Đến dự Đại hội về phía Trung ương có nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; về phía tỉnh có các đồng chí: Trần Thanh Bình- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Ngô Hòa- UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Văn Chinh- Phó Chỉ tịch UBMTTQVN tỉnh; cùng đại diện các cơ quan ban ngành cấp tỉnh; đại diện các Hội VHNT: Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình; các văn nghệ sỹ lão thành và 231 đại biểu 8 hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp....
Nhà thờ họ Lê, làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, Tại Đại hội, họa sỹ Đặng Mậu Tựu đã ôn lại chặng đường 60 năm trưởng thành và phát triển của nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Cách đây đúng 60 năm, vào tháng 10 năm 1950, tại làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc đã diễn ra cuộc “họp bạn văn nghệ” toàn tỉnh Thừa Thiên, đánh dấu sự ra mắt của Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên (tiền thân của Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên và nay là Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế). Tại cuộc “họp bạn văn nghệ”, hơn 50 văn nghệ sỹ đã tổng kết đánh giá quá trình hoạt động về thơ, văn, nhạc, kịch và bầu ra Ban chấp hành Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên đầu tiên do nhà văn Trịnh Xuân An làm Phân hội trưởng.
60 năm qua, Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều tên tuổi lớn đã được ghi danh trên diễn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam như: Văn Cao, Nguyễn Văn Thương, Tố Hữu, Ngô Kha, Thanh Hải, Lê Minh Trường, Tống Hoàng Nguyên, Trần Hoàn, Hải Bằng, Xuân Hoàng, Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ, Thái Ngọc San, Đỗ Kỳ Hoàng, Phạm Đăng Trí, Trịnh Xuân An, Lương An, Nguyễn Khoa Lợi, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Võ Quê, Hà Khánh Linh, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khắc Thạch, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Quang Lập, Lê Thị Mây, Nguyễn Trọng Tạo, Đinh Cường, Trần Hữu Pháp, Hoàng Sông Hương, Vĩnh Phối, Hoàng Đăng Nhuận, Đặng Mậu Tựu, Lê Văn Ngăn, Trần Thùy Mai, Ngô Minh, Hồ Thế Hà, Việt Đức, Lê Anh, Lê Phùng, Khắc Yên, Phạm Văn Tý, Phạm Bá Thịnh, Nguyễn Minh Dũng, Nguyễn Nguyến, Phùng Phu, Huỳnh Quang, Ngọc Bình, La Cẩm Vân... và nhiều tên tuổi khác.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, họa sỹ Đặng Mậu Tựu đã tổng kết, đánh giá chung về diện mạo Văn học nghệ thuật thuật Thừa Thiên Huế trong nhiệm kỳ 2005- 2010. Trong 5 năm qua, cùng với những thành tựu to lớn từ công cuộc đổi mới đất nước, Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ tổ quốc của dân tộc; phản ánh chân thực và sâu sắc những giá trị văn hóa, lịch sử, cuộc sống đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, khát vọng của nhân dân... Từ đó, các văn nghệ sỹ đã cho ra đời nhiều tác phẩm có chất lượng với nhiều loại hình nghệ thuật từ văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc đến kiến trúc, sân khấu, múa, văn nghệ dân gian, đạt nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế, được phong tặng danh hiệu, tước hiệu, bằng khen và huy chương... “xứng đáng với danh hiệu cao quý người nghệ sỹ- chiến sỹ, là lực lượng nòng cốt trực tiếp tạo nên nền văn học nghệ thuật cách mạng của dân tộc trong thời kỳ đổi mới” mà Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã khẳng định.
Nhiệm 2005- 2010, Hội đã đẩy mạnh hoạt động sáng tạo văn nghệ thuật bằng hình nhiều hình thức lẫn phương pháp tổ chức như phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các địa phương nhằm xã hội hóa các hoạt động văn sáng tác và nâng cao chất lượng trại sáng tác theo hướng chuyên biệt họa kết hợp giữa các loại hình: văn học, âm nhạc, kết hợp văn học với am nhạc, nhiếp ảnh với mỹ thuât... như trại sáng tác. Về việc công bố tác phẩm cũng đã được xã hội hóa như việc Vườn Quốc gia Bạc Mã đầu tư in tác phẩm viết ở trại sáng tác Bạch Mã; UBND và phòng VHTT huyện quảng Điền đầu tư kinh phí đêm công diễn tác phẩm ở trại sáng tác Quảng Ngạn; Hội Âm nhạc Việt Nam đầu tư kinh phí dàn dựng chương trình giới thiệu các ca khúnhạc sỹ Huế tại thành phố Vinh. Hội cũng đã tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo chuyên ngành và xuất bản các công trình VHNT lớn như: 700 năm thơ Huế, 30 năm Văn học Thừa Thiên Huế, 30 năm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, thiêt kế Trang thông tin điện tử vanhocnghethuat-tthue.org.vn, đồng thời thời hỗ trợ hơn 30 đầu sách cho các hội viên không có điều kiện xuất bản tác phẩm và hỗ trợ một phần kinh phí công bố gần 60 tác phẩm cho hội viên. Nhiệm kỳ qua, các cơ quan chuyên môn của Hội đã phát huy hết chức năng và vai trò của mình trong sự nghiệp VHNT.
Trong nhiệm kỳ mới 2010- 2015, Đại hội đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ với những mục tiêu, chương trình trọng điểm như sau: 1. Mục tiêu: Phát huy cao nhất nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sỹ, phấn đấu để có nhiều tác phẩm, công trình VHNT có giá trị chất lượng nhằm cổ vũ nhân dân trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, ổn định xã hội; Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ Thừa Thiên Huế một cách toàn diện, chú trọng phát triển chiều sâu có chất lượng, chăm lo phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ... đoàn kết, cùng nhau gắn bó cùng phát triển trong sự nghiệp chung của dân tộc; Tiếp tục cũng cố tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu lãnh đạo, quản lý và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chỉ đạo, quản lý VHNT của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới. 2. Chương trình trọng điểm: Xây dựng đề án mô hình, tổ chức Hội Liên hiệp; xây dựng đề án trụ sở Hội Liên hiệp, Tạp chí Sông Hương và các hội thành viên tại số 9 số 9 Phạm Hồng Thái và Nhà lưu niệm Văn nghệ sỹ Thừa Thiên Huế tại 26 Lê Lợi, Huế; Phối hợp với Sở VH-TT&DL để xây dựng đề án về các thiết chế văn hóa như: Nhà trưng bày triển lãm, Bảo tàng Mỹ thuật và quy chế phối hợp hoạt động giữa Hội và Sở; Sửa đổi, bổ sung Quy chế hỗ trợ tác phẩm, công trình VHNT theo Đề án 926 của Chính Phủ giai đoạn 2011- 2015 cho phù hợ với tình hình hoạt động thực tiễn và nhiệm vụ mới; Triển khai chương trình hợp tác giữa các Hội VHNT các vùng kinh đô xưa và hoạt động giữa 3 thành phố kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn...
Tại Đại hội, đồng chí Trần Thanh Bình- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã biểu dương những thành quả đã đạt được của Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế trong 5 năm qua, góp phần vào sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà, xứng đáng với Huế, trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước,, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế trong dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc... Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Trần Thanh Bình đã tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “ Đoàn kết - Bản lĩnh - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”. Dịp này Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam; Tạp chí Sông Hương và 8 hội chuyên ngành được UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển Hội.
Cũng tại Đại hội, hưởng ứng lời kêu gọi hướng về đồng bào bị lũ lụt ở các tỉnh Quảng Bình Hà Tĩnh, Nghệ An, các đại biểu đã ủng hộ hơn 8,4 triệu đồng trao tặng cho các tỉnh bị thiệt hại lớn trong cơn lũ vừa qua.
Trước đó, Đại hội nội bộ Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra vào chiều ngày 22/10. Tại đây, Đại hội đã thông qua dự thảo sửa đổi Điều lệ Hội để các đại biểu góp ý xây dựng, với nhiều ý kiến khác nhau về một số điều, khoản trong Điều lệ như số lượng thành viên, quy chế bầu Ban kiểm tra, Hội động nghệ thuật và nhiều đề xuất khác như nên xây dựng nhà bảo tàng VHNT Thừa Thiên Huế... Đại hội đã biểu quyết thông qua bản điều lệ hoàn chỉnh, cũng như ghi nhận ý kiến của các đại biểu để BCH nhiệm kỳ 2010- 2015 thực hiện, ngoài ra một số vấn đề mang tính quy mô Hội sẽ lập đề án đề nghị cấp trên xem xét, giải quyết. Như vậy, theo Điều lệ sửa đổi, tên gọi mới của Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế là LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ. Đại hội đã tiến hành hiệp thương BCH nhiệm kỳ mới với 15 thành viên, và tại phiên họp lần thứ nhất BCH đã bầu Ban thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp cũng như giới thiệu và đề cử thành các thành viên Ban kiểm tra, Hội đồng nghệ thuật nhiệm kỳ 2010- 2015.
|
Tối ngày 29/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (HKHKT), Đại học Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2024 gắn với định hướng Festival Bốn mùa với chủ đề: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Ngày 27/11, Đại học Huế phối hợp cùng với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức lễ trao học bổng cho sinh viên.
Chiều ngày 27/11, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đã tổ chức họp báo kỳ họp thường lệ lần thứ 7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chiều 24/11, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác về đề tài phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Chiều này 22/11, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc và Hội Mỹ thuật Hàn Quốc tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật giao lưu tranh Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề "Song hành".
Chiều ngày 22/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức ký kết ghi nhớ hợp tác và Giao lưu biễu diễn âm nhạc cung đình giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Chiều ngày 21/11, tại Trường Lang Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hơp với tổ chức Nhịp cầu Nhiếp ảnh châu Á tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế trong tim tôi”.
Chiều 21-11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 và chương trình Huế by Light - The Live Show.
Sáng ngày 21/11, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Ngọc xuất danh sơn”. Triển lãm chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thờ Nguyễn (2013-2023).
Sáng ngày 20/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức (GEKE e.V) tổ chức triển lãm “Khám phá Quần thể Điện Phụng Tiên”.
Chiều tối ngày 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì cuộc họp trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ. Tham dự buổi họp có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Sáng 16/11, đồng chí Lê Trường Lưu - UV Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại tá Nguyễn Thanh Tuấn – UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng nhiều đồng chí Lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành đã đi kiểm tra công tác phòng chống mưa lụt ở các địa bàn thấp trũng.
Từ ngày 13 - 15/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xảy ra mưa to và rất to đã khiến các tuyến đường bị sạt lở, ngập nặng ảnh hường đến tính mạng và cuộc sống của người dân.
Sáng 13/11, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác quy hoạch, bảo tồn, quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế.
Ngày 13/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và chỉ đạo Hội chợ - Triển lãm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức diễn ra tại Huế từ ngày 11 – 15/11/2023.
Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh. Sáng ngày 13/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế, trời chuyển lạnh, nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi A Lưới từ 17-19 độ C, các nơi khác 19-21 độ C. Từ ngày 13/11 đến ngày 17/11 trên đất liền tỉnh ta có mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 250-500mm, có nơi trên 800mm. Vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh. Sóng biển cao 2,5-4m; cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các khu vực trũng thấp; dông, lốc, sét và gió giật mạnh.
Tối ngày 11/11, tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam-Lào với chủ đề: “Nghĩa tình sắt son-đời đời bền vững”. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào năm 2023”, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, nhân kỷ niệm 61 năm ngày năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào (1962 – 2023) và 46 năm ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 – 2023).
Chiều ngày 11/11, trong chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” đã diễn ra Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp.