(SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”
Tô cơm hến Huế
Đó là những câu thơ của một thi sĩ khi đến Huế đã có những ấn tượng khó phai về món ăn dân gian ở nơi đây. Nói đến Huế người ta thường nghĩ ngay đến những kiến trúc lăng tẩm, thành quách uy nghi, cổ kính mà ít ai nghĩ đến sự nổi tiếng về văn hóa ẩm thực độc đáo. Mỗi món ăn Huế là cả một kho tàng về lối ẩm thực phong phú, thanh tao như tâm hồn người Huế. Món ăn Huế giản dị, phong phú, mang hương vị đằm thắm của sản phẩm nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sông đất cố đô. Song, khó có một món ăn nào vừa giản dị mộc mạc, thanh đạm nhưng lại chứa đậm chất Huế như là cơm hến.
Cơm hến là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê. Hến được xúc dưới sông lên, ngâm lại nước gạo một thời gian, rửa sạch, đem luộc đến lúc vỏ hến rã ra hết, lấy nước sau khi đã lắng đọng, dùng rá sàng lọc lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của món cơm hến.
Hến ở Huế, ngon nhất là hến Cồn. Nước trong vắt, ít phù sa và chất phèn của sông Hương đã chảy qua nơi này. Dưới đáy sông lại có một lớp bùn sâu tích tụ nên rất thích hợp cho loài hến sinh sôi, nảy nở. Có lẽ nhờ vậy mà hến ở cồn Hến nổi tiếng ngon nhất xứ Huế.
Nước luộc hến được múc ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào đầy một cái tô đã có đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng, màu trắng đùng đục.
Bộ đồ màu của cơm hến gồm 10 vị: ớt tương, ớt màu, ruốc sống, bánh tráng nướng bóp vụn, muối rang, hạt đậu phộng rang mỡ giã hơi thô thô, mè rang, da heo rang giòn, tóp mỡ, bột ngọt. Rau sống ăn kèm là sự trộn lẫn của đủ loại rau: thân và bắp chuối, môn bạc hà, khế, rau thơm… Tất cả đều được xắt nhỏ, mỏng thành từng sợi rất khéo léo. Một điều đáng lưu ý là, tất cả gia vị, rau hành, hến, cơm đều để nguội, nhưng nước hến luôn luôn được giữ nóng nhờ bếp lửa hồng. Cơm hến thường được ăn với ớt thật cay mới đúng vị. Bên cạnh đó, người Huế còn sáng tạo thêm bún hến, mì hến để chiều lòng thực khách với cách làm, cách ăn như hệt cơm hến. Món ăn bình dị mà chứa đựng bao kỳ công của người chế biến.
Bát cơm hến với những con hến nhỏ li ti được nêm nếm tỉ mẩn như chắt chiu những gì mộc mạc nhất của Huế. Chính cái mộc mạc, bình dị đó đã gợi nhớ, gợi thương cho bất kỳ ai đã từng đặt chân đến xứ Huế. Thế nên người Huế thường bảo “đến Huế phải thưởng thức món cơm hến, mới đúng là đã trải lòng với Huế”. Đặc biệt là những sinh viên ngoại tỉnh rất thích cơm hến và chọn nó làm món ăn khoái khẩu của mình. Bởi sự bình dân, các bạn có thể bắt gặp và thưởng thức món ăn này ở bất kì quán ăn vỉa hè nào và bởi giá rẻ.
Theo một điều tra thú vị của nhóm sinh viên Việt Nam Học k7 – Trường Đại học Ngoại Ngữ Huế khi tìm hiểu “Thái đội đối với Ẩm thực dân gian
của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, 2012” đã cho thấy: Các bạn có thể thưởng thức những món ăn dân gian (trong đó có cơm hến) ở mọi nơi, mọi chỗ nếu thấy tiện chiếm 31,5% . Ý kiến này phổ biến bởi chỗ nào thấy tiện cho thời gian, cho công việc và túi tiền thì các bạn trẻ chọn. Vỉa hè là nơi mà 23.5% các bạn chọn, đây là nơi mà các bạn sinh viên thường xuất hiện vì nó mang đậm chất bình dân, phù hợp để bày bán những món ăn dân gian Huế. Có 22.5% các bạn chọn tùy thời điểm để thưởng thức ẩm thực DG Huế, điều này cũng khá phổ biến bởi tùy từng đối tượng và lý do mà người ăn chọn địa điểm. Chẳng hạn như, khi ta đi ăn với mục đích để bàn công việc thì địa điểm phải sang trọng hơn, lịch sự hơn khi đi vui chơi, tán gẫu với bạn. 21% các bạn chon địa điểm ăn là những quán bình dân, các bạn sinh viên thường tiêu tiền tiết kiệm hơn so với những tầng lớp khác nên việc chọn các quán bình dân - nơi mà giá cả vừa phải, chất lượng vệ sinh cũng khá tốt là điều hiển nhiên. Cuối cùng 1.5% các bạn chọn địa điểm là nhà hàng, địa điểm này đúng là xa xỉ với sinh viên vì các bạn chưa làm ra tiền, chi tiêu còn phụ thuộc quá lớn vào việc gia đình chu cấp. Thế mà, cũng có một số lượng khá khá khách du lịch nước ngoài khi đến nhà hàng họ lại hỏi: Nhà hàng có món cơm hến không?. Điều này chứng tỏ, cơm hến không chỉ có sức hấp dẫn đối với các bạn sinh viên mà nó còn gợi trí tò mò cho mỗi thực khách khi đến Huế. Bởi không hiểu cơm hến có gì ngon mà ai ai cũng ăn.
Món ăn dân gian Huế được bán ở nhiều nơi với giá cả có thể gọi là rẻ nếu so với các món ăn ở những tỉnh thành khác, vì vậy nhìn biểu đồ trên ta thấy sinh viên có thể thưởng thức các món ăn dân gian Huế ở vỉa hè, các quán ăn bình dân và tùy thời điểm mà chọn địa điểm thưởng thức. Nhưng thưởng thức ở nhà hàng không phổ biến có lẽ giá cao không phù hợp với túi tiền của họ. Qua đó thấy được mức độ phổ biến của các món ăn dân gian Huế này chủ yếu là ở những nơi dân dã, bình dân và phù hợp với tất cả mọi người.
Nhận thấy rằng, việc khai thác ẩm thực Huế nhằm mang lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng, đưa Huế xứng tầm là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam và là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước là mục đích hướng tới trong chiến lược phát triển của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế. Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có hàng trăm đơn vị kinh doanh du lịch, với 535 cơ sở lưu trú, trong đó có 200 khách sạn, đều chú trọng khai thác thế mạnh về ẩm thực Huế để phát triển du lịch. Năm 2012, với nhiều hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ, Thừa Thiên - Huế phấn đấu đón từ 2 đến 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt từ 1,2 đến 1,5 triệu lượt, doanh thu đạt từ 2.500 đến 3.000 tỷ đồng. 7 tháng đầu năm 2012, Thừa Thiên - Huế đã đón gần 1,1 triệu lượt khách du lịch, tăng 9,9%; doanh thu của các cơ sở lưu trú đạt 749,4.
Tuy nhiên, việc khai thác chưa đúng mức đã gây khó khăn cho quá trình đưa ẩm thực dân gian đến với khách du lịch trong và ngoài nước, làm cho chất lượng cũng như cách nhìn nhận của du khách đối với hệ ẩm thực này có phần hạn chế. Nhìn chung ẩm thực dân gian có những nét cơ bản của văn hóa ẩm thực Việt: tính cộng đồng, triết lý âm - dương, tính tổng hợp… Ẩm thực dân gian chưa được đưa vào phục vụ ở các nhà hàng, khách sạn, chủ yếu chỉ được bày bán ở hàng quán bình thường, thậm chí ở chợ. Điều đó khiến cho ẩm thực dân gian phổ biến, nhưng lý do vệ sinh khiến cho nhiều thực khách e ngại. Việc xây dựng hệ thống các nhà hàng, khách sạn có phục vụ những món thuộc ẩm thực dân gian là rất cần thiết, nó thể hiện được sự đề cao hệ ẩm thực này và giúp thực khách dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các món ăn thuộc hệ ẩm thực dân gian, thực khách cũng không lo ngại về chất lượng món ăn và chất lượng vệ sinh như khi bày bán ở vỉa hè, ở chợ hoặc ở những quán ăn bình dân như ta thường thấy.
Ngoài ra, ẩm thực dân gian chưa đưa vào khai thác đúng mức ở các dịp lễ và hội ở Huế, mọi người chỉ chú trọng vào ẩm thực cung đình mà quên đi ẩm thực dân gian cũng là một phần của sự đa dạng mang tên “Ẩm thực Huế”. Chưa có một cuộc thi hoặc những diễn đàn chuyên viết về ẩm thực dân gian để mọi người trên khắp cả nước biết đến ẩm thực dân gian Huế, để có cách nhìn nhận cụ thể và chi tiết hơn về loại hình ẩm thực này. Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ẩm thực Huế nói chung và ẩm thực dân gian Huế nói riêng là đều rất cần thiết. Bởi một mảnh đất du lịch thì việc tăng cường hiểu biết cho giới trẻ, những chủ nhân tương lai sau này của đất nước là điều quan trọng, đặc biệt trong việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa này. Góp phần thu hút ngày càng nhiều hơn số lượng khách du lịch đến Huế hàng năm, để giữ chân du khách ở lại với Huế được lâu hơn. Hi vọng rằng, vào một tương lai không xa cơm hến - ẩm thực dân gian Huế có thể trở thành “di sản văn hóa” của nhân loại.
Lê Thị Mộng Tuyền
MAI VĂN HOAN
Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.
TRẦN ĐÌNH BA
1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.
CAO THỊ HOÀNG
1.
Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn.
VĨNH AN
Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.
TRUNG SƠN
I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.
NGUYÊN HƯƠNG
Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.
TRƯỜNG AN
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng trời…”
PHƯỚC VĨNH
Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức…
VÕ VINH QUANG
Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.
NGUYỄN CAO THÁI
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệp và Song thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?
HOÀI VŨ
* Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.
THẢO QUỲNH
Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.
Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
THANH BIÊN (*)
NGUYỄN THÀNH
Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)
NGUYỄN VĂN LÊ NHẬT
Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa. Chốn âm phần song lại có cả cung đình để nghỉ ngơi, hưởng thụ; có nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai nhân; nội thất ở các lăng giống như một viện bảo tàng mỹ thuật... Tất cả các lăng mộ đều có điểm giống nhau, là đều có hàng tượng văn võ bá quan, binh lính, voi ngựa (sau đây gọi chung là tượng người và thú).