 100 – thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - là người “không để thơ… ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó”.
Đoàn Ngọc Thu nói rằng chị thích thơ của mình ngày xưa hơn. Những xúc cảm ấy vẫn như còn váng vất trong những vần thơ trong tập “Sau bão” (NXB Hội Nhà văn, 2020).
Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Ðà Lạt, nguyên quán Quảng Bình, lúc nhỏ theo học ở Trường Quốc học Quy Nhơn (cũ), sau đó chuyển ra Hà Nội.
Sáng 22/11/2020, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thông báo chia sẻ tin buồn cho các nhà thơ và những người yêu thơ đó là nhà thơ tiền bối nổi tiếng Nguyễn Xuân Sanh vừa qua đời.
NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920, quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những hội viên tiền phong tham gia xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm nay ông tròn 100 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc thọ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh tại trụ sở số 9, Nguyễn Đình Chiểu hôm 9/11/2020 với sự tham gia của lãnh đạo Hội, các nhà văn nhà thơ và đại diện gia đình của ông.
“Nẻo vào văn xuôi đương đại Việt Nam” là tập tiểu luận - phê bình của TS Bùi Như Hải, do NXB Văn học ấn hành tháng 9-2020.
Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.
Bằng sự lao động miệt mài và nghiêm túc, nhà văn Lê Văn Nghĩa thường gửi đến độc giả những đầu sách độc đáo, nhiều cuốn trong số đó có giá trị như một “bảo tàng ký ức” của không chỉ riêng tác giả.
Thạch Lam (1910 - 1942) là đại biểu xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân).
Sáng ngày 20/10/2020, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020).
Đã có nhiều nhà văn viết về Hà Nội - Thủ đô yêu dấu - như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Khải… Nhưng tập truyện ký “Hà Nội và tôi” (NXB Hội Nhà văn) gần 300 trang với hơn 20 tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, một người Hà Nội gốc, đã cho ta biết thêm một phần chân dung về những con người của đất Tràng An thanh lịch.
Tháng 10, nhân kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý, cây viết vốn quen thuộc với những tản văn về các góc nhỏ của Hà Nội: “”Hà Nội bảo thế là thường”.
Rất lâu rồi, không có luận văn, luận án nào về thơ Tố Hữu. Cũng lâu lắm rồi, sau Hà Minh Đức, Trần Đình Sử… rất ít người viết về thơ ông. Tôi cũng chưa bao giờ viết về thơ Tố Hữu khi ông còn sống. Nhưng với chúng tôi, thơ Tố Hữu là nguồn suối tươi mát, mạch ngầm sống động trong đời sống tinh thần. "Chúng tôi" ở đây là thế hệ những người ở lứa tuổi 70. Trong quãng thời gian 70 năm của một đời người thì ít nhất có 30 năm (1954 - 1975) chúng tôi đã được sống với thơ Tố Hữu.
Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...
Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.
Năm 1941, với việc xuất bản Dế mèn phiêu lưu ký ở tuổi 20 (bản in đầu tiên có nhan đề Con dế mèn), Tô Hoài có được hai vinh dự lớn trong nghề cầm bút: Trở thành người mở đầu thể loại truyện đồng thoại; Tác phẩm mở đầu lại là đỉnh cao của thể loại, đồng thời là một trong những áng văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới nhất của Việt Nam.
1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).