Cốt cách Huế trong tranh của họa sĩ Tôn Thất Đào

10:17 15/03/2017

Tôn Thất Đào được các thế hệ họa sĩ tài hoa mệnh danh là một họa sĩ bậc thầy của Huế.

Quả thật không quá chút nào, vì chỉ cần xem tác phẩm “Ngự Bình” là có thể chiêm nghiệm rõ điều này. Thật ra, để nhìn thấy núi Ngự là một cô gái thì cần cả một quá trình chiêm nghiệm. Chính lối tư duy độc đáo này đã nâng cao giá trị của tác phẩm và tạo thêm danh tiếng của tác giả. Bức tranh “Ngự Bình” được giới chuyên môn uy tín đánh giá là một kiệt tác. Chỉ cần một tác phẩm hội họa đã khiến người thưởng ngoạn nhận ra cả một vùng đất văn vật. Ngự Bình được hóa thân trong bút pháp điêu luyện của họa sư với hình dáng một người con gái trong chiếc áo dài gấm hoa đang nằm trong tư thế e ấp, kín đáo, tay ôm bình gốm, với đoá sen hồng nghiêng đổ về tạo ra một dòng sông thơ mộng, những cánh sen hồng như những chiếc thuyền đang trôi trên dòng sông trắng, hai bên bờ lớp lớp những trầm tích được thể hiện như những tàng thư nối nhau từ ngọn nguồn về cố quận. Phía đằng sau núi Ngự trong bức tranh là một khoảng trời mây với vầng trăng tròn đang soi mình cho những khu vườn màu lục non chập chùng. Và rồi, hai câu thơ của thi nhân Bùi Giáng về xứ Huế: “Dạ thưa xứ Huế bây giờ/Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”. Ôi, thi trung hữu họa, những người tài thường đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Với sông Hương, họa sĩ Tôn Thất Đào diễn đạt trọn vẹn sự chuyển động qua hình ảnh những con đò cùng với những sinh hoạt tấp nập trên dòng sông của một thời chưa xa. Tác phẩm “Cá về” là một cảnh sinh hoạt của những người làm nghề sông nước với lối tả thực sinh động qua hình ảnh nhiều con đò và người người nhộn nhịp đang cập bến dưới ánh bình minh màu nắng sớm. Bức tranh “Ca Huế” là hình ảnh những nghệ nhân với những nhạc cụ trong bộ ngũ tuyệt... hợp thành một dàn nhạc bác học tôn vinh và chắp cánh cho lời ca Huế. Hay bức “Thiếu nữ bên hoa sen”, bức “Chân dung”... là những quan sát và thể hiện tinh tế của họa sĩ về trang phục của người thiếu phụ Huế giai đoạn đó. Tác giả còn vẽ hàng loạt tranh phong cảnh về Huế, về Đại Nội, các lăng tẩm đền đài, sông Hương, làng quê,... với bút pháp lãng mạn, trữ tình.

Ngoài vẽ trên chất liệu lụa, họa sĩ Tôn Thất Đào còn làm sơn mài, vẽ sơn dầu... với các bức lụa Đàn thập lục, Nhà bè... vào những năm mới ra trường và các họa bản “Trầm bay nhạt khói”, bức “Gió đưa lay rèm” vẽ cho truyện Kiều. Đến bây giờ đã gần 38 năm kể từ ngày họa sĩ Tôn Thất Đào rời cõi tạm, nhưng nhiều tác phẩm của ông vẫn còn ở lại trong ngôi nhà nhỏ ở số 53 đường Mạc Đĩnh Chi (P. Phú Cát - TP. Huế). Toàn bộ tác phẩm của vị họa sĩ khả kính này không được bảo quản tốt trong không gian khiêm tốn đó nên phần nhiều đã xuống cấp trầm trọng. May mà còn người con dâu vẫn quan tâm nên thỉnh thoảng đưa ra phơi nắng theo sự chỉ dẫn của các học trò thầy Đào.

Họa sĩ Tôn Thất Đào tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, khóa 8 (1932- 1937), cùng với Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Khánh, Đỗ Đình Hiệp, Nguyễn Văn Thâu, Nguyễn Văn Thiện, Lê Yên và Nguyễn Thị Nhung... Theo họa sĩ Đinh Cường, vào năm 1939, họa sĩ Tôn Thất Đào được bổ nhiệm về dạy ở Lycée Khải Định và Collège Đồng Khánh với ngạch Professeur de 4ème classe. Năm 1941, dưới thời vua Bảo Đại, ông đã được đề cử vào Đại Nội dạy cho Thái tử Bảo Long vẽ. Ông tham gia nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước: Hà Nội (1939), Sài Gòn (1945), Cao Miên (1939), Nhật Bản (1940) và Vatican (1950)… cùng nhiều giải thưởng cao quý, bằng khen của Bộ Giáo dục và Nha Mỹ thuật về những đóng góp xây dựng Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Huế...

Tôn Thất Đào (1910-1979) là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Huế. Ông thuộc dòng dõi chúa Nguyễn Phúc Chu, là cháu nội của đại thần Tôn Thất Loan - Binh bộ Thượng thư, kiêm Hữu Tôn khanh Tôn Nhơn phủ triều Nguyễn. Ông đã qua đời nhưng tác phẩm của ông vẫn còn để lại, rất mong các cơ quan chức năng, các thế hệ yêu văn hóa nghệ thuật tìm cách bảo quản và lưu giữ một phần hồn của Huế xưa qua các tác phẩm của một bậc thầy hội họa xứ Thần kinh.

Theo Lê Huỳnh Lâm - TTH

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN HỮU NGÔKhu nhà máy bên kia sông tràn đầy sức sống giữa một bầu trời êm ả. Những bông cỏ chen nhau vươn lên… và bỗng nhiên một cánh chuồn chuồn đỏ thắm đáp xuống - một chi tiết thật bất ngờ và thú vị. Toàn thể bức tranh tỏa ra ánh dịu dàng của một buổi sáng mùa xuân.

  • ĐẶNG MẬU TỰUKhi được Hội Mỹ Thuật Việt Nam phân bố cho miền Trung một suất đi thực tế Trường Sa, Họa sĩ Lê Văn Nhường là một điểm trong tầm ngắm để được giới thiệu đi trong chuyến hải hành này. Trường Sa là một trong những mục tiêu mà Hội Mỹ thuật quan tâm trong cuộc vận động sáng tác về biển đảo trong năm 2010 - là điểm nóng vì là tiền tiêu của Tổ quốc. Ai cũng mong có một lần được đi đến đó.

  • THANH TÙNGVào những ngày cuối tháng 7-2010 Đinh Cường từ Mỹ về và Phan Ngọc Minh từ Đà Nẵng ra tổ chức một cuộc triển lãm tranh ở gallery Chiêu Ê - số 89 Minh Mạng, thành phố Huế - nhà riêng của hoạ sĩ Hoàng Đăng Nhuận.

  • TRẦN THANH BÌNHCách đây đúng 9 năm, có một họa sĩ xứ Huế đã lang thang gần 2 tháng trời trên những góc phố cổ kính Hà Nội để "chiêm nghiệm", đó là Lê Quý Long.

  • LÊ QUÝ LONGMùa xuân năm ấy, vào dịp Tết, chợt nhớ đến người bạn đồng nghiệp ở cách thành phố hơn hai kilômét về phía tây dọc theo dòng sông Hương. Anh ở gần chợ Long Thọ, bên trái là con đường đi đến sân Hổ Quyền.

  • SĨ THIỆNTrại sáng tác điêu khắc Quốc tế lần 2 được tổ chức tại Huế đã kết thúc được 3 tháng. Bằng sự lao động sáng tạo, bất chấp cái "mưa thúi đất thúi trời", 14 nhà điêu khắc Việt Nam là 16 nhà điêu khắc đến từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á đã để lại cho Huế 30 bức tượng, một món quà vô giá và vĩnh hằng.

  • NGÔ MINHTôi quen biết họa sĩ Đặng Mậu Tựu từ những ngày gửi con trai đi học lớp hội họa ở Nhà Thiếu nhi Huế. Những ngày đó thiếu nhi đến học vẽ đông lắm. Có lớp buổi sáng, buổi chiều, lại có lớp ban đêm. Lớp nào cũng có mặt thầy Đặng Mậu Tựu có mái tóc bồng bềnh như sóng Quy Nhơn, mặt mày hốc hác vì thiếu ngủ và thiếu dinh dưỡng, cặm cụi dạy các cháu cách cầm cọ, pha màu, phác thảo tranh. Rồi thầy Tựu dắt các em đi chơi Bạch Mã, Lăng Cô... để tìm cảm hứng vẽ.

  • LGT: Sau hơn năm tháng bị tai biến, họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận đang dần hồi phục trở lại. Ý thức sống là sáng tạo đã thôi thúc người họa sĩ. Và như vậy toile đã căng lại trên khung, màu cũng đã sẵn sàng.A. Camus trong một cơn bệnh đã chiêm nghiệm “Bệnh tật là một dòng tu kín”. Hy vọng rằng trong ngọn lửa sáng tạo nhen lên lần này, tranh Hoàng Đăng Nhuận có thêm nhiều chiêm nghiệm mới trong dòng tu kín của mình.S.H

  • ĐẶNG MẬU TỰU... Về quê, về quê, ai cũng có ít ra một lần về quê.Về cái nơi chôn nhau cắt rốn ấy, dù giàu nghèo đến đâu thì mảnh đất ấy cũng rất thiêng và rất riêng với mình.

  • NGUYỄN NGUYÊN ANTừ những thập niên sáu mươi đến tám mươi của thế kỷ trước, trong làng vẽ Huế, họa sĩ Lê Vinh - một cây cọ cinéma nổi lên như hiện tượng. Tưởng rằng, ông chuyên vẽ tranh quảng cáo, pano, nhưng không, ông có 20 bức vẽ còn lưu giữ trong Bệnh viện Trung ương Huế từ năm 1970 và là người vẽ tranh Bác Hồ to lớn nhất Việt Nam trong thời điểm 1975.

  • HẠNH NHIĐó là tên sê-ri tranh sơn mài của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh - người được biết đến nhiều với các tác phẩm mỹ thuật sắp đặt trong các Festival nghề thủ công truyền thống và các Festival Huế.

  • PHAN THANH BÌNH-KHÁNH TRANGNăm nay triển lãm mỹ thuật Bắc Miền Trung lần thứ VIII được tổ chức tại Thanh Hoá, vùng đất địa đầu của khu vực miền Trung. Triển lãm trưng bày 116 tác phẩm của 46 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và 51 tác giả hội viên Hội VHNT các địa phương. Hội đồng nghệ thuật đã loại 19 tranh vi phạm quy chế về thời gian sáng tác, kích thước (TT-Huế có 3 tranh) và đặc biệt trong đó có 9 tranh bị loại vì chất lượng nghệ thuật kém.

  • PHAN THANH BÌNHHình bóng người phụ nữ xứ Huế từ lâu đã được khắc sâu trong nghệ thuật hội họa với bao tác phẩm, dáng hình và tình cảm sâu nặng, với những vẻ đẹp chiều sâu hài hòa, rung cảm, xao động lòng người. Những tác phẩm ấy đã có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong việc khẳng định và làm sáng tỏ hơn những giá trị tinh thần, phẩm chất của con người Huế nói chung và của người phụ nữ Huế nói riêng.

  • Đầu năm 1997, khi mới chuyển về công tác tại Đài Truyền hình Huế, tôi có ý định làm một phim tài liệu nghệ thuật về hoạ sĩ Bửu Chỉ. Sau nhiều lần từ chối, họa sĩ Bửu Chỉ đã đồng ý giúp tôi việc này. Ngày 25-2-97, tôi gửi anh 7 câu hỏi nhằm có thêm tư liệu để lên đề cương kịch bản phim. Hơn 20 ngày sau, anh chuyển cho tôi một thếp giấy vở học trò gồm 13 tờ do tự tay anh viết xong, đề ngày 16-3-1997. Vì nhiều lý do, phim chưa làm được, tôi gửi trả anh các tư liệu đã mượn, riêng bài trả lời phỏng vấn, anh nói tôi hãy giữ làm kỷ niệm về một dự định bất thành.Với tất cả tấm lòng thương quý và kính mến một người Anh, xin được giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Anh mà tôi xem như là những trang di cảo về CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT.                                                ĐẠI DƯƠNG

  • ĐẶNG MẬU TỰUGiới họa sĩ xem Bửu Chỉ là một người đặc biệt không chỉ vì tính khí hoặc bởi từ một người học và tốt nghiệp ngành luật nhưng lại tự học vẽ,  có tác phẩm từ lúc học Luật rồi trở thành họa sĩ thực thụ, chết sống với nghề, mà vì tác phẩm của anh có một sắc thái riêng, anh đã tạo cho mình một cõi riêng trong nền nghệ thuật đương đại.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOMột ngày cuối năm Con Khỉ, tôi ghé vào Gallery Minh Châu số 7 Lý Đạo Thành, Hà Nội, không phải để chiêm ngưỡng tranh của các bậc thầy hội hoạ Nguyễn Phan Chánh, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... vẫn thường được bày bán ở đây, hay để thăm cô chủ nhỏ Minh Châu quen thân từ trong Huế như mọi lần, mà để xem tranh của mẹ cô vừa mang từ Huế ra trình làng với giới hâm mộ hội hoạ đất Hà Thành.

  • PV: Ảnh hưởng nào đã cho hoạ sỹ về một thế giới quan có tên gọi là: "Không gian Lê Bá Đảng"? Lê Bá Đảng (L.B.Đ): Không gian của tôi là tạo hoá thiên nhiên hài hoà trong tác phẩm. Không có cô đứng, cô ngồi, cô uỷ lụy, cô say, cô tỉnh, cô chiêm bao; không nhìn thẳng như mọi người mà nhìn từ nhiều góc độ.

  • PHÚC VINHSau một thời gian dài lang bạt giang hồ, tết này, họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận quyết định trở về Galery Chiêu Ê, nơi ông đã gắn bó một thời trai trẻ, trú mình trong căn họa thất xinh xắn vừa xây dựng.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNLàm nghệ thuật ở xứ nghèo là một “thiện nghiệp gian nan”! Thiện nghiệp vì làm cho đời vui. Gian nan vì phải sống đời áo cơm vất vả.

  • TRẦN HẠ THÁP Với gần bốn mươi bức tranh trong cuộc triển lãm ở số 4 Hoàng Hoa Thám - Huế khai mạc vào 11 tháng 10 năm 2008, Võ Xuân Huy đã đặt người thưởng ngoạn trước một công trình tổng hợp từ 3 phạm trù sơn mài độc đáo. Sự nối kết truyền thống vào hiện đại này mang tầm vóc đặt để một nguyên lý, xứng đáng để giới bình luận lưu tâm và ghi nhận lâu dài.