Cổ vật kỳ sự: Chiếc lư đồng linh thiêng

08:29 01/09/2016

Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.

Ông Hà Xuân Út giới thiệu chiếc lư đồng linh thiêng

Làng La Chữ nằm cách trung tâm TP.Huế khoảng 7 km về phía tây bắc, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Theo các bô lão trong làng, danh tướng Tây Sơn Võ Văn Dũng lấy bà Lê Thị Vi là con gái thuộc dòng họ Lê của làng La Chữ. Làng có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn, bên cạnh đó, võ tướng Võ Văn Dũng cũng là người con rể có nhiều công lao với làng, được dân yêu quý. Sau khi triều Tây Sơn định đô ở Phú Xuân đã cho xây dựng tại làng La Chữ một dinh trấn lớn do võ tướng Võ Văn Dũng trấn thủ. Thời điểm này, làng La Chữ có mua 40 sào ruộng của làng An Đô bên cạnh. Sau khi triều Tây Sơn đặt dinh trấn tại đây, làng đã hiến toàn bộ 40 sào ruộng đó cho triều đình để làm bãi luyện voi. Nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là người phụ trách việc huấn luyện voi chiến tại đây. Đến nay bãi luyện voi vẫn còn dấu tích, với những vũng voi nằm lún sâu xuống đồng ruộng.

Đình làng La Chữ hiện nay rất khang trang, mặt quay về hướng bắc, bên đình là chợ và trước mặt có dòng kênh chạy dài quanh năm không bao giờ cạn. Theo các bô lão trong làng, do đình làng được đặt ở vị trí có phong thủy tốt nên từ trước tới nay có nhiều con dân trong làng học hành đỗ đạt. Làng La Chữ hiện tại có tỷ lệ con em đậu đại học và thành đạt cao nhất trong tỉnh. Do đó dân làng rất sùng kính ngôi đình và những hiện vật thờ trong đình.

Ông Lê Đình Kế, 85 tuổi, một bô lão trong làng cho biết, ngôi đình làng này được xây dựng lại sau khi đình làng cũ bị cháy. Theo ông, đình làng trước đây có lẽ được xây dựng vào thời Tây Sơn. Vào thời ấy, đình làng rất to lớn. Trong ký ức của ông, ngôi đình làng cũ có tới 5 gian, với hàng trăm chiếc cột gỗ mít nài lớn đến mức 2, 3 người ôm không xuể. Bộ lư đồng nặng khoảng 20 kg đặt trên bàn thờ của đình hiện nay đã từng hiện diện trong ngôi đình cũ và chứng kiến rất nhiều hoạt động hội họp, tế lễ của dân làng.
 
 
Chuông quý làng La Chữ
Hiện ở chùa làng La Chữ còn lưu giữ quả chuông đồng cao 0,92 m, đường kính miệng chuông 1,78 m, được đúc vào năm Quang Trung thứ 4 (1791), do vợ chồng Điện tiền Thái bảo Ngự giá Quận công Võ Văn Dũng cùng với nhạc phụ (bố vợ) là ông Lê Công Học đứng ra làm hội chủ cúng dường. Trong chùa làng vẫn còn bài vị thờ vị nữ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân.
 

Thời Pháp thuộc, do chiến tranh, ngôi đình làng đã bị đốt cháy. “Khi đó, tôi còn nhỏ nhưng vẫn nhớ ngôi đình cháy cả tháng trời thì toàn bộ các cột gỗ mới bị thiêu rụi”, ông Kê nhớ lại. Dân làng đã xông vào lửa khói chuyển những đồ thờ cúng, văn bản, sắc phong, hương ước… ra khỏi đình, trong đó có bộ lư đồng trên. Năm 1957, dân làng góp tiền xây dựng lại ngôi đình làng như hiện tại theo phong cách truyền thống nhưng bằng bê tông, cốt thép. Các hiện vật như hương án bằng gỗ quý, đồ thờ tự được đưa về lại đình làng. Bộ lư đồng cũng được đặt trang trọng trong ngôi đình mới.

Đến khoảng những năm 1980, địa phương rộ lên nạn lấy cắp các vật dụng đồ đồng để bán. Kẻ gian đã đột nhập vào đình làng và lấy cắp bộ lư đồng đem ra bán ở chợ trời Tây Lộc, một chợ đồ cũ ở Huế, nơi có rất nhiều đồ do kẻ gian đánh cắp đem bán.

Một người dân ở đường Phan Chu Trinh, thuộc P.An Cựu (TP.Huế) đã mua bộ lư về đặt lên bàn thờ nhà mình. Kỳ lạ thay, từ khi mua bộ lư về, người này bị bệnh nặng, chữa mãi không khỏi. Một lần, ông nằm mơ thấy có vị thần mang cân đai áo mão uy nghi, đến xưng là Thành hoàng của làng La Chữ đòi bộ lư đồng. Tỉnh dậy, ông giật mình nghi ngờ bộ lư đồng mà ông mua ở chợ trời có thể là của đình làng La Chữ nên đã cất công đến tận nơi dò hỏi. Sau khi biết chính xác đình làng có mất bộ lư đồng, theo mô tả đúng như bộ lư mà ông mua nên ông đề nghị làng La Chữ đến nhà ông nhận lại.

Thế là làng La Chữ đã cử 2 vị bô lão vào Huế chuộc lại bộ lư đồng với giá 300.000 đồng, một số tiền rất lớn thời điểm đó. “Không biết sự việc linh thiêng hay là sự trùng hợp hy hữu mà sau khi đưa bộ lư đồng về lại đình làng, người chủ nhân mua nhầm đồ ăn cắp liền hết bệnh”, ông Kế kể.

Từ đó đến nay, bộ lư đồng này vẫn được đặt trên bàn thờ chính gian giữa của đình làng. Người dân làng coi đây là vật thiêng, khi đi ngang trước bàn thờ phải cúi thấp người và muốn xin điều gì đều phải thắp hương khấn vái trước chiếc lư. Cũng sau sự kiện này, không một kẻ gian nào dám bén mảng đến trộm đồ của đình làng La Chữ.

Theo Bùi Ngọc Long - TNO

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ NGUYỄN LƯUI. QUAN NIỆM VỀ SỐNG CHẾT

  • HUỲNH ĐÌNH KẾT

    Di tích cảnh quan Huế là một bộ phận cấu thành diện mạo văn hoá Huế. Ngày nay, di tích cảnh quan được quan niệm là loại hình văn hoá vật thể (Tangible culture) trong hàm nghĩa phân biệt với văn hoá phi vật thể (Intangible culture). Dẫu sao cũng chỉ tương đối.

  • LIỄU THƯỢNG VĂNCố đô Huế, một trong những trung tâm văn hoá, lịch sử của Việt Nam. Không những thế, Huế còn là một tổng thể di tích quan trọng, sánh hàng kì quan trên thế giới. Cố đô thơ mộng mang đầy tính nghệ thuật lẫn với cái nét sâu thẳm, ẩn bóng của học thuật Đông phương và truyền thống dân tộc…

  • NGUYỄN HÀO HẢITrong lịch sử, việc làm những đồ nghệ thuật giả chỉ bắt đầu xuất hiện ở những xã hội có đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần khá phát triển.

  • NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNChuyện xưaGiờ đây, những vị tham gia biên dịch Mục lục Châu bản Triều Nguyễn (MLCBTN) trong Uỷ ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại học Huế những năm sáu mươi của thế kỷ trước, đã lần lượt quy tiên. Chỉ còn lại một người cuối cùng đang dưỡng lão trong một ngôi nhà khá yên tĩnh dưới bóng những lùm cây sớm chiều toả mát trong một xóm ven sông Cẩm Lệ, thuộc huyện Hoà Vang, ngoại ô Đà Nẵng. Đó là bác Ngô Văn Lại, năm nay ngoài tuổi bảy mươi.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGCó những câu hỏi đặt ra, Huế mãi không có câu trả lời thuyết phục:* Tại sao mặt hàng lưu niệm trong thị trường du lịch, trong các lễ hội Festival là nghèo nàn đến thế! Sản phẩm thủ công Huế lác đác chen chúc khuất lấp trong lớp lớp hàng Trung Quốc và các tỉnh khác trong nước?* Tại sao trong quá trình trùng tu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lại phải mời thợ từ "Đàng Ngoài" trong nhiều khâu kỹ thuật từ sơn, thếp, mộc, làm ngói men, gạch bát tràng...?* Tại sao nhà phục chế Trịnh Bách lại phải sống ở Hà Nội, để gửi vào Huế những tấm long bào, long cổn, hia, mão và kể cả những phiên bản phục chế men lam thời Nguyễn?...

  • HOÀNG ĐẠO KÍNHVăn hoá xứ Huế là một hiện tượng: sinh sôi và thịnh vượng trong khoảng thời gian và không gian địa lý hạn hẹp. Cả hai nhân tố, vật thể lẫn phi vật thể, đều kịp đạt đến trình độ cao và thấm đậm những cái riêng, so với các thời kỳ lịch sử trước đó và so với các miền đất khác. Di sản văn hoá xứ Huế không chỉ phong phú, không chỉ đặc sắc, mà còn kiệt xuất, bởi nó sở hữu rất nhiều những cái duy nhất.

  • BEATRICE KALDUN         (Nhân viên chương trình Văn hoá của UNESCO tại Bangkok)Xin chào quý vị đại biểu!Hôm nay, tôi xin bày tỏ sự vui mừng khi có mặt tại đây, đại diện cho Ngài Richard Engelhardt, Cố vấn Văn hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia cuộc Hội thảo về vấn đề bảo tồn và phát triển hội nhập của Huế, một trong những di sản quý giá nhất của Việt Nam và Thế giới.

  • PHAN THUẬN ANSự quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt Nam đã bắt đầu có từ hơn 50 năm về trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong vòng vài chục năm trở lại đây. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa Thông tin nước chủ nhà đã đóng góp những vai trò xúc tác quan trọng trong mối quan hệ làm việc giữa tổ chức UNESCO đóng tại Paris và các quan chức Việt Nam ở những tỉnh có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nổi bật.

  • PHAN TIẾN DŨNGHuế một vùng non sông kỳ tú, với sự sáng tạo của con người đã lưu giữ trong lòng mình những tài sản vô cùng quý giá. Một trong những giá trị nổi bật mang tính toàn cầu là Quần thể Di tích Huế đã được công nhận vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới (World Heritage List) ngày 11-12-1993. Bên cạnh đó, Huế còn là hội điểm về những di sản vật thể vừa phong phú vừa đa dạng. Từ mảnh đất này đã hình thành nên những phong cách, tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, đã sinh thành nhiều tài năng, đã hội tụ nhiều danh nhân để góp phần nên một Huế vừa mang đặc trưng bản sắc Việt Nam, vừa có sắc thái riêng của một vùng đất Cố đô.

  • NGUYỄN VĂN MỄ                    (Trích)Huế - thành phố lịch sử, một trung tâm văn hóa du lịch, là vùng đất có bề dày văn hóa với những tầng văn hóa khác nhau: di chỉ Khảo cổ học thời Tiền, Sơ sử; các dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh; văn hóa Chămpa; văn hóa Đại Việt... và vô cùng quan trọng là hệ thống di tích Cố đô được xây dựng dưới vương triều Nguyễn.

  • LƯU TRẦN TIÊUHiếm có một miền đất nào mà ở đó những giá trị văn hóa lại đậm đặc, phong phú, đa dạng và đặc sắc như ở Huế. Từ góc nhìn địa - chính trị - văn hóa, xứ Huế xưa như là một vị trí chiến lược trọng yếu, vừa là cầu nối, vùng đất mở, vừa là nơi diễn ra sự chồng lấn, dung hợp, tiếp biến các vùng văn hóa, các dòng văn hóa để tạo dựng thành một trung tâm văn hóa trên cái nền chung của văn hóa Việt Nam, lóng lánh những nét riêng đặc sắc của mình.

  • NGUYỄN QUỐC HÙNGNăm nay, chúng ta kỷ niệm 10 năm Quần thể Di tích Kiến trúc Huế được ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO, 10 năm với rất nhiều thành tựu đổi thay. Nhớ lại chỉ sau 5 năm trở thành Di sản Văn hóa Thế giới, Tiến sĩ Richard Engelhardt chuyên gia về văn hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã mạnh dạn tuyên bố: “tình trạng cứu nguy khẩn cấp của khu di tích Huế đã qua đi” và “chúng ta chuyển từ giai đoạn khẩn cấp sang giai đoạn ổn định trong chiến dịch vận động bảo tồn di tích Huế”(1)

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀMTrong các di sản văn hoá ở nước ta, Huế giữ một vị trí đặc biệt. Chính vì thế mà ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giữa bộn bề công việc, Đảng và Nhà nước ta vẫn dành cho di sản văn hoá Huế sự quan tâm thích đáng. Dù chưa tập hợp được hồ sơ đầy đủ, chưa có được nguồn kinh phí thoả đáng, nhưng từ năm 1979, Nhà nước ta đã có văn bản đặc cách quy định việc bảo vệ di tích thành nội Huế.

  • PHÙNG PHUCách đây vừa tròn 10 năm, ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Huế và với cả nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế đã chính thức được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới với dòng chữ “Ghi tên vào danh mục này là công nhận giá trị nổi bật toàn cầu của một tài sản văn hoá hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích của nhân loại”. Lịch sử vùng đất Phú Xuân- Huế với Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam mở ra một trang mới, giang rộng vòng tay đón bè bạn trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và truyền đạt kinh nghiệm trong công việc bảo tồn và phát huy giá trị.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCSau Hiệp định Paris năm 1973, Thành uỷ Huế chủ trương phải xây dựng thêm các tổ chức cách mạng biến tướng để tập hợp lực lượng trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên ở nội thành; tạo cho được những hoạt động công khai, hợp pháp nhằm thu hút quần chúng ở vùng địch tạm chiếm hướng đến mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi dân sinh, dân chủ, tiến tới đòi thi hành Hiệp định Paris.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCCách đây gần tròn 50 năm, từ Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua lần thứ 3 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch “Vì miền Nam ruột thịt”. Thực hiện chủ trương nầy, năm 1957 Bộ Văn hoá và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức chỉ đạo 26 thư viện các tỉnh và thành phố ở miền Bắc xây dựng trong lòng mỗi thư viện một “Thư viện Kết nghĩa” vì miền Nam ruột thịt theo quan hệ kết nghĩa giữa các tỉnh, thành Bắc-Nam.

  • PHAN THANH HẢISông Hương là báu vật mà trời đất đã ban tặng cho Huế. Đã tự bao giờ, sông Hương đã được xem là dòng sông của thi ca, nhạc họa, của kiến trúc, nghệ thuật xứ Huế. Đã có nhà văn từng thốt lên: “Nếu một ngày nào đó sông Hương đột nhiên biến mất, thì Huế có còn là Huế nữa không?!”...

  • BỬU ÝMột đất nước có lịch sử lâu đời hẳn nhiên thừa hưởng di sản phong phú và đủ loại.Trước hết, vấn đề di sản không nhất thiết đi đôi với Festival. Di sản có thể nằm  một cõi, mà Festival lại nằm một nơi. Cũng có thể phát huy riêng rẽ, phục vụ quần chúng khác nhau, nhưng cùng chung một trục văn hoá để cùng được bảo tồn và phát huy. Nhưng nếu di sản sánh đôi với Festival thì đó là một cuộc nên duyên như được dành sẵn.

  • PHAN THUẬN ANMối quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt đã bắt đầu có từ hơn nửa thế kỷ trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong gần 30 năm trở lại đây.