Đại hội Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế: “ Đoàn kết - Bản lĩnh - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”

14:23 25/10/2010
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.

Đến dự Đại hội về phía Trung ương có nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; về phía tỉnh có các đồng chí: Trần Thanh Bình- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Ngô Hòa- UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Văn Chinh- Phó Chỉ tịch UBMTTQVN tỉnh; cùng đại diện các cơ quan ban ngành cấp tỉnh; đại diện các Hội VHNT: Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình; các văn nghệ sỹ lão thành và 231 đại biểu 8 hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp.... 

Nhà thờ họ Lê, làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc,
nơi đã diễn ra cuộc “họp bạn văn nghệ” tỉnh Thừa Thiên

Tại Đại hội, họa sỹ Đặng Mậu Tựu đã ôn lại chặng đường 60 năm trưởng thành và phát triển của nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Cách đây đúng 60 năm, vào tháng 10 năm 1950, tại làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc đã diễn ra cuộc “họp bạn văn nghệ” toàn tỉnh Thừa Thiên, đánh dấu sự ra mắt của Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên (tiền thân của Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên và nay là Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế). Tại cuộc “họp bạn văn nghệ”, hơn 50 văn nghệ sỹ đã tổng kết đánh giá quá trình hoạt động về thơ, văn, nhạc, kịch và bầu ra Ban chấp hành Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên đầu tiên do nhà văn Trịnh Xuân An làm Phân hội trưởng.

Họa sỹ Đặng Mậu Tựu Báo cáo tình hính hoạt động Hội Liên hiệp trong nhiệm kỳ 2005- 2010 và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2010- 2015

60 năm qua, Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều tên tuổi lớn đã được ghi danh trên diễn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam như: Văn Cao, Nguyễn Văn Thương, Tố Hữu, Ngô Kha, Thanh Hải, Lê Minh Trường, Tống Hoàng Nguyên, Trần Hoàn, Hải Bằng, Xuân Hoàng, Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ, Thái Ngọc San, Đỗ Kỳ Hoàng, Phạm Đăng Trí, Trịnh Xuân An, Lương An, Nguyễn Khoa Lợi, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Võ Quê, Hà Khánh Linh, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khắc Thạch, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Quang Lập, Lê Thị Mây, Nguyễn Trọng Tạo, Đinh Cường, Trần Hữu Pháp, Hoàng Sông Hương, Vĩnh Phối, Hoàng Đăng Nhuận, Đặng Mậu Tựu, Lê Văn Ngăn, Trần Thùy Mai, Ngô Minh, Hồ Thế Hà, Việt Đức, Lê Anh, Lê Phùng, Khắc Yên, Phạm Văn Tý, Phạm Bá Thịnh, Nguyễn Minh Dũng, Nguyễn Nguyến, Phùng Phu, Huỳnh Quang, Ngọc Bình, La Cẩm Vân... và nhiều tên tuổi khác.

Đồng chí Trần Thanh Bình- Phó Bí thư Thưởng trực Tỉnh ủy
phát biểu chỉ đạo Đại Hội

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, họa sỹ Đặng Mậu Tựu đã tổng kết, đánh giá chung về diện mạo Văn học nghệ thuật thuật Thừa Thiên Huế trong nhiệm kỳ 2005- 2010. Trong 5 năm qua, cùng với những thành tựu to lớn từ công cuộc đổi mới đất nước, Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ tổ quốc của dân tộc; phản ánh chân thực và sâu sắc những giá trị văn hóa, lịch sử, cuộc sống đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, khát vọng của nhân dân... Từ đó, các văn nghệ sỹ đã cho ra đời nhiều tác phẩm có chất lượng với nhiều loại hình nghệ thuật từ văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc đến kiến trúc, sân khấu, múa, văn nghệ dân gian, đạt nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế, được phong tặng danh hiệu, tước hiệu, bằng khen và huy chương... “xứng đáng với danh hiệu cao quý người nghệ sỹ- chiến sỹ, là lực lượng nòng cốt trực tiếp tạo nên nền văn học nghệ thuật cách mạng của dân tộc trong thời kỳ đổi mới” mà Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã khẳng định.

Nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc các Hội Liên hiệp
VHNT Việt Nam phát biểu tại Đại hội

Nhiệm 2005- 2010, Hội đã đẩy mạnh hoạt động sáng tạo văn nghệ thuật bằng hình nhiều hình thức lẫn phương pháp tổ chức như phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các địa phương nhằm xã hội hóa các hoạt động văn sáng tác và nâng cao chất lượng trại sáng tác theo hướng chuyên biệt họa kết hợp giữa các loại hình: văn học, âm nhạc, kết hợp văn học với am nhạc, nhiếp ảnh với mỹ thuât... như trại sáng tác. Về việc công bố tác phẩm cũng đã được xã hội hóa như việc Vườn Quốc gia Bạc Mã đầu tư in tác phẩm viết ở trại sáng tác Bạch Mã; UBND và phòng VHTT huyện quảng Điền đầu tư kinh phí đêm công diễn tác phẩm ở trại sáng tác Quảng Ngạn; Hội Âm nhạc Việt Nam đầu tư kinh phí dàn dựng chương trình giới thiệu các ca khúnhạc sỹ Huế tại thành phố Vinh. Hội cũng đã tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo chuyên ngành và xuất bản các công trình VHNT lớn như: 700 năm thơ Huế, 30 năm Văn học Thừa Thiên Huế, 30 năm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, thiêt kế Trang thông tin điện tử vanhocnghethuat-tthue.org.vn, đồng thời thời hỗ trợ hơn 30 đầu sách cho các hội viên không có điều kiện xuất bản tác phẩm và hỗ trợ một phần kinh phí công bố gần 60 tác phẩm cho hội viên. Nhiệm kỳ qua, các cơ quan chuyên môn của Hội đã phát huy hết chức năng và vai trò của mình trong sự nghiệp VHNT.

Lãnh đạo tỉnh trao tặng Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế bức trướng
với dòng chữ: “ Đoàn kết - Bản lĩnh - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”.  

Trong nhiệm kỳ mới 2010- 2015, Đại hội đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ với những mục tiêu, chương trình trọng điểm như sau: 1. Mục tiêu: Phát huy cao nhất nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sỹ, phấn đấu để có nhiều tác phẩm, công trình VHNT có giá trị chất lượng nhằm cổ vũ nhân dân trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, ổn định xã hội; Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ Thừa Thiên Huế một cách toàn diện, chú trọng phát triển chiều sâu có chất lượng, chăm lo phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ... đoàn kết, cùng nhau gắn bó cùng phát triển trong sự nghiệp chung của dân tộc; Tiếp tục cũng cố tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu lãnh đạo, quản lý và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chỉ đạo, quản lý VHNT của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới. 2. Chương trình trọng điểm: Xây dựng đề án mô hình, tổ chức Hội Liên hiệp; xây dựng đề án trụ sở Hội Liên hiệp, Tạp chí Sông Hương và các hội thành viên tại số 9 số 9 Phạm Hồng Thái và Nhà lưu niệm Văn nghệ sỹ Thừa Thiên Huế tại 26 Lê Lợi, Huế; Phối hợp với Sở VH-TT&DL để xây dựng đề án về các thiết chế văn hóa như: Nhà trưng bày triển lãm, Bảo tàng Mỹ thuật và quy chế phối hợp hoạt động giữa Hội và Sở; Sửa đổi, bổ sung Quy chế hỗ trợ tác phẩm, công trình VHNT theo Đề án 926 của Chính Phủ giai đoạn 2011- 2015 cho phù hợ với tình hình hoạt động thực tiễn và nhiệm vụ mới; Triển khai chương trình hợp tác giữa các Hội VHNT các vùng kinh đô xưa và hoạt động giữa 3 thành phố kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn...

Hội Liên hiệp đón nhận Bằng khen của UBTQCHLHVHNT Việt Nam

Tại Đại hội, đồng chí Trần Thanh Bình- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã biểu dương những thành quả đã đạt được của Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế trong 5 năm qua, góp phần vào sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà, xứng đáng với Huế, trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước,, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế trong dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc... Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Trần Thanh Bình đã tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “ Đoàn kết - Bản lĩnh - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”. Dịp này Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam; Tạp chí Sông Hương và 8 hội chuyên ngành được UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển Hội.

Ra mắt BCH Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2010- 2015

Cũng tại Đại hội, hưởng ứng lời kêu gọi hướng về đồng bào bị lũ lụt ở các tỉnh Quảng Bình Hà Tĩnh, Nghệ An, các đại biểu đã ủng hộ hơn 8,4 triệu đồng trao tặng cho các tỉnh bị thiệt hại lớn trong cơn lũ vừa qua.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các cơ quan ban ngành
và các đại biểu ủng hộ đồng bào lũ lụt

Trước đó, Đại hội nội bộ Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra vào chiều ngày 22/10. Tại đây, Đại hội đã thông qua dự thảo sửa đổi Điều lệ Hội để các đại biểu góp ý xây dựng, với nhiều ý kiến khác nhau về một số điều, khoản trong Điều lệ như số lượng thành viên, quy chế bầu Ban kiểm tra, Hội động nghệ thuật và nhiều đề xuất khác như nên xây dựng nhà bảo tàng VHNT Thừa Thiên Huế... Đại hội đã biểu quyết thông qua bản điều lệ hoàn chỉnh, cũng như ghi nhận ý kiến của các đại biểu để BCH nhiệm kỳ 2010- 2015 thực hiện, ngoài ra một số vấn đề mang tính quy mô Hội sẽ lập đề án đề nghị cấp trên xem xét, giải quyết. Như vậy, theo Điều lệ sửa đổi, tên gọi mới của Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế là LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ. Đại hội đã tiến hành hiệp thương BCH nhiệm kỳ mới với 15 thành viên, và tại phiên họp lần thứ nhất BCH đã bầu Ban thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp cũng như giới thiệu và đề cử thành các thành viên Ban kiểm tra, Hội đồng nghệ thuật nhiệm kỳ 2010- 2015.

Toàn cảnh Đại hội

                                 
                                  Ban Thường vụ
                   Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế
                               nhiệm kỳ 2010- 2015

1. Họa sỹ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch
2. Nhạc sỹ Lê Phùng - Phó Chủ tịch Thường trực
3. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch
4. Biên đạo múa Cao Chí Hải
5. Nhà thơ phạm Nguyên Tường


                                    Ban Chấp hành
                 Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế
                                nhiệm kỳ 2010- 2015


1. Nghệ sỹ Nguyễn Đình Dũng
2. Kiến trúc sư Nguyễn Minh Dũng
3. Họa sỹ Nguyễn Thiện Đức
4. Nhạc sỹ Dương Bích Hà
5. Nhà thơ Đông Hà
6. Nhà Lý luận phê bình Hồ Thế Hà
7. Biên đạo múa Cao Chí Hải
8. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc
9. Nhà nghiên cứu Triều Nguyên
10. Nhạc sỹ Lê Phùng
11. Nghệ sỹ Nguyễn Văn Thanh
12. Nhà văn Thái Cẩm Thủy
13. Họa sỹ Đặng Mậu Tựu
14. Nhà thơ Phạm Nguyên Tường
15. Nghệ sỹ nhiếp ảnh Phạm Văn Tý



PV











 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.

  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.

  • Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và  Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn...  đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.

  • Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các  "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".

  • Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.

  • NGUYỄN KHÁC PHÊ (Đọc “Nửa vòng đất lạ buồn vui xứ người” của Bảo Cường)  Tôi tin là Bảo Cường không tự ái khi bị (hay “được”) gọi là “nghệ sĩ hát rong”.  Vì không dễ có được danh hiệu này. Người nghệ sĩ không hề bị trói buộc, chẳng hề ra giá “cát-sê”, gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng ở mọi phương trời mới  được tặng danh hiệu dân dã mà đáng yêu  đó.

  • Sáng ngày 17 - 2 - 2009, Tạp chí Sông Hương phối hợp cùng Hội Nhà văn TT. Huế tổ chức buổi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Nguyễn Đặng Mừng: Bóng chiều hôm (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Đến dự có đông đảo các nhà văn, dịch giả, những người có uy tín trong hoạt động văn học nghệ thuật như: Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Thạch, Tô Nhuận Vỹ, Bửu Ý, Thái Kim Lan, Đặng Tiến…

  • “…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.