Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”: Trầm lãm nét Huế

09:46 03/10/2011
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - Những góc nhìn mới” do Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức vừa qua một lần nữa cho thấy đề tài về Huế là cảm nguồn bất tận. Mục đích cuộc thi là tìm kiếm, phát hiện ra những góc nhìn nghệ thuật mới về Huế, tạo nên một hình ảnh Huế đẹp, mới lạ so với những tác phẩm đã thành danh trước đây. Đồng thời, cuộc thi cũng góp phần quảng bá hình ảnh cố đô Huế qua ống kính nhiếp ảnh hướng đến Năm Du lịch 2012.
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Phát khởi từ ngày 15/3/2011, cuộc thi đã quy tụ 409 bức ảnh của 55 tác giả thuộc 14 tỉnh thành trong cả nước, khai thác các góc nhìn Huế từ nông thôn đến thành thị, từ nét hiện đại cho đến những thoáng cổ xưa… Trải qua 4 vòng chấm, Ban Giám khảo đã xét chọn và định giải cho những tác phẩm có chất lượng vào ngày 17/7/2011: 1 tác phẩm đạt giải nhất, 1 tác phẩm giải nhì, 4 tác phẩm giải ba, 5 tác phẩm giải khuyến khích.


Những bức ảnh tham gia cuộc thi với những khoảnh khắc khác nhau đã thể hiện nỗi niềm hoài cổ, thoang thoảng chút buồn vấn vương dáng Huế đô thành ngày xưa, bên cạnh đó đã lột tả vẻ đẹp Huế trong bối cảnh mới đang từng bước chuyển mình vươn lên hình hài của một đô thị hiện đại.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]"Góc nhà vườn" - Tác giả Nguyễn Đức Trí (Giải nhất)

Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi “Góc nhà vườn”, tác giả Nguyễn Đức Trí (Huế) đã xoáy một cái nhìn mới về nhà vườn, một trong những tiểu cảnh làm nên không gian kiến trúc cố đô Huế. Bức ảnh chụp ngôi nhà cổ được xây từ cuối thế kỉ XIX của một vị quan triều Nguyễn trước đây là Thượng thư bộ Lễ Phạm Hữu Điển tại Kim Long. Toàn bộ không gian nhà vườn hiện lên với tông màu trầm lãm, cổ kính và rất thu. Góc chụp từ trên cao khiến không gian như giãn ra, sống động trong sắc vàng dịu. Ở đây, tác giả thành thạo kĩ thuật phân tách, phối các mảng màu làm cho bố cục chặt chẽ mà không rối.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]"Đêm xứ Huế" - Tác giả Nguyễn Đức Trí (Giải nhì)

Dáng Huế đô thị được thể hiện khá thành công qua tác phẩm “Đêm xứ Huế” (giải nhì) của cùng tác giả nói trên. Huế hiện lên lung linh trong đêm, ánh đèn phản chiếu những cảnh vật đa sắc trong ánh sáng đủ màu. Kĩ thuật chụp panorama, chụp quét được dùng trong điều kiện bóng tối được tác giả sử dụng chuyên nghiệp, trình bày theo không gian toàn cảnh, góc rộng theo chiều ngang. Dáng Huế trong tác phẩm này dàn ra, mênh mông theo ánh nhìn của người thưởng lãm.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]"Quá khứ một triều đại" - Tác giả Nguyễn Quang Tuấn (Giải ba)

Một số tác phẩm khác với các đề tài, góc nhìn, kĩ thuật chụp khác nhau cũng cho ra những bức ảnh nên thơ về Huế. Tác giả Nguyễn Quang Tuấn đến từ Hà Nội theo đuổi một đề tài tuy không mới với cái tên khá ấn tượng “Quá khứ một triều đại” (giải ba), đã tái hiện không gian các tượng trên sân chầu trước Bi Đình ở lăng Khải Định. Kỹ thuật chụp monochrome lấy tương phản đen trắng làm tông màu chủ đạo khắc họa chi tiết nghệ thuật cần biểu đạt là điểm mạnh của tác giả này. Một chút cổ kính, một chút đẹp trầm tích qua hình ảnh cô gái mặc áo dài trắng thấp thoáng cuối khuôn ảnh tạo nên một điểm nhấn vào đúng vị trí biểu đạt.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]"Nắng sân đình" - Tác giả Nguyễn Đăng Hạnh (Giải ba)

Tác giả Nguyễn Đăng Hạnh (Huế) với tác phẩm “Nắng sân đình” (giải ba) một lần nữa tái tạo một thoáng không gian Huế bằng hình ảnh rất gần gũi là cảnh vật của một ngôi đình, nơi sinh hoạt quen thuộc của các cộng đồng làng xã người Việt. Trong bức ảnh này, tác giả thành công khi chọn góc chụp, lấy bố cục khá ấn tượng với những chiếc nan quạt được phơi trước sân đình. Góc nhìn từ trên xuống gây cảm giác không gian như lơ lửng trong sắc màu nắng sáng, tạo sự liên tưởng các nan quạt như hợp lại thành những cánh bồ công anh đang từ từ đáp xuống mặt đất.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]"Vịnh đẹp Lăng Cô" - Tác giả Đồng Minh Đống (Giải ba)

Cuộc thi đã cho thấy những thành công mới trong phong trào chụp ảnh nghệ thuật về Huế. Ông Phạm Văn Tý, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Việt Nam - Trưởng Ban Giám khảo nhận định: “Cuộc thi đã đạt được những thành công nhất định, quy tụ một số lượng đông đảo tác giả và tác phẩm khá phong phú đề tài về Huế. Các tác phẩm tham dự giải phần lớn là những tác phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được như yêu cầu, mong muốn của Ban Tổ chức, chưa nhiều tác phẩm có những góc nhìn mới lạ và ít tác phẩm thực sự xuất sắc”.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]"Đêm hoàng cung" - Tác giả Trương Vững (Giải ba)

Cuộc thi là một thử nghiệm mới trong chương trình hoạt động nghệ thuật của Hội Nhiếp ảnh và Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế. Theo thông tin từ Hội Nhiếp ảnh, những cuộc thi như thế này sẽ trở thành hoạt động thường niên của Hội trong những năm tới đây. Các tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - Những góc nhìn mới” sẽ được triển lãm vào dịp 2/9/2011.

L.V.T.G
(271/09-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ (1945 - 2015)

    NGUYỄN KHOA QUẢ  

    Tôi xin viết ra đây cảm nghĩ của mình sau 40 năm làm nghệ thuật với hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế từ năm 1975 đến nay.

  • (SHO).Đã hơn 20 năm đứng trên bục giảng là một nhà giáo hết mực yêu thương học trò và tâm huyết với nghề. Người thầy ấy còn là một Nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn cần mẫn và tinh tế ghi lại những khoảnh khắc bất chợt của cuộc sống, những con người chỉ vô tình bắt gặp trong cõi nhân gian. Bằng tình yêu, sự đam mê và lòng nhiệt huyết với nghệ thuật nhiếp ảnh, đến nay, thầy giáo Nguyễn Xuân Hữu Tâm đã là chủ nhân của hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. 

  • NHỤY NGUYÊN

    Trong số 12 nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam được phong tước hiệu FIAP năm 2010, Phạm Bá Thịnh được xếp đầu với tước hiệu Nghệ sĩ xuất sắc hạng Bạc (E.FIAP/s).

  • ĐỒNG MINH ĐỐNG              (Nhân kỷ niệm 140 năm khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường)Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, một số nhà nhiếp ảnh ở Huế đã tìm đến với nhau, lập ra một nhóm chơi ảnh nghệ thuật. Lúc bấy giờ tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, người chơi ảnh còn hạn chế nên người chụp ảnh cũng không nhiều.

  • NGUYỄN THANH TÚTôi tình cờ quen Phạm Văn Tý vào những năm đầu của thập kỷ 90. Dạo ấy Bình Trị Thiên chia tỉnh, đáng lẽ tôi phải theo cơ quan ra Quảng Bình (quê tôi) công tác. Nhưng do hoàn cảnh gia đình và đặc biệt tôi đang theo học đại học ở Huế nên đành phải ở lại, chấp nhận thất nghiệp không có việc làm!

  • SĨ THIỆN   Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm năm 1980, anh lên tận chân núi Trường Sơn mở mang cái chữ cho đồng bào dân tộc vùng A Sao – A Lưới. Những năm đố, với đồng lương của “Thầy giáo – tháo dày”, Nguyễn Văn Dũng đã cầm phấn bằng “tay phải” và tiếp tục “tay trái” cầm máy mà anh dính từ 1978.

  • Hôm nay, cùng với bà con thân quyến nghệ sĩ lão thành Nguyễn Khoa Lợi, các nghệ sĩ nhiếp ảnh và những người hoạt động Văn học Nghệ thuật ở Thừa Thiên-Huế họp mặt tại căn nhà phố Hàn Thuyên - nơi từng in dấu chân nhiều thế hệ nhiếp ảnh Huế, để tiễn đưa nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Khoa Lợi (NSNANKL) đến nơi an nghỉ cuối cùng với lòng tiếc thương vô hạn.