NGUYỄN THANH MỪNG
Ảnh: Nguyễn Đức Trí
Cocktail biển Đông
Cù Lao Xanh ơi có bí ẩn gì đâu
Khó ai nhớ một ngày xa xưa lắm
Tôi cùng hai ông già một ông sử một ông thơ
Nắm tay nhau dập dềnh trong thuyền thúng
Nắm tay nhau chuếnh choáng trên cát vàng
Một ông hát Tình ca rền vang
Một ông huýt gió The Blue Danube
Nguyên sơ ơi, có bí ẩn gì đâu
Nắng núi quá hồn nhiên gió gành đầy trinh trắng
Chưa cần ngắm Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm(*)
Chưa cần nghe Sóng vẫn đập vào eo biển(**)
Nhưng binh lính và dân chúng sẵn sàng dừng chèo
Thảo thơm cá cơm mực nướng
Mời mấy ông già hết sẩy chịu chơi
Ớt khổ qua sa pô chê dưa hường có thể vừa hái vừa xơi
Rượu có thể vừa đi vừa uống
Núi giữa trùng dương ơi có bí ẩn gì đâu
Hay là nghiệp hành giả đi qua cuộc tái sinh trong cõi trời Tịnh độ
Nhà khảo cổ hỏi quần thể đá chạy cát bay những vết chân tiền sử
Nhà thơ hỏi tăm cá bóng chim
Đức cần lao của mây trôi sóng vỗ
Tôi hỏi hư vô không gian duyên hải Champa
Thánh thần và vũ nữ
Ngẫu nhiên gặp tiếng hát tràn ly cocktail hai ông già
Bóng dáng những mối tình bất tử
Góc biển chân trời ơi có bí ẩn gì đâu
Tất thảy quá bình yên như chưa từng giông tố
Tôi vất bớt những lố bịch cravat comple giữa một ông áo thun một
ông quần ngố
Vất hết lạc lõng ngôn từ phơi nhiễm diễn văn
Để bồng bềnh trong mandala tình yêu và biển cả
Nghe trầm tích cảng thị Cri Vinaya nồng nàn trang hải sử
Bóng xưa những con tàu chở từ vườn Lâm Tỳ Ni những bông sen vàng
Từ địa đàng Eden những mùa táo đỏ
Mùi vang nho châu lục quê nhà Kha Luân Bố
Trái đất quá mảnh khảnh dưới sức nặng tình yêu
Chưa thiếu chưa thừa vẫn chưa bao giờ đủ
Sàn nhảy thần Shiva
Thánh thót giọt mồ hôi vũ trụ
Tự do ơi có bí ẩn gì đâu
Xin chia sẻ chút ký ức tuổi thơ loài người săn bắt và hái lượm
Quên luôn vật xa xỉ bó chân vướng đầu là giày và nón
Để đạp sóng đội mây cho nhẹ nhõm
Đừng bàn luận tiền bạc và thời gian
Ăn nói tốn trời ăn chơi tốn biển
Bốn đại dương nếu cần nhậu một vẫn còn lại cho thiên hạ được ba
Uống bớt ngàn năm so với thế giới triệu tỉ vô thường cũng chưa thể
gọi là dài rộng
-------------------
(*) Tác phẩm của Trần Quốc Vượng
(**) Tác phẩm của Lê Văn Ngăn
(SH315/05-15)
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang
Hải Trung - Văn Cầm Hải - Ngô Tự Lập - Nguyễn Tấn On - Phan Trung Thành - Trần Thị Thu Huề
Lê Ngọc Thuận - Từ Dạ Thảo - Đặng Hùng Thường - Tuệ Lam - Hoàng Thị Thiều Anh - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thị Tân Hoa - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thụy Kha
Hữu Thỉnh - Lưu Ly - Đặng Nguyệt Anh - Sơn Thu - Trịnh Thanh Sơn - Nguyễn Xuân Sang - Văn Công Toàn - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Mẫn Cán - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Xuân Tùng - Lê Thị Mây - Lê Viết Xuân - Ngô Minh - Quang Huy - Thái Doãn Long - Hà Minh Đức - Sơn Đức - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Lê Khánh Mai - Bùi Minh Quốc - Ngô Đức Tiến - Trương Quân - Trương Nam Hương - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Sĩ Cứ - Thuý Nga - Lê Huy Quang - Hồ Thế Hà - Phạm Đình Ân - Trần Tâm - Hoàng Xuân Thảo
Thục Linh - Ngân Vịnh - Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Bình Trọng - Tôn Phong
Sâu tưởngtrong sâu tưởng...ta có phải là mìnhhay tái bản cuộc đời nào đómà bằng lặng một đêm chưa thểphiên bản bốn mùa trong gió cơ man...
Thong thả cho quả chín câyCho mây ngũ sắc về đây hội mùa…