HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.
Ảnh: internet
Giả sử bạn vào nhà một cô bạn gái, bị con chó trong nhà sủa dữ quá. Cô bạn đó một mặt la chó, một mặt hỏi bạn nửa đùa nửa thật: - Bộ mới ăn thịt chó hay sao mà nó sủa dữ vậy?
Hỏi như thế là có ý cho rằng ăn thịt chó là điều không tốt. Nếu các cô gái Huế biết bạn trai của họ là loại người ăn thịt chó thì chắc là bạn ấy sẽ bị trừ điểm hạnh kiểm. Một ông thầy tu ăn thịt cá thì gọi là ngã mặn. Nhưng nếu sư ăn đến thịt chó - như Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử chẳng hạn - thì thuộc đẳng cấp sư hổ mang. Thực ra ở Huế vẫn có người ăn thịt chó và cũng có nhà bị mất chó. Những người ăn thịt chó thường bị liệt vào hạng người không đàng hoàng đứng đắn. Ngay những người này có muốn ăn cũng tổ chức bữa nhậu một cách hạn chế. Không thể treo bảng hiệu “cầy tơ, cờ tây” hay bày bán thịt chó công khai bên đường như ở chợ ông Tạ trong thành phố Hồ Chí Minh. Nhà nào có nhiều chó con, ai xin thì cho chứ không bán. Ở Huế chưa thấy ai làm giàu nhờ nghề bán chó hay bán thịt chó. Hơn 80% gia đình đồng bào ở Huế có truyền thống văn hóa Phật giáo. Người ăn thịt chó rồi thì cảm thấy mình không được “tinh tấn”, không dám vào chùa lễ Phật. Theo tôi, nếu không phải khó khăn thiếu thốn quá thì đừng nói là ở Huế mà bất luận ở đâu cũng không nên ăn thịt chó. Chó là một con vật rất thông minh, tình cảm và trung thành với người. Dầu là con chó của người ăn mày cũng không vì chủ mình nghèo quá mà bỏ đi theo chủ khác. Ấy vậy mà con người trở mặt ăn thịt nó thì nói thật, mắc cỡ với tụi nó quá. Ngoài ra còn vấn đề vệ sinh thực phẩm. Có lần con chó nhà tôi bị bệnh “ca rê” (tiêu ra máu) mà chết, phải ném vào bô rác. Tôi vừa quay lưng đi đã thấy mấy người bụi đời nằm ở lề đường đến nhặt xác con chó đem đi. Sáng hôm sau thấy họ bày bán một rổ thịt chó bên lề đường. Ai bảo đảm trong các quán cầy tơ không có những con chó chết bị làm thịt theo kiểu đó?
Người Huế không chỉ kiêng ăn thịt chó mà còn kiêng nhiều thứ khác. Họ không ăn thịt trâu vì cho rằng thịt trâu “mát” hơn thịt bò. Không hiểu “mát” là sao và “mát” thì có gì không tốt? Không ăn thịt mèo vì thịt mèo “rủi”, ăn vào sẽ gặp chuyện bất lợi. Không ăn cá chép vì theo truyền thuyết, cá chép có thể vượt vũ môn để hóa rồng. Không ăn thịt rùa, ba ba vì nghe lời đồn rằng sau khi ăn thịt rùa, ba ba - trong vòng 3 tháng, lỡ ăn thêm rau sam thì thịt rùa sẽ sống lại trong bụng. Không ăn ếch vì khi làm thịt, hễ chặt đầu thì con ếch chắp hai tay lạy ngó thật tội nghiệp. Các loại cá rô, cá trê, cá lóc ngày thường thì ăn được nhưng ngày rằm nếu mua thì để thả lại xuống sông gọi là phóng sanh. Con lươn thì ăn được nhưng các bà đi chợ chỉ mua những con lươn cúi đầu. Con nào ngóc đầu lên như con rắn thì bị nghi là “lươn ngộ” (ngộ tức là ngộ độc) có nọc độc như nọc rắn, dĩ nhiên rắn là không nên ăn. Đặc biệt có giống rắn đầu đen cổ đỏ, thuộc loại rắn hiền, không có độc, gọi là rắn học trò. Xứ Huế rất trọng việc học và quý học trò nên cả loại rắn mang tên học trò cũng được “cưng”. Nếu gặp rắn học trò bò vào nhà thì chỉ lấy cây chổi đuổi ra chứ không bao giờ đánh đập. Cóc, nhái, chuột cũng không ăn vì gớm guốc.
Có nhiều thứ bị kiêng cữ do những kiến thức khoa học rất mơ hồ, chưa hề được kiểm chứng. Khi đau bụng không uống sâm vì có câu “Đau bụng uống nhân sâm tắc tử”. Không ăn hành (loại hành ta, củ đỏ) cùng với mật ong vì cho rằng mật ong ăn chung với hành thì chết. Tôi thường ăn bánh mì với cá hộp cùng hành ta xắt mỏng ngâm dấm, ăn xong uống một ly sữa pha mật ong vào buổi sáng. Như thế mật ong và hành ta cùng nằm chung trong bao tử. Ấy thế mà đâu có chết. Tương tự như thế, không biết dựa vào đâu mà họ cho rằng ăn khoai từ bị phong (bệnh cùi). Khi trong người có mụn nhọt làm mủ, nhiều người kiêng ăn những thứ có chất bột trắng như xôi, khoai mì, cho rằng những thứ này làm mủ sinh ra nhiều hơn. Sự thực cái chất mủ trắng trong mụt nhọt, vết thương là xác của bạch huyết cầu, đâu có liên quan gì với màu trắng của tinh bột trong xôi và khoai mì?
Ngoài ra còn có một danh mục kiêng cữ khác do tâm lý mê tín dị đoan. Học trò đi thi không ăn trứng gà, trứng vịt vì sợ điểm 0. Không ăn canh bí, canh mít vì sợ bí, làm bài không được, không ăn chuối vì sợ đạp vỏ chuối thi trượt. Tốt nhất là nên ăn các thứ có chữ “đậu”, hoặc ăn bún để làm bài suôn sẻ. Con gái thì dị ứng với món canh bầu vì ám ảnh của cái sự mang bầu. Còn đàn bà có bầu thì không ăn những thứ có cặp dính nhau như bánh giầy, giò chéo quảy và nhất là những trái chuối dính nhau vì sợ đẻ sinh đôi.
Sau này tôi có dịp đi đây đi đó nhiều nơi, trải qua nhiều cảnh sống thiếu thốn khắc nghiệt trong lao tù hay trong bưng biền, rừng núi. Lúc ấy mình không có điều kiện lựa chọn, miễn có thứ gì ăn đỡ đói là quý rồi. Với kinh nghiệm của một người tạp thực như tôi thì những món như rắn, cóc, ếch, nhái, chuột đồng… không những ăn được mà nếu biết chế biến cũng thành món ngon. Tuy vậy hễ về Huế thì cũng phải nhập gia tùy tục, đâu dám bạ chi ăn nấy.
Nói tới văn hóa ẩm thực, người ta thường bàn về những món ngon, nên ăn. Theo tôi cả những món thuộc hệ thống kiêng cữ không nên ăn nói trên cũng thuộc phạm trù văn hóa ẩm thực mang đậm nét nhân văn của xứ Huế. Sự kiêng cữ ấy tất nhiên có cái hay cái dở nhưng rất gần gũi với câu tục ngữ: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”.
H.P.N.P
(SH288/02-13)
ĐẶNG YÊN
Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Thừa Thiên Huế đã có sự phát triển ổn định về kinh tế, phát huy các giá trị văn hóa, di sản, là một trong những trung tâm về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Sinh thời, vua Tự Đức từng có đôi câu thơ ca ngợi truyền thống học tập, khoa bảng của hai dòng họ lớn ở Huế: “Nhất Thân, nhì Hà, thiên hạ vô gia/ Nhất Hà, nhì Thân, thiên hạ vô dân”.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Trong thời kỳ đen tối của những năm 1925 - 1927, tại thành phố Huế, bắt đầu có những biến động lớn về chính trị. Các phong trào yêu nước và đòi dân chủ dân sinh đang có sự thay đổi về chất.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
PHAN THUẬN THẢO
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lễ tế Đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới thời nhà Nguyễn. Trong phân cấp hoạt động tế tự, tế Giao được liệt vào hàng đại tự, do triều đình đứng ra tổ chức.
PHẠM HỮU THU
Ngồi trong ngôi nhà Gươl ở huyện Nam Đông, tôi thật sự phấn khích khi được những cô gái Cơ Tu, dịu dàng trong bộ thổ cẩm mời thưởng thức những món ngon được chế biến từ “cây nhà lá vườn” hay sản vật của núi rừng Thừa Thiên Huế.
VÕ TRIỀU SƠN
Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11/2019, nhiều cuộc họp quan trọng liên quan đến vấn đề phát triển Thừa Thiên Huế trong tương lai đã được xúc tiến.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Khi mãn tang mẹ, Tùng quốc công Miên Thẩm rời lều tranh bên mộ của bà Thục Tần, về phủ của ông ở bờ bắc sông Lợi Nông, đổi Tiêu viên thành nhà thờ bà Thục Tần, biến Ký thưởng viên thành nơi Đức Thầy Tùng Thiện đào tạo học trò…
VÕ VINH QUANG
Hoàng Trung Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) là một danh nhân văn hóa xứ Huế thế kỷ XIX. Tổ quán họ Đặng tương truyền ở làng Hà Trung (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang), rồi dời lên Kinh thành, sau lại về làng Hiền Sĩ (Phong Sơn, Phong Điền).
GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
(Hòa Thượng Thích Thiện Siêu(*) trả lời phỏng vấn của Người Sông Hương)
NGUYỄN THẾ
Làng Thanh Tân thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xứ đạo hình thành từ thế XIX.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Hệ thống kiến trúc cung đình Huế là những điển hình cho trình độ kỹ thuật xây dựng cũng như trình độ thẩm mỹ của Việt Nam vào thế kỷ XIX.
TRẦN HOÀNG PHI
Không gian ký ức Lê Bá Đảng (Le Ba Dang memory space) ở thôn núi Kim Sơn (Huế), là không gian nghệ thuật với kiến trúc vào loại đẹp nhất ở Việt Nam giữa bốn bề núi rừng với ba màu chủ đạo đen, xám, trắng.
NGUYỄN LÃM THẮNG
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Chính sử triều Nguyễn chép mộ vua Quang Trung được táng ở vùng Nam sông Hương và đã bị quật phá.
VÕ VINH QUANG
Thanh Bình từ đường, thờ tổ nghề hát bội của triều Nguyễn, tọa lạc ở kiệt 281 đường Chi Lăng, thành phố Huế là một địa điểm quan trọng trong truyền thống văn hóa nghệ thuật của đất Cố đô.