Từng nhiều năm kinh nghiệm dạy học trò chuyên, cô đã nếm trải biết bao câu chuyện buồn vui của nghề giáo. Qua “bàn tay nhào nặn” của cô nhiều thủ khoa của trường Quốc học Huế đã thành danh trong cuộc sống.
Cô Minh Hương và 6 gương mặt thủ khoa lớp 12 chuyên Anh trường Quốc học Huế
Cô Nguyễn Minh Hương chỉ nhận mình là một người “lái đò” tận tụy chuyên chở “những chuyến đò đầy sao” tìm thấy giấc mơ về hạnh phúc. Ở đó cô đóng rất nhiều vai vừa là cô, là chị là bạn, là mẹ của các em học sinh.
Niềm tin với nghề giáo.
Hồi còn học cấp 3 mỗi lần nghe chị gái đi học về kể chuyện cô giáo dạy chuyên Anh lớp chị làm tôi vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn một lần trong đời được diện kiến cô.
Không biết duyên phận “đưa đẩy” thế nào mà hơn 10 năm sau ngày ra trường tôi được gặp cô giáo Minh Hương trong một buổi trưa tiết trời nắng ráo của những ngày cơn bão dữ vừa tát qua dải đất miền Trung.
Đón tôi tại căn nhà xinh xắn ở địa chỉ 87 Phan Văn Trường (Thành phố Huế) cô vui vẻ dẫn tôi lên một căn phòng ấm áp, phảng phất chút thiền môn. Bên tách trà hòa mật ong còn thơm nóng, cô Minh Hương bắt đầu kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời, chuyện nghề:
“Thật lòng với em từ xưa đến chừ cô cùng không muốn lên báo mô nghe. Vì cô biết ở trong ngành Giáo dục còn rất nhiều người thầy, người cô đáng kính, đáng trọng hơn mình nữa. Nghề nào cũng có niềm vui, nỗi buồn em à”.
Sau khi nghe câu chuyện thật “chắc chắn như đinh đóng cột” mà suốt cả giờ cô say sưa kể, tôi đã té ngửa khi biết rằng công việc dạy chuyên của một giáo viên không dễ dàng như lâu nay mình tưởng.
Từ một học sinh chuyên Anh của trường rồi đến khi qua hết quãng đời sinh viên Anh ngữ tại trường Đại học Sư phạm Huế cô quay lại trường xin làm công việc của một người “đưa đò” mà từ lúc còn bé đã hằng mơ ước.
Không thể nhớ hết nỗi hơn 20 năm đi dạy, bao nhiêu “chuyến đò” lúc trầm lúc lắng, lúc nước sông đục sông trong. Lúc trời yên bể lặng thì những chuyến đò chở nguồn tri thức “vượt vũ môn” nhanh chóng rạng rỡ. Cũng có những chuyến đò gập ghềnh cheo leo, lâu lâu mới thấy các em “qua được bến bờ vinh quang” rồi quay lại ghé thăm cô giáo cũ cùng say sưa chuyện trò.
Thấy tôi có vẻ thắc mắc câu hỏi nhiều năm dạy chuyên, cô có chịu “sức ép” nào không? Cô vẫn một nụ cười đôn hậu như hồi tôi được nghe chị kể. “Cái chất của thiếu nữ Huế” luôn khép kín mà sâu lắng trong tâm hồn cô càng làm cho tôi cảm nhận những khó khăn của nghề giáo. Một nghề mà ai đã dấn thân vào cũng phải sống bằng tâm, trí và đặc biệt là lòng đam mê.
Cô Hương tâm sự: “Ngày trước mọi người hay bảo nhau “Chuột chạy cùng sao mới vào sư phạm” riêng cô thì khác, từ ngày còn là cựu học sinh của trường Quốc học Huế cô đã mê nghề đi dạy rồi. Không biết bạn trẻ bây giờ có chán học ngoại ngữ không. Chứ cô thấy thầy cô ngày trước ở trường dạy quá tuyệt vời, đến nỗi cô mê nghề giáo từ ngày đó”.
Mặc dù tốt nghiệp đại học loại ưu, nằm trong danh sách các sinh viên được trường Đại học Sư phạm Huế giữ lại làm giảng viên nhưng vì tình yêu trường cũ, thích quây quần bên đám học trò tinh nghịch dễ thương cô quyết định quay lại trường xin gặp thầy hiệu trưởng dạy hợp đồng.
“Hồi đó mới ra trường mình thích dạy quá nên vừa nhận bằng xong là mình “ngây thơ” đến gặp thầy hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng lúc đó là hiệu trưởng rồi nói: “Thầy ơi con ra trường rồi thầy cho con về trường dạy nhé. Nếu trong trường đủ giáo viên biên chế rồi thầy cho con dạy không cần lương cũng được".
Thầy Trừng nói lại: "Thầy cho em dạy không hưởng lương vô tình thầy bóc lột con à”. “Cũng thật lòng mà nói, lúc mới ra trường kinh tế gia đình cô khó khăn lắm. Cô cùng từng bỏ dạy làm đủ thứ nghề. Nhưng rồi vì tình yêu với nghề giáo luôn âm ỉ trong cô cho nên vào năm 1991 tổ Anh văn của trường có cô Sương đi Úc theo diện đoàn tụ gia đình, từ đó cô được tuyển vào biên chế của trường cho đến ngày hôm nay".
Hãy sống với học sinh bằng tấm chân tình.
Gần 20 năm gắn bó với học sinh chuyên Anh, cô không nhớ nổi có bao nhiêu học sinh mình dạy đã đỗ thủ khoa vào các trường đại học trên toàn quốc nhưng bao giờ kể về công việc cô cũng khiêm tốn, chân thành. Nhiều “học trò cưng” của cô giờ đã thành danh như: Tô Diệu Lan, Nguyễn Quý Trân, Lê Mai Hoàng Giao hay những học sinh vừa đạt thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 - 2103 của lớp 12 chuyên Anh do cô làm chủ nhiệm như: Trương Thái Chân, Đào Bội Trân, Nguyễn Thanh Trúc… khi có dịp tiếp xúc đã có những nhận xét rất chí tình về cô giáo của mình.
Em Trương Thái Chân kể: Ở trường, cô Minh Hương như là một người mẹ hiền của bọn em, cách giảng dạy của cô không hề tạo ra sự gò bó từ kỹ năng nghe, đọc và cách giảng bài. Cô Hương luôn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, cho học sinh làm bài tập nhiều hơn học lý thuyết, sau đó chỉ ra những cơ bản nhất để học sinh theo kịp. Cô chính là thần tượng của chúng em.
![]() |
Cô Minh Hương (người đứng đầu tiên bên phải) trong một lần đi dã ngoại cùng học trò.
|
Chưa một lần tự hào nhận mình là người dạy giỏi, khi đánh giá về bản thân cô cho rằng cuộc đời mình gặp nhiều may mắn so với các đồng nghiệp khác. Riêng việc trao dồi kiến thức cho học sinh người dạy phải luôn có những điểm khác hơn trong kỹ năng dạy học và làm công tác chủ nhiệm.
Đôi lúc giáo viên ngoài sách giáo khoa, người dạy chuyên Anh phải luôn trau dồi tài liệu, giáo án. Người cô, người thầy khi dạy cho học sinh “phải như ca sĩ hát hay trên sân khấu”. Người dạy giỏi phải làm cho học sinh thích thú, cảm hứng như những người nấu ăn giỏi luôn biết soạn những món ăn mà người ăn cảm thấy không ớn.
Còn bằng cách nào để học sinh luôn nhớ và yêu quý mình trong khi đang còn học cũng như sau khi ra trường thì chính bản thân người cô, người thầy phải sống gần gũi với học trò bằng lòng chân tình, nhiệt tình và ít “màu mè”. Đừng bao giờ ép học sinh phải làm những điều mà các em không thích.
Trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2012 - 2013, lớp 12 chuyên Anh trường THPT Quốc học Huế do cô Nguyễn Minh Hương chủ nhiệm có 6 thủ khoa của các trường, ngành trực thuộc ĐH Huế và Đại học quốc gia TPHCM. 6 thủ khoa đến từ lớp Chuyên Anh Quốc học Huế, gồm: Trương Thái Chân - Thủ khoa 27 điểm trường Đại học Ngoại ngữ Huế; Đào Bội Trân - Thủ khoa 26,5 điểm trường Đại học Ngoại thương TPHCM; Nguyễn Thanh Trúc - Thủ khoa 25 điểm trường Đại học Kinh tế Huế; Lại Xuân Bách - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế; Nguyễn Hoàng Minh Đức - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Kinh tế, ĐH Kinh tế Huế; Trịnh Phước An - Thủ khoa 25 điểm trư ờng Đại học Công nghệ thông tin TPHCM. Ngoài ra, trong lớp 12 Chuyên Anh Quốc học Huế có nhiều bạn tự “săn tìm học bổng” qua mạng. Nổi bật như: Trần Thị Hoàng Dung, Trần Trương Bảo Ngọc, Lương Thị Xuân Nguyên dù đã có suất du học tại Nhật bằng học bổng APU vẫn muốn thử sức trong kỳ thi đại học vừa qua. |
Theo Dân Trí
Sáng ngày 2/10, tại Đại học Huế đã diễn ra Lễ chào đón Tân sinh viên thế hệ đầu tiên của Quỹ học bổng VietSeeds tại Huế. Đây là chương trình hợp tác đào tạo giữa Quỹ VietSeeds với Đại học Huế và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 11/9, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, đã diễn ra Hội thảo Quốc tế về “Đổi mới sáng tạo trong giáo dục nghề nghiệp”. Hội thảo do Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và Bosch Rexrot - Bộ phận Truyền động và Điều khiển trực thuộc Bosch Việt Nam tổ chức.
Sáng 26/8, Đại học Huế đã tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020.
Chiều ngày 24/7, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì buổi gặp mặt tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 và tuyển sinh đầu cấp THPT, THCS năm học 2019-2020 trên địa bàn tỉnh.
Chương trình chung kết và trao giải cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Huế lần thứ II – năm 2019” vừa được tổ chức tại Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế.
Sáng 20/4, Thư viện tổng hợp tỉnh phối hợp với Hội đồng Đội - Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế tổ chức "Ngày hội văn hóa đọc năm 2019". Đây là hoạt động hưởng ứng "Ngày sách Việt Nam 21/4" và "Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4".
Hội Sinh viên Đại học Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (09/01/1950 - 09/01/2019) và tuyên dương Giải thưởng “Sao tháng Giêng”, “Sinh viên 5 tốt” cho các sinh viên có thành tích cao trong học tập và hoạt động phong trào.
Sáng ngày 14/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức Tọa đàm “Hành trình 120 năm Trường Bá Công - Kỹ nghệ thực hành - Cao đẳng công nghiệp Huế”.
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế vừa tổ chức chương trình “Diễn đàn Trí thức trẻ nghiên cứu và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Sáng ngày 27/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII năm 2019.
Chiều ngày 26/11, Sở Giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội khuyến học Huế tổ chức trao quà cho các giáo viên có hoàn cảnh khó khắn trên địa bàn tỉnh.
Sáng ngày 13/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Sàn Giao dịch Việc làm Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Tuyển sinh học nghề, tuyển dụng lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018.
Chiều 30/8, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Tổ chức khoa học và giáo dục “ Gặp gỡ Việt Nam” đã tổ chức lễ trao học bổng Odon Vallet năm 2018 cho các em học sinh và sinh viên xuất sắc của tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Chiều 13/8, tại Hội trường Đại học Huế (03 Lê Lợi) đã diễn ra Hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025".
Sáng 25/6, trên 12.470 thí sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức bước vào kỳ thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia 2018.
LÊ CHÍ QUỐC MINH
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân. Đó là đạo đức của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Do đó, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức hành động
Trường Đại học Tài Chính - Kế toán long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Tài chính - Kế toán tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 18/1, tại Đại học Huế đã diễn ra Hội nghị biểu dương sinh viên “ Học tập tốt – Rèn luyện tốt” lần thứ VIII, giai đoạn 2015 – 2017.
Chiều ngày 2/1/2018, Đại học Huế phối hợp Hội Từ thiện giáo dục, y tế, văn hóa California - Hoa Kỳ (VNHelp) trao 150 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên đang học tại các trường đại học thành viên của Đại học Huế.
Sáng ngày 08/12, tại TP Huế đã diễn ra chương trình Khai mạc sự kiện Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo miền Trung 2017.