Cư dân vạn đò - câu chuyện dài kỳ

10:36 22/05/2008
Những cái tên người kỳ lạ: CHỨA - ĐẾ - SAY - BIA - NEM - CHẢ - NHẬU - CHƠI - nghe vừa buồn cười nhưng cũng vừa xót xa. Tôi hỏi tiếp:- Nếu như sinh đứa con thứ 9 anh sẽ đặt tên gì?- Tên “CHỊU” - anh Dữ trả lời không chút đắn đo suy nghĩ.Như vậy sau 5 năm, người đàn ông này vẫn mẫn cảm với chức năng thiên phú mà trời cho đó là... bản năng tính dục của chàng Adam đương đại.Việc hình thành các khu định cư cho cư dân vạn đò là một giải pháp hữu hiệu, nó trở thành vấn đề bức xúc, là nhu cầu đòi hỏi của nhiều người dân.

ĐẶT TÊN CON... VÔ TỘI VẠ.
Nói đến Huế không thể không đề cập đến những con thuyền lênh đênh trên sông nước. Đặc biệt, khi đề cập đến chương trình dân số và phát triển không thể không nhắc đến một nhóm đối tượng mang tính đặc thù của chương trình, đó là cư dân vạn đò, những người đang sống trên sông nước.
Theo ước tính hiện nay có khoảng gần 1 vạn người đang sinh sống trên những con thuyền chật hẹp, dọc theo sông Hương và kéo dài trên phá Tam Giang, từ các xã Ngũ Điền của huyện Phong Điền trải dài cho đến đầm Cầu Hai của huyện Phú Lộc.
Khảo sát ở phường Phú Bình TP.Huế cho thấy, cư dân vạn đò là 1226 người, số trẻ em dưới 15 tuổi là 419 em, bằng 1/3 số dân đang sống trên mặt nước. Bình quân 1 hộ có 12 người, một cặp vợ chồng có 5 đến 6 con. Tỷ lệ này đối với cư dân vạn đò sống xa bờ ở trên phá Tam Giang sẽ còn cao hơn.
Trên những khoang thuyền chật hẹp này có diện tích từ 10-20 m2 vẫn còn những gia đình có đến 24 người cùng sinh sống với đầy đủ 4 thế hệ “Tứ đại đồng. .. đò”.
Việc sinh sản theo bản năng tự nhiên cũng còn khá phổ biến, văn hoá thấp, thu nhập chỉ vừa đủ ăn hăng ngày đã tạo ra cho những cặp vợ chồng suy nghĩ hết sức đơn giản trong việc chăm lo và giáo dục con cái, ngay cả việc đặt tên cho từng đứa con cũng đã phản ánh phần nào những tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại từ bao đời nay đối với cư dân sống trên sông nước ở Thừa Thiên Huế.
Chung chiêng trên con thuyền của một cư dân vạn đò Phú Bình, tôi đã nghe anh Phan Văn Dữ, 36 tuổi, vừa chỉ vào từng đứa con của mình vừa đọc tên như sau: CHỨA - ĐẾ - SAY - BIA - NEM - CHẢ - NHẬU - CHƠI”.
Nghe vừa buồn cười nhưng cũng vừa xót xa, tôi hỏi tiếp:
- Nếu như sinh đứa con thứ 9 anh sẽ đăt tên gì?
Tên “CHỊU”. Anh Dữ trả lời không chút đắn đo suy nghĩ.
NHÀ VÔ ĐỊCH... SINH SẢN.
Khi đối diện với chương trình dân số có nghĩa là đối diện với một thức tế mà ở đó tâm lý của cộng đồng về số con, về giá trị con trai, con gái đang là một khoảng cách bỏ ngỏ khá xa so với mong muốn của chương trình. Theo điều tra mẫu năm 1996 của Thừa Thiên Huế có đến 50,1% ý kiến cho rằng nhất thiết phải có con trai để nối dõi tông đường. Và cũng chỉ có 38,4% ý kiến chấp nhận mô hình gia đình nhỏ có từ 1-2 con. Đối với cư dân sống trên sông nước thì sao?
Đó cũng là lý do để chúng tôi xuôi thuyền về phá Tam Giang, đến vạn đò ở xã Phú An, nơi mà cách đây 5 năm, phóng sự “Quên cả tên con” của tác giả Nhất Lâm đã đề cập đến ông Trần Thống 43 tuổi và bà Trần Thị Ký 39 tuổi có cả thảy 15 đứa con đang còn sống. Vậy thì hiện nay, cặp vợ chồng này đang có bao nhiêu con?
- Xin chào anh Thống, cách đây 5 năm tôi đã gặp anh, anh còn nhớ không?
- Dạ nhớ.
- Hiện nay anh có bao nhiêu cháu?
- Dạ, kể ra thì 17 đứa nhưng mà có sa sút 1 đứa, vị chi là 16 đứa.
Như vậy, sau 5 năm, người đàn ông này vẫn mẫn cảm với chức năng thiên phú mà trời cho đó là... bản năng tính dục của chàng Ađam đương đại. Nhìn cháu bé khoảng 2-3 tuổi đang nép sau lưng mẹ với nước da đen trùi trũi, mái tóc vàng hoe vì nắng gió khiến tôi không khỏi chạnh lòng.
Mặc dầu trong 5 năm qua, những nỗ lực về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình của xã là không ít nhưng cá biệt vẫn còn có những hộ gia đình sống trên sông nước như gia đình ông Thống vẫn tiếp tục sinh con.
Không chỉ ở Phú An, ở Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền); ở Vinh Giang, Vinh Hiền (Phú Lộc) tình trạng đông con là một điều không thể phủ nhận được, và khả năng sinh sản của những phụ nữ là cư dân vạn đò ở ven phá Tam Giang đang là vấn đề quan ngại hiện nay.
Ơ một bộ phận cư dân vạn đò sống càng cách xa bờ thì mức độ hiểu biết về các biện pháp tránh thai đơn giản như bao cao su, thuốc ngừa thai càng ít. Lý do dễ hiểu là họ sống rày đây mai đó, theo đuôi con cá, con tôm. Và bản thân mạng lưới cộng tác viên dân số hiện nay vẫn chưa với tới được do điều kiện đi lại quá khó khăn, do thù lao cho cộng tác viên quá ít.
Ơ mục 2 điều 5 quyết định 3424/2000/QĐ-UB ngày 19/12/2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi rõ “Tăng mức thù lao cho cộng tác viên dân số là 20.000đ/người/tháng”. Như vậy nếu tính cả nguồn của Trung ương thì bình quân mỗi tháng, mỗi cộng tác viên được nhận thù lao là 40.000đ. Tuy nhiên kết quả so với thực tế vẫn chưa đáng là bao do mạng lưới cộng tác viên dân số ở cơ sở vẫn biến động nhiều hằng năm. Số cộng tác viên thật sự tâm huyết với chương trình dân số, đặc biệt là tâm huyết với cư dân vạn đò vẫn còn quá ít.
Tiếp cận chương trình dân số từ góc độ giáo dục, qua những phỏng vấn sâu của chúng tôi cho thấy, vẫn còn khá nhiều trẻ em trong độ tuổi đến trường nhưng không đi học được vì những lý do sau đây:
- Cháu năm nay 16 tuổi, học đến lớp 6 thì phải bỏ học vì trường xa quá, gia đình cháu nghèo, ba cháu không đủ tiền để đóng cho trường” (cháu NTH - vạn đò Vinh Hà - Phú Vang)
- “Cháu không đi học, ở đò vui hơn”
(cháu HVQ - 6 tuổi, vạn đò Phú Hiệp - Huế)
- “Cháu không đi học vì không có sách vở” (cháu TNL - vạn đò Đông Hải - Lộc Trì - Phú Lộc)...
Một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến mức sinh đó là đời sống kinh tế hiện nay của cư dân vạn đò, trên bình diện chung thu nhập của những người dân khu vực này là rất thấp. Nếu như ở trên phá Tam Giang thì nghề nghiệp chính của họ là đánh bắt tôm cá tự nhiên trên sông đầm bằng phương pháp thủ công, thu nhập từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng một ngày.
Nếu như ở trên các vạn đò dọc sông Hương thì nghề nghiệp của họ là khai thác cát sạn, buôn bán ở chợ Đông Ba, đạp xích lô, và trẻ em có thể kiếm tiền bằng các nghề phụ như bán vé số, đánh giày...
Tuy nhiên, nếu biết tính toán và thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân vạn đò sẽ ngày càng được nâng lên như tâm sự của chị Hồ Thị Diều 38 tuổi ở vạn đò Phú Bình TP Huế:
- Một ngày vợ chồng em chở cát sạn một chuyến 70.000 đồng chia ra ăn uống 50.000 đồng, góp hụi 10.000 đồng để cho con ăn học, còn 10.000 đồng gia đình tiêu vặt...
NHỮNG TÍN HIỆU ĐÁNG MỪNG.
Bằng phương tiện xe gắn máy chúng tôi tìm đến nhà ông Chủ tịch xã Phú An (huyện Phú Vang) để minh chứng rõ nét hơn về những đổi thay lớn lao hiện nay của khu định cư dân vạn đò với 233 hộ, 1403 khẩu đã có nơi ăn ở khá ổn định.
Diện mạo của các khu định cư dân vạn đò không chỉ khởi sắc ở Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền hay những địa bàn khác nằm rải rác trên đàm Cầu Hai, trên phá Tam Giang mà đặc biệt thành phố Huế; ở phường Trường An, Kim Long, Phú Hiệp... chủ trương này đã được cụ thể hoá bằng những chính sách kinh tế và xã hội, bằng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cho những khu định cư mới mà người dân vạn đò đã hằng mơ ước tự bao đời nay.
Ở một số vạn đò như Phú Bình, Phú Hậu sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền cơ sở đã là chiếc cầu nối quan trọng nhằm rút ngắn khoảng cách giữa sự thiếu hụt về vật chất và tinh thần của những người dân sống trên sông nước với đời sống vật chất và tinh thần của đa số cộng đồng đang sinh sống ở trên đất liền, khoảng cách đó chỉ cách nhau đôi bờ của con sông Hương đang chảy giữa lòng thành phố.
Tuy nhiên, khi đến khu định cư của phưòng Phú Hậu, nhiều người dân ở đây đều bày tỏ mong muốn của mình được chính quyền thành phố Huế sớm quan tâm về điều kiện cơ sở vật chất như điện, nước và công trình vệ sinh. Đáng quan tâm hơn cả là 11 hộ nhà chồ từ Phú Bình di chuyển sang Phú Hậu hơn 1 năm nay đang sinh sống trong điều kiện đáng lo ngại về vệ sinh - môi trường và sự đe dọa về tính mạng trong mùa mưa bão năm nay.
Đã có lần một cư dân sống trên sông nước ở xã Điền Lộc (Phong Điền) hằn học nói với tôi rằng: - Nhà nước nói vận động bà con lên định cư ở đất liền nhưng vợ chồng tôi xin mãi mà xã vẫn không cho dựng mỗi cái chòi vì lý do không đăng ký hộ khẩu ở xã.
Thiết nghĩ, vấn đề trên không phải là quá lớn, việc tạo điều kiện thuận lợi, ổn định nơi ăn chốn ở cho người dân trước hết là trách nhiệm của cấp uỷ chính quyền mỗi địa phương.
Bản chất của chương trình dân số luôn chứa đựng đầy tính nhân bản. Vì vậy, việc hình thành các khu định cư cho dân vạn đò là một giải pháp hữu hiệu, nó trở thành vấn đề bức xúc, là nhu cầu đòi hỏi của nhiều người dân. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội dung và phương thức truyền thông cũng như tăng cường hơn nữa cho công tác tư vấn và vận động tại từng hộ gia đình phù hợp với đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của cư dân vạn đò. Điều đó cho thấy muốn chuyển đổi được hành vi các cư dân vạn đò cần phải có sự tác động từ nhiều phía, trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục và các chính sách xã hội khác.
Với những nỗ lực đã và đang có hiện nay, chúng tôi tin rằng, bức tranh toàn cảnh về chương trình dân số và sức khoẻ sinh sản của cư dân vạn đò ở Thừa Thiên Huế sẽ ngày càng có những chuyển biến mạnh mẽ hơn.

ĐỨC HÙNG
(nguồn: TCSH số 149 - 07 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.

  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.

  • ĐỖ XUÂN CẨM 

    Thành phố Huế khác hẳn một số thành phố trên dải đất miền Trung, không chỉ ở các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, thành quách… mà còn khác biệt ở màu xanh thiên nhiên hòa quyện vào các công trình một cách tinh tế.

  • KỶ NIỆM 130 CHÍNH BIẾN THẤT THỦ KINH ĐÔ (23/5 ẤT DẬU 1885 - 23/5 ẤT MÙI 2015)

    LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Huế, trong lịch sử từng là vùng đất đóng vai trò một trung tâm chính trị - văn hóa, từng gánh chịu nhiều vết thương của nạn binh đao. Chính biến Thất thủ Kinh đô 23/5, vết thương lịch sử ấy ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ người dân Cố đô.

  • KIMO 

    Café trên xứ Huế bây giờ không thua gì café quán cốc ở Pháp, những quán café mọc lên đầy hai bên lề đường và khi vươn vai thức dậy nhìn xuống đường là mùi thơm của café cũng đủ làm cho con người tỉnh táo.

  • LTS: Diễn ra từ 10/6 đến 22/6/2015, cuộc triển lãm “Thừa Thiên Huế: 90 năm báo chí yêu nước và cách mạng” do Hội Nhà báo tổ chức tại Huế, trưng bày các tư liệu báo chí hết sức quý giá do nhà báo, nhà nghiên cứu Dương Phước Thu sưu tập, đã thu hút đông đảo công chúng Huế. Nhiều tờ báo xuất bản cách đây hơn thế kỷ giờ đây công chúng được nhìn thấy để từ đó, hình dung về một thời kỳ Huế đã từng là trung tâm báo chí của cả nước. Nhân sự kiện hết sức đặc biệt này, Sông Hương đã có cuộc phỏng vấn ngắn với nhà nghiên cứu Dương Phước Thu.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Một lần lên chùa Thiên Mụ gặp đoàn khách có người dẫn, tôi nhập lại để nghe thuyết minh. Nền cũ đình Hương Nguyện trước tháp Phước Duyên được chọn làm diễn đài.

  • LÊ QUANG THÁI

    Việt Nam giữ một vị thế trọng yếu ở ngã tư giao lưu với các nước của bán đảo Ấn Hoa và miền Viễn Đông châu Á.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                            Tùy bút

    Mối cảm giao với Túy Vân khởi sự từ sự tạo sinh của đất trời trong lớp lớp mây trắng chảy tràn, tuyết tô cho ngọn núi mệnh danh thắng cảnh thiền kinh Cố đô.

  • PHẠM THÁI ANH THƯ

    Trong giai đoạn 2004 - 2013, nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đồng hành với mức tăng trưởng đó, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Một số nhà nghiên cứu đã chú tâm tìm kiếm nơi an táng đại thi hào Nguyễn Du ở Huế, sau khi ông qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (16/9/1820).

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN 

    Sông Hương vừa là cột mốc làm chứng vừa là biểu tượng cho dáng đẹp sương khói, “áo lụa thinh không” của lịch sử thăng trầm về hình bóng Huế.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    1. Đôi điều tản mạn về Liễu
    Người Á Đông thường coi trọng luật phong thủy, ngũ hành âm dương, họ luôn chú trọng đến thiên nhiên, cảnh vật và xem đó là một phần của cuộc sống tinh thần.

  • TRƯỜNG PHƯỚC  

    Đất nước hòa bình, thống nhất, thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đã 40 năm. Những thành tựu là có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, muốn phát triển, công cuộc đổi mới cần được thúc đẩy một cách mạnh mẽ có hiệu quả hơn nữa.

  • LƯU THỦY
     
    KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ (26/3/1975 - 2015)

  • LÊ VĂN LÂN

    Một mùa xuân mới lại về trên quê hương “Huế luôn luôn mới” để lại trong tâm hồn người dân Huế luôn trăn trở với bao khát vọng vươn lên, trả lời câu hỏi phải tiếp tục làm gì để Huế là một thành phố sáng tạo, một đô thị đáng sống. Gạt ra ngoài những danh hiệu, kể cả việc Huế chưa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, vấn đề đặt ra đâu là cái lõi cái bất biến của Huế và chúng ta phải làm gì để cái lõi đó tỏa sáng.

  • THANH TÙNG

    Ở Việt Nam, Huế là thành phố có tỉ lệ tượng lớn nhất trên diện tích tự nhiên và dân số. Không chỉ nhiều về số lượng mà còn đạt đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật, phong phú về đề tài, loại hình, phong cách thể hiện.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Chùa Hoàng giác là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất xứ Đàng Trong, được đích thân chúa Nguyễn Phúc Chu cho tái thiết, ban sắc tứ vào năm 1721. Tuy nhiên, vì trải qua binh lửa chiến tranh chùa đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Dựa trên nguồn sử liệu và kết quả điều tra thực tế, chúng tôi cố gắng để phác thảo phần nào nguồn gốc ra đời cũng như tầm quan trọng của ngôi chùa này trong đời sống văn hóa cư dân Huế xưa với một nếp sống mang đậm dấu ấn Phật giáo.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Cách đây đúng 500 năm (1514 - 2014), tại ngôi làng ven sông Kiến Giang “nơi cây vườn và dòng nước cùng với các thôn xóm xung quanh hợp thành một vùng biếc thẳm giữa màu xanh mênh mông của cánh đồng hai huyện”(1) thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cậu bé Dương Văn An, sau này đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức Thượng thư được sinh ra đời.