Còn đây một đoá Trà My

10:10 17/03/2009
NGUYỄN XUÂN HOÀNG           (Đọc tập thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)

Dường như ai rồi cũng ít nhất một lần trong đời tìm đến với thi ca. Có người đến rồi ở lại đó mãi mãi. Có người đến rồi đi như cơn gió thoảng, chỉ để lại những dấu chân xanh hoài trên đám cỏ thơm. Suốt một đời làm công tác quản lý văn hóa, bỗng có ngày Nguyễn Xuân Hoa cho ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tay “Trà My”. Thực ra “đầu tay” cũng chỉ là một cách nói, và phàm những người yêu thơ vẫn thường làm thơ tự thuở nào không còn nhớ, và anh đã làm thơ khi không thể không làm. Lời trích đầu tập thơ, Nguyễn Xuân Hoa đưa nguyên ý Khổng Tử “Thi dã tâm chi thanh dã”, là lời tự bạch trọn nghĩa nhất một tất lòng tìm đến với thi ca.
Cũng đã lâu lắm mới gặp lại hơi hướm trí tuệ của những vần thơ siêu thực. Thơ như cái màu trắng trong suốt không lời và như hơi thở rất nhẹ và sâu :
            Thèm đặt một nụ hôn lên bờ tóc hoang phế
            Cầm tay thành phố buồn đi trong mưa.
                                                (Cảm nhận Huế)

Có lẽ phải sống thật nhiều, thật kỹ, thật hoang vắng mới có thể chạm đến cõi siêu thực hồn hoang như vậy. Đó là hiện thân của một tình yêu xao xuyến trong đổ nát. Chỉ còn lại đau đáu một niềm nuối tiếc khôn nguôi. Không có trăn trở, chiêm nghiệm, không có nhận thức như lột trần chiếc áo cũ đang mặc thì sẽ không có thơ. Vì vậy mà triết lý về đời sống vẫn là một sự lựa chọn khả thủ của nhiều người làm thơ. Từ sự trải nghiệm đến tận cùng cuộc đời, anh viết :
            Sự nghiệt ngã của cuộc đời như hoa hồng
            Đẹp và có gai
            Làm sinh sôi mọi niềm hạnh phúc
            Làm đau một đời người.
                                                (Sự nghiệt ngã của cuộc đời)
Câu thơ không buồn, không vui, thiệt trầm tĩnh mà sao ứ đầy một dư vị xót xa. “Đẹp và có gai”, đời là vậy... Có cái đẹp nào mà không tất yếu sinh thành từ cay đắng. Nguyễn Xuân Hoa đã lãnh hội đời sống từ chân giá trị khổ đau. Đó cũng là một nhân thế xót xa buồn vui, những số phận và những cảnh đời :
            Tạ từ một cuộc rong chơi
            Dăm ba bạn cũ
            Bên trời ngả nghiêng
            Có thằng ngất ngưỡng như tiên
            Có thằng nửa dại, nửa điên với đời.
Và trong sự chiêm nghiệm sáng suốt ấy đã có lúc Nguyễn Xuân Hoa cảm thấy mỏi gối chồn chân, một nỗi mệt mỏi cứ loang dần như một vệt dầu sôi ở đâu đó giữa tâm hồn :
            Đời cũng chật không hơn bàn tiệc
            Loanh quanh hoài ly cốc cứ chạm nhau.
                                                            (Đêm rượu nguyên tiêu)

Có lẽ là vì tất cả nguyên cớ ấy, mà Nguyễn Xuân Hoa đã tìm đến thơ ca, anh giải bày, bộc lộ và chia xẻ với mình, chia xẻ với tha nhân. Ẩn hiện giữa vô thường, những câu thơ như men rượu gạo nồng nàn mùi hương lúa những cánh đồng xa :
            Đôi khi thơ như trái đắng
            Vô tình rụng xuống đời ta
            Buồn như một thời xa vắng
            Mẹ ngồi với khúc bi ca.
Như con suối nhỏ chảy giữa đôi bờ suy tưởng, những bài thơ tình trong tập “Trà My” thật đẹp và buồn. Dường như không có hạnh phúc nào là không có nước mắt. Và Nguyễn Xuân Hoa đã tự nói với mình :
            Mê hoặc đời tôi bằng chiếc bùa hạnh phúc
            Em đóng giữa tim tôi
            Vòng kim cô nước mắt.

Hình ảnh “vòng kim cô nước mắt” là một sáng tạo riêng của Nguyễn Xuân Hoa khi anh khái quát và qui nạp nỗi đau tình yêu bằng một ước lệ gần gũi. Dường như đề tài tình yêu vẫn còn để mở ở “Trà My”, tác giả muốn nói vào một dịp khác, ở một tập thơ khác. Và chơi chơi thật thật anh đùa :
            Thơ làm cho vợ đọc chơi
            Cũng nghe thấm nỗi đau đời của thơ.
Người đọc nhận thấy có một hơi thở nhẹ thoảng qua suốt tập thơ “Trà My”, hơi thở ấy như cố nén lại một gấp gáp, để chu tròn một sự bình thản hồn nhiên. Những lúc ấy, thơ anh thật đẹp và hiền. Tôi thích những câu thơ lành lẻ như thiên nhiên này: “Bình yên một ngày nắng mới/Hồn nhiên chim hót rất hiền/Chập chùng xe về cuối phố/Chở cả nắng vàng tháng giêng”.

Có lẽ cũng cần nói thêm một chút về nghệ thuật. Dù là làm thơ tự do hay lục bát, tập “Trà My” là một phức hợp đa giọng điệu. Trong khi thơ tự do anh làm rất giàu chất siêu thực (bờ tóc hoang phế, hất ngược bờ tóc về đêm trước...) thì ở thể thơ lục bát vốn khó làm gần đây, vẫn có những nét duyên mới dân gian (Ta ngồi giữa cuộc chơi vơi/ Nửa miền tiên cảnh, nửa đời rất đau...).
Đọc suốt một lượt tập thơ, rồi đọc lại những câu thơ mình yêu thích, tôi hình dung trong đêm tối lặng lẽ những cánh hoa trà my khép hờ. Người thi sĩ lặng lẽ bên hoa, mang trong trái tim vòng kim cô nước mắt và viết lên giấy trắng u hoài tên của một loài hoa...
Huế, ngày 31 tháng 3 năm 2005
N.X.H
(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    (Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    (Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)

  • VŨ TRỌNG QUANG

    Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:

  • GIÁNG VÂN

    Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.

  • LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.

  • Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.

  • Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.

  • Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.

  • NGUYỄN VĂN MẠNH
     
    Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng

  • MAI VĂN HOAN

    Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.

  • Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.

  • Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.

  • NHƯ MÂY

    Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
          Trích Tự truyện “Số phận không định trước”

    Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.

  • NGÔ MINH

    Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.

  • GIÁNG VÂN

    Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

    Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.