Từng nhiều năm kinh nghiệm dạy học trò chuyên, cô đã nếm trải biết bao câu chuyện buồn vui của nghề giáo. Qua “bàn tay nhào nặn” của cô nhiều thủ khoa của trường Quốc học Huế đã thành danh trong cuộc sống.
Cô Minh Hương và 6 gương mặt thủ khoa lớp 12 chuyên Anh trường Quốc học Huế
Cô Nguyễn Minh Hương chỉ nhận mình là một người “lái đò” tận tụy chuyên chở “những chuyến đò đầy sao” tìm thấy giấc mơ về hạnh phúc. Ở đó cô đóng rất nhiều vai vừa là cô, là chị là bạn, là mẹ của các em học sinh.
Niềm tin với nghề giáo.
Hồi còn học cấp 3 mỗi lần nghe chị gái đi học về kể chuyện cô giáo dạy chuyên Anh lớp chị làm tôi vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn một lần trong đời được diện kiến cô.
Không biết duyên phận “đưa đẩy” thế nào mà hơn 10 năm sau ngày ra trường tôi được gặp cô giáo Minh Hương trong một buổi trưa tiết trời nắng ráo của những ngày cơn bão dữ vừa tát qua dải đất miền Trung.
Đón tôi tại căn nhà xinh xắn ở địa chỉ 87 Phan Văn Trường (Thành phố Huế) cô vui vẻ dẫn tôi lên một căn phòng ấm áp, phảng phất chút thiền môn. Bên tách trà hòa mật ong còn thơm nóng, cô Minh Hương bắt đầu kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời, chuyện nghề:
“Thật lòng với em từ xưa đến chừ cô cùng không muốn lên báo mô nghe. Vì cô biết ở trong ngành Giáo dục còn rất nhiều người thầy, người cô đáng kính, đáng trọng hơn mình nữa. Nghề nào cũng có niềm vui, nỗi buồn em à”.
Sau khi nghe câu chuyện thật “chắc chắn như đinh đóng cột” mà suốt cả giờ cô say sưa kể, tôi đã té ngửa khi biết rằng công việc dạy chuyên của một giáo viên không dễ dàng như lâu nay mình tưởng.
Từ một học sinh chuyên Anh của trường rồi đến khi qua hết quãng đời sinh viên Anh ngữ tại trường Đại học Sư phạm Huế cô quay lại trường xin làm công việc của một người “đưa đò” mà từ lúc còn bé đã hằng mơ ước.
Không thể nhớ hết nỗi hơn 20 năm đi dạy, bao nhiêu “chuyến đò” lúc trầm lúc lắng, lúc nước sông đục sông trong. Lúc trời yên bể lặng thì những chuyến đò chở nguồn tri thức “vượt vũ môn” nhanh chóng rạng rỡ. Cũng có những chuyến đò gập ghềnh cheo leo, lâu lâu mới thấy các em “qua được bến bờ vinh quang” rồi quay lại ghé thăm cô giáo cũ cùng say sưa chuyện trò.
Thấy tôi có vẻ thắc mắc câu hỏi nhiều năm dạy chuyên, cô có chịu “sức ép” nào không? Cô vẫn một nụ cười đôn hậu như hồi tôi được nghe chị kể. “Cái chất của thiếu nữ Huế” luôn khép kín mà sâu lắng trong tâm hồn cô càng làm cho tôi cảm nhận những khó khăn của nghề giáo. Một nghề mà ai đã dấn thân vào cũng phải sống bằng tâm, trí và đặc biệt là lòng đam mê.
Cô Hương tâm sự: “Ngày trước mọi người hay bảo nhau “Chuột chạy cùng sao mới vào sư phạm” riêng cô thì khác, từ ngày còn là cựu học sinh của trường Quốc học Huế cô đã mê nghề đi dạy rồi. Không biết bạn trẻ bây giờ có chán học ngoại ngữ không. Chứ cô thấy thầy cô ngày trước ở trường dạy quá tuyệt vời, đến nỗi cô mê nghề giáo từ ngày đó”.
Mặc dù tốt nghiệp đại học loại ưu, nằm trong danh sách các sinh viên được trường Đại học Sư phạm Huế giữ lại làm giảng viên nhưng vì tình yêu trường cũ, thích quây quần bên đám học trò tinh nghịch dễ thương cô quyết định quay lại trường xin gặp thầy hiệu trưởng dạy hợp đồng.
“Hồi đó mới ra trường mình thích dạy quá nên vừa nhận bằng xong là mình “ngây thơ” đến gặp thầy hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng lúc đó là hiệu trưởng rồi nói: “Thầy ơi con ra trường rồi thầy cho con về trường dạy nhé. Nếu trong trường đủ giáo viên biên chế rồi thầy cho con dạy không cần lương cũng được".
Thầy Trừng nói lại: "Thầy cho em dạy không hưởng lương vô tình thầy bóc lột con à”. “Cũng thật lòng mà nói, lúc mới ra trường kinh tế gia đình cô khó khăn lắm. Cô cùng từng bỏ dạy làm đủ thứ nghề. Nhưng rồi vì tình yêu với nghề giáo luôn âm ỉ trong cô cho nên vào năm 1991 tổ Anh văn của trường có cô Sương đi Úc theo diện đoàn tụ gia đình, từ đó cô được tuyển vào biên chế của trường cho đến ngày hôm nay".
Hãy sống với học sinh bằng tấm chân tình.
Gần 20 năm gắn bó với học sinh chuyên Anh, cô không nhớ nổi có bao nhiêu học sinh mình dạy đã đỗ thủ khoa vào các trường đại học trên toàn quốc nhưng bao giờ kể về công việc cô cũng khiêm tốn, chân thành. Nhiều “học trò cưng” của cô giờ đã thành danh như: Tô Diệu Lan, Nguyễn Quý Trân, Lê Mai Hoàng Giao hay những học sinh vừa đạt thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 - 2103 của lớp 12 chuyên Anh do cô làm chủ nhiệm như: Trương Thái Chân, Đào Bội Trân, Nguyễn Thanh Trúc… khi có dịp tiếp xúc đã có những nhận xét rất chí tình về cô giáo của mình.
Em Trương Thái Chân kể: Ở trường, cô Minh Hương như là một người mẹ hiền của bọn em, cách giảng dạy của cô không hề tạo ra sự gò bó từ kỹ năng nghe, đọc và cách giảng bài. Cô Hương luôn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, cho học sinh làm bài tập nhiều hơn học lý thuyết, sau đó chỉ ra những cơ bản nhất để học sinh theo kịp. Cô chính là thần tượng của chúng em.
![]() |
Cô Minh Hương (người đứng đầu tiên bên phải) trong một lần đi dã ngoại cùng học trò.
|
Chưa một lần tự hào nhận mình là người dạy giỏi, khi đánh giá về bản thân cô cho rằng cuộc đời mình gặp nhiều may mắn so với các đồng nghiệp khác. Riêng việc trao dồi kiến thức cho học sinh người dạy phải luôn có những điểm khác hơn trong kỹ năng dạy học và làm công tác chủ nhiệm.
Đôi lúc giáo viên ngoài sách giáo khoa, người dạy chuyên Anh phải luôn trau dồi tài liệu, giáo án. Người cô, người thầy khi dạy cho học sinh “phải như ca sĩ hát hay trên sân khấu”. Người dạy giỏi phải làm cho học sinh thích thú, cảm hứng như những người nấu ăn giỏi luôn biết soạn những món ăn mà người ăn cảm thấy không ớn.
Còn bằng cách nào để học sinh luôn nhớ và yêu quý mình trong khi đang còn học cũng như sau khi ra trường thì chính bản thân người cô, người thầy phải sống gần gũi với học trò bằng lòng chân tình, nhiệt tình và ít “màu mè”. Đừng bao giờ ép học sinh phải làm những điều mà các em không thích.
Trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2012 - 2013, lớp 12 chuyên Anh trường THPT Quốc học Huế do cô Nguyễn Minh Hương chủ nhiệm có 6 thủ khoa của các trường, ngành trực thuộc ĐH Huế và Đại học quốc gia TPHCM. 6 thủ khoa đến từ lớp Chuyên Anh Quốc học Huế, gồm: Trương Thái Chân - Thủ khoa 27 điểm trường Đại học Ngoại ngữ Huế; Đào Bội Trân - Thủ khoa 26,5 điểm trường Đại học Ngoại thương TPHCM; Nguyễn Thanh Trúc - Thủ khoa 25 điểm trường Đại học Kinh tế Huế; Lại Xuân Bách - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế; Nguyễn Hoàng Minh Đức - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Kinh tế, ĐH Kinh tế Huế; Trịnh Phước An - Thủ khoa 25 điểm trư ờng Đại học Công nghệ thông tin TPHCM. Ngoài ra, trong lớp 12 Chuyên Anh Quốc học Huế có nhiều bạn tự “săn tìm học bổng” qua mạng. Nổi bật như: Trần Thị Hoàng Dung, Trần Trương Bảo Ngọc, Lương Thị Xuân Nguyên dù đã có suất du học tại Nhật bằng học bổng APU vẫn muốn thử sức trong kỳ thi đại học vừa qua. |
Theo Dân Trí
“Tham vấn nhu cầu tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế” là đề tài nghiên cứu của nhóm giảng viên Khoa Tâm lý trường ĐH Sư Phạm Huế vừa đạt giải Ba Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh TT Huế năm 2012. Khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh, đưa ra các biện pháp giúp các em được tư vấn ngay tại trường học là những đóng góp của đề tài nghiên cứu này.
Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kịp thời việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2014.
Sáng ngày 20/2, bà Thanh Huong Eva Nguyên Binh - Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam vừa nhận công việc nhiệm kỳ mới đã đến thăm trường THCS Nguyễn Tri Phương và giao lưu với các em học sinh học tiếng Pháp của trường.
Phòng trưng bày do Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế đã tổ chức, và đã đón nhận 9 phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện, thị xã và thành phố Huế tham gia gồm: Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã Hương Trà, Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc; Phòng GD&ĐT huyện A Lưới, Phòng GD&ĐT huyện Nam Đông; Phòng GD&ĐT huyện Phú Vang, Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền, Phòng GD&ĐT huyện Quảng Điền và Phòng GD&ĐT thành phố Huế.
Ngày 20/2, 108 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 của 9 phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện, thị xã và thành phố Huế sẽ bước vào Hội thi Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp cấp tiểu học năm học 2013 – 2014.
Hương Bình
(SHO). Hội thi giáo viên dạy Ngành học Mầm non lần thứ 8, năm học 2013 – 2014 đang diễn ra ở Nam Đông. 24 giáo viên đến từ 11 trường mầm non trên địa bàn huyện đã tham dự.
Hướng đến chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2014), 39 năm ngày giải phóng TT-Huế (26/03/1975 - 26/03/2014), Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế đã tổ chức giải bóng đá sinh viên năm 2014.
Những ngày sau Tết, trong khi học sinh các trường đã bắt đầu bắt nhịp với không khí học tập thì ở huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế, các trường học vẫn còn thiếu vắng hàng chục học sinh.
Sáng 17.2, tại trưởng tiểu học Lê Lợi đã diễn ra lễ khai mạc kỳ thi học sinh giỏi bậc tiểu học thành phố Huế năm học 2013- 2014.
Năm nay, Đại học Huế sẽ tuyển mới 9 ngành do Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Huế họp và thông qua trên cơ sở hội đủ các tiêu chí xét tuyển mã ngành mới theo thông tư 54 của Bộ GD&ĐT.
Đại học Huế vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2014. Theo đó Đại học Huế sẽ tuyển 12.100 chỉ tiêu trong năm 2014.
Chiều 23/1, trường THCS Trần Cao Vân thành phố Huế tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Sở giáo dục -đào tạo TT- Huế vừa tổ chức hội thi Khoa học - kỹ thuật (Intel ISEF) học sinh trung học năm học 2013-2014 với những vấn đề thực tế, gần gũi với cuộc sống ,được thể hiện bởi sự sáng tạo của các em học sinh.
Xác định việc đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp hàng đầu trong chiến lược cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vì vậy, nhiều năm qua, bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, chất lượng giáo dục huyện Nam Đông nói chung, con em đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Sáng 28/12, tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) đã khai giảng lớp học mang tên “Trường Đông Inha-Hue" về Vật lý lý thuyết lần thứ Hai.
Ngày 29/12/2013, tại Trường THPT chuyên Quốc Học, Trung tâm EUC đã tổ chức trao Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge (Đại học Cambridge) cho các học sinh đã có thành tích xuất sắc vượt qua kỳ thi do EUC tổ chức vào các ngày 20/10 và 16/11/2013.
Trong 2 ngày 17&18.12, ĐH Huế tổ chức Hội thảo tập huấn về Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu và Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bỉ và đại diện các trường thành viên của ĐH Huế.
Sáng ngày 19/12, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi tiếp và làm việc với bà Karen Nicholas, Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Australia. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan và trường Trung cấp Âu Lạc.
Từ ngày 17 - 19/12, ĐH Huế tổ chức hội thảo tập huấn “Hệ thống chuyến đổi tín chỉ châu Âu và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” cho cán bộ thuộc ĐH Huế và các trường trực thuộc.
Ngày 9/12, Lễ trao học bổng cho các sinh viên nghèo vượt khó học giỏi của Đại học Huế đã diễn ra với sự tài trợ của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Hiệp hội kinh tế Nhật Bản.
Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) và Tổ chức nhân đạo Hue Help phối hợp với Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế lần đầu tiên thực hiện dự án “Biết bơi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai - Kỹ năng sống cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu” trong năm 2013.