Đọc “Quỷ trong trăng”, cảm giác đầu tiên khởi lên và lặp đi lặp lại phía sau bề mặt con chữ là cuộc tìm kiếm miên man của Trần Thuỳ Mai giữa mê lộ thơ, hệt như những ám ảnh đã mộng du và quyến rũ bước chân nhân vật Lan trong một truyện ngắn của chị đội trên đầu chiếc mâm vàng sóng sánh nước để đi đến bờ vực tình yêu. Đó phải chăng chính là hình tượng tựa như một thi ảnh mà nhà văn nữ đã gửi gắm vào đấy tất cả nhữung khát khao, băn khoăn và tự vấn, kiếm tìm. Giữa những ám ảnh các con đường, Trần Thuỳ Mai đã không làm một “trò chơi vô tăm tích” vốn ảnh hưởng tinh thần của F. Nietzsche để đến với cái đích mịt mù không tưởng như “Mê lộ” của Phạm Thị Hoài mà chị lại gắn kết và neo giữ chính tâm hồn mình trên những giác độ tình yêu rồi soi xét nó từ nhiều điểm chiếu. Có lúc e ấp như mối tình thoát tục làm nên một “Thương nhớ Hoàng Lan”, có khi bao dung và chịu đựng đến phi lý những ảo ảnh hạnh phúc vốn đã không hề tồn tại như “Trăng nơi đáy giếng”, nhiều lúc lại đi đến tận cùng nghiệt ngã, phủ phàng dẫu chỉ là qua một “Nốt ruồi son” nghịch kiếp... Dù ở điểm chiếu nào, truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai cũng đắm chìm trong tiềm thức miên man, vô hình chung hình thành những ý niệm để tác giả vén lên luồng sáng mong manh, đi sâu vào những ngõ ngách nhỏ nhoi, tìm ra đời sống hơn là đời sống, nhận thức ra tia sáng hằng cửu, bất biến trong chân lý tình yêu như Octavio Paz đã từng quan niệm. Luồng sáng mong manh ấy cũng là thế giới của cái đẹp dễ vỡ. Cái đẹp vốn hư ảo như nốt phù trầm tiếng thở dài: “Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian” (Thương nhớ hoàng lan). Càng mong manh, hư ảo, dường như người viết càng khát khao chiêm vọng hướng đến. Chị soi chiếu các nhân vật của mình bằng cảm thức dịu dàng, sâu thẳm qua những mảnh vỡ buồn của My, Khánh, Hạnh, người con gái xứ sở mặt trời hay người đàn bà cô đơn trên đỉnh Ngựa Trắng... Rồi giấu tiếng âm âm như làn sóng sục sôi trong đáy nước, những suy tư về cái đẹp của nhà văn càng ám ảnh, càng nén chặt: “ Sông trôi về biển là sông mất. Nhưng sông không chảy thì còn gì là sông” (Khói trên sông Hương). Đấy là đối thoại của nghịch lý, đối thoại của ánh sáng và bóng tối, của cái chết và mưa rơi trong “Giã từ vũ khí” (E. Hemingway). |
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.
Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".
Qua đi, với những hoa tàn tạ
Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
Victor Hugo*
Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".
Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.
Y PHƯƠNG
Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.
HOÀNG THỤY ANH
Mùa hè treo rũ
Trong cái hộp hai mươi mét vuông
Ngổn ngang màu
Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
Ngày lên dây hết cỡ
Chật
Dâng đầy lên ngực
Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.
NGHIÊM LƯƠNG THÀNH
Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?
CHÂU THU HÀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.
DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ
Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.
MAI VĂN HOAN
"Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…
Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.
LÊ HUỲNH LÂM
Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.
PHẠM XUÂN DŨNG
Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.
Ý NHI
1.
Một buổi chiều, khoảng cuối năm 1989, chúng tôi có cuộc gặp gỡ tại nhà Trần Thị Khánh Hội, trong một con hẻm rộng, quận Phú Nhuận.