HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.
Ảnh: internet
Giả sử bạn vào nhà một cô bạn gái, bị con chó trong nhà sủa dữ quá. Cô bạn đó một mặt la chó, một mặt hỏi bạn nửa đùa nửa thật: - Bộ mới ăn thịt chó hay sao mà nó sủa dữ vậy?
Hỏi như thế là có ý cho rằng ăn thịt chó là điều không tốt. Nếu các cô gái Huế biết bạn trai của họ là loại người ăn thịt chó thì chắc là bạn ấy sẽ bị trừ điểm hạnh kiểm. Một ông thầy tu ăn thịt cá thì gọi là ngã mặn. Nhưng nếu sư ăn đến thịt chó - như Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử chẳng hạn - thì thuộc đẳng cấp sư hổ mang. Thực ra ở Huế vẫn có người ăn thịt chó và cũng có nhà bị mất chó. Những người ăn thịt chó thường bị liệt vào hạng người không đàng hoàng đứng đắn. Ngay những người này có muốn ăn cũng tổ chức bữa nhậu một cách hạn chế. Không thể treo bảng hiệu “cầy tơ, cờ tây” hay bày bán thịt chó công khai bên đường như ở chợ ông Tạ trong thành phố Hồ Chí Minh. Nhà nào có nhiều chó con, ai xin thì cho chứ không bán. Ở Huế chưa thấy ai làm giàu nhờ nghề bán chó hay bán thịt chó. Hơn 80% gia đình đồng bào ở Huế có truyền thống văn hóa Phật giáo. Người ăn thịt chó rồi thì cảm thấy mình không được “tinh tấn”, không dám vào chùa lễ Phật. Theo tôi, nếu không phải khó khăn thiếu thốn quá thì đừng nói là ở Huế mà bất luận ở đâu cũng không nên ăn thịt chó. Chó là một con vật rất thông minh, tình cảm và trung thành với người. Dầu là con chó của người ăn mày cũng không vì chủ mình nghèo quá mà bỏ đi theo chủ khác. Ấy vậy mà con người trở mặt ăn thịt nó thì nói thật, mắc cỡ với tụi nó quá. Ngoài ra còn vấn đề vệ sinh thực phẩm. Có lần con chó nhà tôi bị bệnh “ca rê” (tiêu ra máu) mà chết, phải ném vào bô rác. Tôi vừa quay lưng đi đã thấy mấy người bụi đời nằm ở lề đường đến nhặt xác con chó đem đi. Sáng hôm sau thấy họ bày bán một rổ thịt chó bên lề đường. Ai bảo đảm trong các quán cầy tơ không có những con chó chết bị làm thịt theo kiểu đó?
Người Huế không chỉ kiêng ăn thịt chó mà còn kiêng nhiều thứ khác. Họ không ăn thịt trâu vì cho rằng thịt trâu “mát” hơn thịt bò. Không hiểu “mát” là sao và “mát” thì có gì không tốt? Không ăn thịt mèo vì thịt mèo “rủi”, ăn vào sẽ gặp chuyện bất lợi. Không ăn cá chép vì theo truyền thuyết, cá chép có thể vượt vũ môn để hóa rồng. Không ăn thịt rùa, ba ba vì nghe lời đồn rằng sau khi ăn thịt rùa, ba ba - trong vòng 3 tháng, lỡ ăn thêm rau sam thì thịt rùa sẽ sống lại trong bụng. Không ăn ếch vì khi làm thịt, hễ chặt đầu thì con ếch chắp hai tay lạy ngó thật tội nghiệp. Các loại cá rô, cá trê, cá lóc ngày thường thì ăn được nhưng ngày rằm nếu mua thì để thả lại xuống sông gọi là phóng sanh. Con lươn thì ăn được nhưng các bà đi chợ chỉ mua những con lươn cúi đầu. Con nào ngóc đầu lên như con rắn thì bị nghi là “lươn ngộ” (ngộ tức là ngộ độc) có nọc độc như nọc rắn, dĩ nhiên rắn là không nên ăn. Đặc biệt có giống rắn đầu đen cổ đỏ, thuộc loại rắn hiền, không có độc, gọi là rắn học trò. Xứ Huế rất trọng việc học và quý học trò nên cả loại rắn mang tên học trò cũng được “cưng”. Nếu gặp rắn học trò bò vào nhà thì chỉ lấy cây chổi đuổi ra chứ không bao giờ đánh đập. Cóc, nhái, chuột cũng không ăn vì gớm guốc.
Có nhiều thứ bị kiêng cữ do những kiến thức khoa học rất mơ hồ, chưa hề được kiểm chứng. Khi đau bụng không uống sâm vì có câu “Đau bụng uống nhân sâm tắc tử”. Không ăn hành (loại hành ta, củ đỏ) cùng với mật ong vì cho rằng mật ong ăn chung với hành thì chết. Tôi thường ăn bánh mì với cá hộp cùng hành ta xắt mỏng ngâm dấm, ăn xong uống một ly sữa pha mật ong vào buổi sáng. Như thế mật ong và hành ta cùng nằm chung trong bao tử. Ấy thế mà đâu có chết. Tương tự như thế, không biết dựa vào đâu mà họ cho rằng ăn khoai từ bị phong (bệnh cùi). Khi trong người có mụn nhọt làm mủ, nhiều người kiêng ăn những thứ có chất bột trắng như xôi, khoai mì, cho rằng những thứ này làm mủ sinh ra nhiều hơn. Sự thực cái chất mủ trắng trong mụt nhọt, vết thương là xác của bạch huyết cầu, đâu có liên quan gì với màu trắng của tinh bột trong xôi và khoai mì?
Ngoài ra còn có một danh mục kiêng cữ khác do tâm lý mê tín dị đoan. Học trò đi thi không ăn trứng gà, trứng vịt vì sợ điểm 0. Không ăn canh bí, canh mít vì sợ bí, làm bài không được, không ăn chuối vì sợ đạp vỏ chuối thi trượt. Tốt nhất là nên ăn các thứ có chữ “đậu”, hoặc ăn bún để làm bài suôn sẻ. Con gái thì dị ứng với món canh bầu vì ám ảnh của cái sự mang bầu. Còn đàn bà có bầu thì không ăn những thứ có cặp dính nhau như bánh giầy, giò chéo quảy và nhất là những trái chuối dính nhau vì sợ đẻ sinh đôi.
Sau này tôi có dịp đi đây đi đó nhiều nơi, trải qua nhiều cảnh sống thiếu thốn khắc nghiệt trong lao tù hay trong bưng biền, rừng núi. Lúc ấy mình không có điều kiện lựa chọn, miễn có thứ gì ăn đỡ đói là quý rồi. Với kinh nghiệm của một người tạp thực như tôi thì những món như rắn, cóc, ếch, nhái, chuột đồng… không những ăn được mà nếu biết chế biến cũng thành món ngon. Tuy vậy hễ về Huế thì cũng phải nhập gia tùy tục, đâu dám bạ chi ăn nấy.
Nói tới văn hóa ẩm thực, người ta thường bàn về những món ngon, nên ăn. Theo tôi cả những món thuộc hệ thống kiêng cữ không nên ăn nói trên cũng thuộc phạm trù văn hóa ẩm thực mang đậm nét nhân văn của xứ Huế. Sự kiêng cữ ấy tất nhiên có cái hay cái dở nhưng rất gần gũi với câu tục ngữ: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”.
H.P.N.P
(SH288/02-13)
CHÂU THU HÀ
Trong những năm qua, xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng quan tâm thực hiện.
PHƯỚC VĨNH
Nói đến những tiềm năng phát triển của Huế là nói đến các yếu tố thiên nhiên, lịch sử văn hóa, trong đó có yếu tố sông, núi, cỏ cây và con người; là nhắc đến những bài thơ sâu lắng, những giai điệu mượt mà…
LGT: Cuốn sách Florette ou la rivière des parfums của tác giả T. Trilby(*) được dịch sang tiếng Việt với nhan đề Chuyện bên dòng sông Hương(**). Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở Huế và vùng phụ cận vào thập niên 1920 của thế kỷ XX.
LƯU TRỌNG VĂN
(thực hiện)
PHAN THUẬN AN
Nghệ thuật cung đình là những loại hình nghệ thuật gắn bó thiết thân với sinh hoạt tinh thần và vật chất của giới cầm quyền tại kinh đô dưới các triều đại quân chủ ngày xưa.
PHAN TÂN
Trong năm 2018 vừa qua, ngoài kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh cũng đã triển khai những chương trình đột phá, công trình trọng điểm, tập trung lãnh đạo, tạo tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển theo hướng nhanh, bền vững. Các chương trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
NGUYỄN VĂN CƯƠNG - NGUYỄN VĂN KHÁNH
Trong chuyến đi điền dã khảo sát di tích tại khu vực Phường Thủy Xuân, TP Huế. Chúng tôi tình cờ phát hiện một di chỉ cổ nằm lẫn khuất trong những tán cây rậm rạp trên vườn đồi của làng Dương Xuân thượng trước đây. Vạch lá dò dẫm tìm vào, chúng tôi mới nhận ra nơi mình đặt chân đến chính là một Văn Miếu, nơi thờ phụng vị Thánh về Văn, người mà được hậu thế tôn vinh là Vạn thế Sư biểu (người thầy của muôn đời), Đức Khổng Tử. Ngôi miếu nằm lọt thỏm trong những tán lá, bụi cây.
HỒ VĨNH
Đại bác là một từ dùng chung cho tất cả các loại trọng pháo hay súng lớn. Tiền thân của chúng là những máy ném đá (Thạch pháo) ra đời cách đây 1.000 năm. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ở Việt Nam đã xuất hiện các loại pháo bằng đồng và pháo bằng sắt mà ngày nay chúng ta thường gọi là súng thần công.
KIM THOA
Chè bán ban ngày, ban đêm. Chè gánh, chè xách, chè ăn trên bờ, chè thưởng thức dưới đò. Huế bán đủ thứ chè, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, nhưng ít thấy chè hột sen.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Hoàng tử Cảnh (1780 -1801) là con trưởng của vua Gia Long. Trong thời gian chống nhà Tây Sơn, hoàng tử Cảnh đã theo Bá-đa-lộc sang Pháp cầu viện cho họ Nguyễn. Hoàng tử Cảnh theo Thiên chúa giáo và được giám mục Bá-đa-lộc rất thương yêu.
THƠM QUANG - THANH BIÊN
Trong khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV có khá nhiều tư liệu liên quan đến trường Bách Công xưa (tức trường Cao đẳng Công nghiệp Huế ngày nay). Bên cạnh tài liệu tiếng Pháp thuộc phông Tòa Khâm sứ Trung kỳ, chúng tôi cũng xin được cung cấp thêm một số thông tin quan trọng về trường Bách Công xưa được ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn.
NGUYỄN THÁI SƠN*
Đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 1939) là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.
TRẦN ĐÌNH HẰNG - LÊ ĐÌNH HÙNG
Trải qua nhiều vấn nạn của thiên tai, địch họa mà đến nay, tài liệu nghiên cứu về thời chúa Nguyễn Đàng Trong rất hiếm hoi. Vì vậy, tài liệu lưu trữ từ gia tộc sẽ góp phần thiết thực để soi rọi một số chi tiết bổ sung cho chính sử.
LÊ VĂN LÂN
Huế là đô thị không chỉ trong nước mà cả thế giới tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý. Nhưng đứng trước những danh hiệu này, bản thân người Huế cũng thấy đang còn nhiều khoảng cách lớn.
LÊ QUANG THÁI
Ngày xuân còn dài, xin kể vài mẫu chuyện dê tiêu biểu trên đất kinh kỳ văn vật cốt chỉ mua vui chốc lát trong hương vị của ngày Tết cổ truyền.
PHAN THUẬN AN
Cũng như các triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đã lập ra tại kinh đô một cơ quan chuyên trách về y tế, gọi là Thái Y Viện, để chăm lo sức khỏe cho hoàng gia và điều hành công việc chữa bệnh cho mọi người trong nước.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Đồi Dương Xuân ở nam sông Kim Trà (sông Hương) từng có phủ Dương Xuân là mặc định nhưng vì đồi lại lớn rộng, có nhiều phần nhấp nhô theo phương thẳng đứng, uốn éo theo bình đồ nên đồi có nhiều gò, cồn.
TRẦN ANH SƠN
Huế mà chúng tôi nhắc đến ở đây là xứ Huế ngày xưa, thuở còn là "Đô thành Thuận Hóa” của Chúa Nguyễn.
VÕ VINH QUANG - HỒ XUÂN THIÊN - HỒ XUÂN DIÊN
CAO CHÍ HẢI
Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc vô cùng phong phú và đặc sắc, nhiều lễ hội cổ truyền và thuần phong mỹ tục tiêu biểu của người Việt được lưu truyền đến Nghệ thuật múa của dân tộc Việt xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm.