Đại học Huế (ĐHH) được xem là một trong ba trung tâm đào tạo đại học có đội ngũ giảng dạy trình độ cao chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Đây là tiềm lực lớn để ĐHH mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
PGS.TS.Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế tặng hoa cho các nhà giáo được công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2012
Những giải pháp hiệu quả
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc ĐHH, trong hai yếu tố quyết định chất lượng đào tạo là đội ngũ giảng viên và các điều kiện để thực hiện công tác đào tạo (như cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm,...), đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định vì ở đâu có giảng viên giỏi, trình độ cao thì ở đó có sinh viên giỏi, chương trình đào tạo chất lượng tốt, được xã hội đánh giá cao. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, ĐHH đã có nhiều giải pháp để tập trung xây dựng đội ngũ này, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn cho biết. Giải pháp thứ nhất là ĐHH đã thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn.
Đây là quy hoạch mang tính định hướng và đây cũng là đại học đầu tiên thực hiện quy hoạch chuyên môn. Quy hoạch chuyên môn được hiểu là một kế hoạch mang tính định hướng, cụ thể là người tốt nghiệp loại giỏi thì sẽ đào tạo thạc sĩ, đã thạc sĩ thì đào tạo tiến sĩ và đã tiến sĩ thì định thời gian làm PGS,...”. Với giải pháp này, cán bộ giảng dạy vừa thấy đó là nhiệm vụ cấp trên giao đồng thời bản thân họ tự thấy mình phải có trách nhiệm phấn đấu. Chính quy hoạch chuyên môn đã thúc đẩy sự hình thành đội ngũ giảng dạy có học hàm học vị của ĐHH tăng lên rất nhiều. Liên tục trong mấy năm gần đây, bình quân mỗi năm, số lượng giảng viên có học hàm học vị của ĐHH tăng 20 GS, PGS và 30 TS.
Đặc biệt, ĐHH có chủ trương kèm theo quy hoạch chuyên môn là thành lập Quỹ khuyến khích tài năng để hàng năm vinh danh và kịp thời động viên, khen thưởng các cán bộ viên chức - lao động, sinh viên có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, trong công tác giảng dạy và học tập. Các trường hợp cụ thể được khen thưởng là: bảo vệ tiến sĩ trước thời hạn 6 tháng, bảo vệ tiến sĩ trước 30 tuổi, bảo vệ tiến sĩ đúng hạn và đạt loại xuất sắc; cán bộ được phong hàm PGS trước 40 tuổi, GS trước 50 tuổi; sinh viên thi vào ĐHH đạt điểm tuyệt đối, sinh viên đạt các thành tích học tập xuất sắc, đạt các giải thưởng cao,...
Giải pháp thứ ba là căn cứ lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “ĐHH đã quyết định sớm chấm dứt tình trạng đại học dạy đại học và nâng chuẩn tuyển dụng giảng viên, trừ những ngành đặc thù như ngành Nghệ thuật, Giáo dục thể chất hoặc những ngành đào tạo mà ĐHH không đào tạo được thì có tuyển dụng đặc biệt, còn tất cả sinh viên muốn ở lại trường giảng dạy thì điều kiện cần là phải tốt nghiệp loại giỏi, ưu tiên tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và thủ khoa. ĐHH có chủ trương giữ lại các sinh viên này để tạo nguồn”, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn cho hay.
PGS.TS. Lê Văn Anh, Phó Giám đốc ĐHH nhìn nhận: “Chất lượng đội ngũ là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo, thể hiện thương hiệu đối với một cơ sở giáo dục đại học. Ở đây, đội ngũ bao gồm cả giảng viên, cán bộ quản lý và cán bộ phục vụ (tức cán bộ phụ tá, trợ giảng)”. Theo PGS.TS. Lê Văn Anh, không chỉ trong giảng dạy lý thuyết phải có thầy giỏi mà cả trong phòng thí nghiệm cũng phải có những phụ tá giỏi. “Trong tương lai, các cán bộ làm trong phòng thí nghiệm cũng phải học lên thạc sĩ, tiến sĩ chứ không dừng lại ở mức cử nhân. Về cán bộ quản lý, hiện nay ĐHH và các trường, khoa thành viên đã chú ý nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, ví dụ cán bộ quản lý ở cấp nào thì phải có trình độ lý luận chính trị ở cấp đó. Hầu như các cán bộ lãnh đạo ở các trường đại học, khoa thành viên đã được cử đi học các lớp cán bộ quản lý trình độ hiệu trưởng, các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trung cấp, cao cấp,...”.
Với những chủ trương và chính sách trên, ĐHH đã có một đội ngũ cán bộ phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong khu vực về công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ.
Đội ngũ giảng viên quyết định chất lượng đào tạo
Nhờ đội ngũ cán bộ có học hàm học vị cao, chất lượng đào tạo đại học và sau đại học ở các trường và khoa thành viên ĐHH ngày càng được nâng cao, ĐHH từ lâu được xem là một trung tâm đào tạo đại học uy tín nhất ở khu vực miền Trung.
“Đội ngũ này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến chất lượng đào tạo”, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn nói. Tác động đầu tiên, theo PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn là nhờ có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao nhiều nên ĐHH mới có điều kiện mở nhiều hơn các chuyên ngành đào tạo sau đại học, và từ đó mới có thể tăng quy mô đào tạo sau đại học. Đội ngũ này cũng góp phần hình thành nên những chương trình nghiên cứu lớn. Trong thời gian qua, ĐHH đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ các cấp. Nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, các chương trình hợp tác quốc tế đã có những kết quả nổi bật và đạt những giải thưởng lớn chính là nhờ đóng góp quan trọng của lực lượng này. “Những giải thưởng lớn như giải thưởng Cố đô, năm nào ĐHH cũng tham dự và đạt các giải thưởng cao”, PGS.TS Lê Văn Anh cho biết. “Đặc biệt, đội ngũ cán bộ có học hàm học vị cao đã góp phần quan trọng nâng cao thương hiệu của ĐHH trong xếp hạng của thế giới. Số lượng bài báo đăng trên tạp chí khoa học uy tín của thế giới, đặc biệt khoa học tự nhiên hàng năm tăng nhiều”. Cũng theo PGS.TS Lê Văn Anh, bên cạnh vai trò quan trọng trong giảng dạy, đào tạo thạc sĩ và hướng dẫn nghiên cứu sinh, đội ngũ này còn đóng vai trò xây dựng hệ thống giáo trình đại học đào tạo theo phương thức tín chỉ, tham gia biên soạn giáo trình. “Họ đã từng làm nghiên cứu sinh, làm TS, PGS, GS nên có rất nhiều kinh nghiệm trong phương pháp học. Họ đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học và là những người có rất nhiều kinh nghiệm để giúp cho sinh viên tự học, vì trong đào tạo tín chỉ, phần lớn thời gian sinh viên phải tự học mà muốn tự học hiệu quả, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, sinh viên phải biết cách tự học”, PGS. Anh nói.
PGS.TS Nguyễn Văn Toàn cho hay, một vai trò không kém phần quan trọng nữa là nhờ đội ngũ giảng dạy có trình độ cao, có khả năng hợp tác, giảng dạy bằng tiếng Anh, việc chuyển từ hình thức hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học là chủ yếu sang trọng tâm là hợp tác quốc tế trong liên kết đào tạo đã hình thành nên một số chương trình đào tạo chất lượng tốt của ĐHH như: chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ về Quản lý Du lịch và đào tạo thạc sĩ về công nghệ sinh học liên kết với Đại học Krems, Áo; chương trình đào tạo thạc sĩ về phát triển bền vững hệ thống nông thôn và môi trường liên kết với Đại học Okayama, Nhật; chương trình tiên tiến ngành vật lý liên kết với Đại học Virginia, Hoa Kỳ,...
Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ theo hướng chuẩn hoá, nâng tỷ lệ cán bộ giảng dạy có chức danh và học vị cao ngang tầm với các đại học hàng đầu trong nước và khu vực. Tăng cường ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để cán bộ viên chức tham gia các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm mà ĐHH sẽ tập trung thực hiện nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và thương hiệu của ĐHH trong thời gian tới.
Theo TTH
Trường ĐH Y Dược- ĐH Huế đã có buổi làm việc và ký kết biên bản hợp tác giữa nhà trường với Tập đoàn Phúc lợi xã hội Aomori đến từ Nhật Bản.
Sáng ngày 01/11/2014, tại Hội trường Nhà Văn hóa trung tâm huyện A Lưới, huyện A Lưới đã tổ chức Hội thi “Nét đẹp giáo viên huyện A Lưới” lần thứ I, năm 2014, tiến tới Hội thi “Nét đẹp giáo viên” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất năm 2014.
Sáng ngày 01/11/2014, tại Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế; GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TNMT đã trình bày chủ đề “Đất đai của các Nông Lâm trường và chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số”.
Từ ngày 27-29/10, Trường Đại học Khoa học - ĐH Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phân tích Môi trường Quốc tế thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju Hàn Quốc (EAEC-GIST, South Korea) đã tổ chức Hội thảo về “Các chất ô nhiễm trong môi trường”(Issues on Environmental Multi-pollutants) tại Thành phố Đà Nẵng.
Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tổ chức "Diễn đàn đối tác hợp tác giữa trường Đại học Nông Lâm Huế và Doanh nghiệp trong đào tạo đại học" (POHE).
Khoa Ngữ văn trường ĐH Khoa học Huế vừa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phân tâm học với văn học”.
Sáng 19/10, Trường ĐH Sư phạm – Đại học Huế đã tổ chức Hội nghị khoa học sau đại học lần thứ 2 năm 2014.
Đây là lần đầu tiên Công đoàn Đại học Huế tổ chức Hội nghị nhằm tôn vinh cán bộ nữ đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm. Hội nghị được tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10.
Sở Gíáo dục và Đào tạo cùng Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge, Hội đồng Anh, Trung tâm đào tạo Anh ngữ quốc tế EUC - Khảo thí tiếng Anh Cambridge VN 503 Khu vực miền Trung đã làm lễ khai giảng các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, chuyên viên cốt cán…
Chiều 16/10, Đại học Huế công bố thông tin tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy cho 7 trường, và 3 khoa thành viên và một phân viện tại Quảng Trị trực thuộc ĐH Huế.
Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế phối hợp với Microsoft Việt Nam sẽ tổ chức chương trình MAT15 tại trường vào ngày 18/10/2014.
Chiều 11/10, đoàn lãnh đạo Hiệp Hội Y tế Quốc tế (IMSA) - Nhật Bản gồm hơn 30 thành viên là đại diện lãnh đạo các trường Đại học Y, Viện Nghiên cứu Y khoa và các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế vùng Kansai (Nhật Bản) đã đến thăm, làm việc tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
Chiều 11.10, Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế Nguyễn Văn Cao đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn Hiệp hội thúc đẩy hợp tác y tế Nhật Bản, gọi tắt là IMSA do Giáo sư Toshikaru Yoshikawa dẫn đầu nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn tại TT Huế.
Sáng 9/10, tại Đại học Huế, TS. Trương Qúy Tùng, Phó Giám đốc Đại học Huế đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn lãnh sự quan Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh.
Trong một bài viết về những giá trị cốt lõi của Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, GS-TS Phùng Hữu Phú (Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương) đã từng khẳng định, một trong giá trị cốt lõi trong cơ tầng văn minh, văn hiến Thăng Long - Hà Nội cần được nhấn mạnh và phát huy chính là truyền thống trọng hiền, coi trọng tài năng và trí tuệ. Dường như ai cũng phải thừa nhận một thực tế, Hà Nội chính là nơi trí tuệ hội tụ và lan tỏa vì cả nước, cùng cả nước.
Trường Đại học Nông Lâm Huế là một trong 8 trường đại học của Việt Nam tham gia thực hiện Dự án POHE 2, sẽ tổ chức diễn đàn đối tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Sở GD&ĐT kết hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vừa tổ chức hội nghị triển khai quyết định 28/2014/QĐ - UBND về việc ban hành một số quy định về dân số và kế hoạch hóa gia đình; tập huấn nâng cao chất lượng giáo dục SKSS – VTN cho đội ngũ cốt cán của bậc Trung học.
Gần đây nhiều sinh viên học ngành sư phạm ra trường lo lắng khi có thông tin về việc tỉnh Thừa Thiên – Huế không có chủ trương tuyển dụng mới đối với giáo viên các cấp trong giai đoạn 2014 đến 2015.
Chiều 2/10, Hội Sinh viên Đại học Huế và Phòng CSGT đường bộ và đường sắt (PC67) Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức đã tham gia lễ ký cam kết chương trình đảm bảo an toàn giao thông.
Trường mầm non Hồng Thủy tại thôn 6, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được khánh thành, đây là ngôi trường nằm trong chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm của nhãn hàng Cô Gái Hà Lan (thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam).