Từng nhiều năm kinh nghiệm dạy học trò chuyên, cô đã nếm trải biết bao câu chuyện buồn vui của nghề giáo. Qua “bàn tay nhào nặn” của cô nhiều thủ khoa của trường Quốc học Huế đã thành danh trong cuộc sống.
Cô Minh Hương và 6 gương mặt thủ khoa lớp 12 chuyên Anh trường Quốc học Huế
Cô Nguyễn Minh Hương chỉ nhận mình là một người “lái đò” tận tụy chuyên chở “những chuyến đò đầy sao” tìm thấy giấc mơ về hạnh phúc. Ở đó cô đóng rất nhiều vai vừa là cô, là chị là bạn, là mẹ của các em học sinh.
Niềm tin với nghề giáo.
Hồi còn học cấp 3 mỗi lần nghe chị gái đi học về kể chuyện cô giáo dạy chuyên Anh lớp chị làm tôi vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn một lần trong đời được diện kiến cô.
Không biết duyên phận “đưa đẩy” thế nào mà hơn 10 năm sau ngày ra trường tôi được gặp cô giáo Minh Hương trong một buổi trưa tiết trời nắng ráo của những ngày cơn bão dữ vừa tát qua dải đất miền Trung.
Đón tôi tại căn nhà xinh xắn ở địa chỉ 87 Phan Văn Trường (Thành phố Huế) cô vui vẻ dẫn tôi lên một căn phòng ấm áp, phảng phất chút thiền môn. Bên tách trà hòa mật ong còn thơm nóng, cô Minh Hương bắt đầu kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời, chuyện nghề:
“Thật lòng với em từ xưa đến chừ cô cùng không muốn lên báo mô nghe. Vì cô biết ở trong ngành Giáo dục còn rất nhiều người thầy, người cô đáng kính, đáng trọng hơn mình nữa. Nghề nào cũng có niềm vui, nỗi buồn em à”.
Sau khi nghe câu chuyện thật “chắc chắn như đinh đóng cột” mà suốt cả giờ cô say sưa kể, tôi đã té ngửa khi biết rằng công việc dạy chuyên của một giáo viên không dễ dàng như lâu nay mình tưởng.
Từ một học sinh chuyên Anh của trường rồi đến khi qua hết quãng đời sinh viên Anh ngữ tại trường Đại học Sư phạm Huế cô quay lại trường xin làm công việc của một người “đưa đò” mà từ lúc còn bé đã hằng mơ ước.
Không thể nhớ hết nỗi hơn 20 năm đi dạy, bao nhiêu “chuyến đò” lúc trầm lúc lắng, lúc nước sông đục sông trong. Lúc trời yên bể lặng thì những chuyến đò chở nguồn tri thức “vượt vũ môn” nhanh chóng rạng rỡ. Cũng có những chuyến đò gập ghềnh cheo leo, lâu lâu mới thấy các em “qua được bến bờ vinh quang” rồi quay lại ghé thăm cô giáo cũ cùng say sưa chuyện trò.
Thấy tôi có vẻ thắc mắc câu hỏi nhiều năm dạy chuyên, cô có chịu “sức ép” nào không? Cô vẫn một nụ cười đôn hậu như hồi tôi được nghe chị kể. “Cái chất của thiếu nữ Huế” luôn khép kín mà sâu lắng trong tâm hồn cô càng làm cho tôi cảm nhận những khó khăn của nghề giáo. Một nghề mà ai đã dấn thân vào cũng phải sống bằng tâm, trí và đặc biệt là lòng đam mê.
Cô Hương tâm sự: “Ngày trước mọi người hay bảo nhau “Chuột chạy cùng sao mới vào sư phạm” riêng cô thì khác, từ ngày còn là cựu học sinh của trường Quốc học Huế cô đã mê nghề đi dạy rồi. Không biết bạn trẻ bây giờ có chán học ngoại ngữ không. Chứ cô thấy thầy cô ngày trước ở trường dạy quá tuyệt vời, đến nỗi cô mê nghề giáo từ ngày đó”.
Mặc dù tốt nghiệp đại học loại ưu, nằm trong danh sách các sinh viên được trường Đại học Sư phạm Huế giữ lại làm giảng viên nhưng vì tình yêu trường cũ, thích quây quần bên đám học trò tinh nghịch dễ thương cô quyết định quay lại trường xin gặp thầy hiệu trưởng dạy hợp đồng.
“Hồi đó mới ra trường mình thích dạy quá nên vừa nhận bằng xong là mình “ngây thơ” đến gặp thầy hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng lúc đó là hiệu trưởng rồi nói: “Thầy ơi con ra trường rồi thầy cho con về trường dạy nhé. Nếu trong trường đủ giáo viên biên chế rồi thầy cho con dạy không cần lương cũng được".
Thầy Trừng nói lại: "Thầy cho em dạy không hưởng lương vô tình thầy bóc lột con à”. “Cũng thật lòng mà nói, lúc mới ra trường kinh tế gia đình cô khó khăn lắm. Cô cùng từng bỏ dạy làm đủ thứ nghề. Nhưng rồi vì tình yêu với nghề giáo luôn âm ỉ trong cô cho nên vào năm 1991 tổ Anh văn của trường có cô Sương đi Úc theo diện đoàn tụ gia đình, từ đó cô được tuyển vào biên chế của trường cho đến ngày hôm nay".
Hãy sống với học sinh bằng tấm chân tình.
Gần 20 năm gắn bó với học sinh chuyên Anh, cô không nhớ nổi có bao nhiêu học sinh mình dạy đã đỗ thủ khoa vào các trường đại học trên toàn quốc nhưng bao giờ kể về công việc cô cũng khiêm tốn, chân thành. Nhiều “học trò cưng” của cô giờ đã thành danh như: Tô Diệu Lan, Nguyễn Quý Trân, Lê Mai Hoàng Giao hay những học sinh vừa đạt thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 - 2103 của lớp 12 chuyên Anh do cô làm chủ nhiệm như: Trương Thái Chân, Đào Bội Trân, Nguyễn Thanh Trúc… khi có dịp tiếp xúc đã có những nhận xét rất chí tình về cô giáo của mình.
Em Trương Thái Chân kể: Ở trường, cô Minh Hương như là một người mẹ hiền của bọn em, cách giảng dạy của cô không hề tạo ra sự gò bó từ kỹ năng nghe, đọc và cách giảng bài. Cô Hương luôn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, cho học sinh làm bài tập nhiều hơn học lý thuyết, sau đó chỉ ra những cơ bản nhất để học sinh theo kịp. Cô chính là thần tượng của chúng em.
![]() |
Cô Minh Hương (người đứng đầu tiên bên phải) trong một lần đi dã ngoại cùng học trò.
|
Chưa một lần tự hào nhận mình là người dạy giỏi, khi đánh giá về bản thân cô cho rằng cuộc đời mình gặp nhiều may mắn so với các đồng nghiệp khác. Riêng việc trao dồi kiến thức cho học sinh người dạy phải luôn có những điểm khác hơn trong kỹ năng dạy học và làm công tác chủ nhiệm.
Đôi lúc giáo viên ngoài sách giáo khoa, người dạy chuyên Anh phải luôn trau dồi tài liệu, giáo án. Người cô, người thầy khi dạy cho học sinh “phải như ca sĩ hát hay trên sân khấu”. Người dạy giỏi phải làm cho học sinh thích thú, cảm hứng như những người nấu ăn giỏi luôn biết soạn những món ăn mà người ăn cảm thấy không ớn.
Còn bằng cách nào để học sinh luôn nhớ và yêu quý mình trong khi đang còn học cũng như sau khi ra trường thì chính bản thân người cô, người thầy phải sống gần gũi với học trò bằng lòng chân tình, nhiệt tình và ít “màu mè”. Đừng bao giờ ép học sinh phải làm những điều mà các em không thích.
Trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2012 - 2013, lớp 12 chuyên Anh trường THPT Quốc học Huế do cô Nguyễn Minh Hương chủ nhiệm có 6 thủ khoa của các trường, ngành trực thuộc ĐH Huế và Đại học quốc gia TPHCM. 6 thủ khoa đến từ lớp Chuyên Anh Quốc học Huế, gồm: Trương Thái Chân - Thủ khoa 27 điểm trường Đại học Ngoại ngữ Huế; Đào Bội Trân - Thủ khoa 26,5 điểm trường Đại học Ngoại thương TPHCM; Nguyễn Thanh Trúc - Thủ khoa 25 điểm trường Đại học Kinh tế Huế; Lại Xuân Bách - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế; Nguyễn Hoàng Minh Đức - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Kinh tế, ĐH Kinh tế Huế; Trịnh Phước An - Thủ khoa 25 điểm trư ờng Đại học Công nghệ thông tin TPHCM. Ngoài ra, trong lớp 12 Chuyên Anh Quốc học Huế có nhiều bạn tự “săn tìm học bổng” qua mạng. Nổi bật như: Trần Thị Hoàng Dung, Trần Trương Bảo Ngọc, Lương Thị Xuân Nguyên dù đã có suất du học tại Nhật bằng học bổng APU vẫn muốn thử sức trong kỳ thi đại học vừa qua. |
Theo Dân Trí
Đại học Huế vừa long trọng tổ chức lễ phát bằng cho 22 tân tiến sĩ. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Đại học Huế đã dự và trao bằng cho các tân tiến sĩ.
ừ ngày 20 đến ngày 25/01/2014, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) đã tham gia Liên hoan Kể chuyện Quốc tế lần thứ III tại Thái Lan, do Đại học Mahasarakham, SEAMEO-SPAFA, Đại học Surin Rajabhat và Đại học Sakonnakhon Rajabhat, Thái Lan phối hợp tổ chức.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khám chữa bệnh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
Di tích Nho học được đánh giá là một bộ phận quan trọng của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, chứa đựng nhiều giá trị vật thể, phi vật thể sâu sắc, là một trong những bằng chứng về sự học của người Việt suốt hàng trăm năm lịch sử. Tiếc rằng, rất nhiều di tích, di vật, hiện vật quý giá đã bị mai một hoặc mất đi.
Ngày 26/1, tại Đại học Huế (số 3 Lê Lợi, TP Huế), đã diễn ra Hội nghị quốc tế về đổi mới giáo dục đại học trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Ngày 25/1, đoàn sinh viên đến từ Đại học Southern Cross (SCU), Úc, do giáo sư Donand Nichols làm trưởng đoàn có buổi giao lưu thú vị với các học viên của Trung tâm Anh ngữ AMA Huế.
Bệnh viện Lao và bệnh phổi tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.
Huyện Phú Lộc vừa báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện.
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015.
Đặc sứ khoa học Hoa Kỳ - TS.Geraldine Richmond, Giáo sư Đại học Oregon, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học (AAAS) và đoàn công tác đã có buổi làm việc tại Đại học Huế. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế đã tiếp đoàn.
Đoàn công tác Viện sốt rét ký sinh trùng- côn trùng Trung Ương đã kết hợp với Trung tâm phòng chống sốt rét ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành điều tra giám sát véc tơ sốt rét năm 2014 tại 02 xã Hồng Vân, Bắc Sơn thuộc huyện A Lưới.
Sáng 14/01, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Tổng kết với mục đích đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2014, đồng thời triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh của Bộ Y tế có công văn số 1420/KCB-PHCN&GD về việc cung cấp danh sách các cơ sở y tế đủ điều kiện khám, chữa bênh (KCB) cho người nước ngoài.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Huế và Đại học Công nghệ Rajamangala (RMUTI), vào đầu tháng 01/2015, Trường Đại học Kinh tế Huế đón tiếp đoàn cán bộ và sinh viên của Trường RMUTI đến tham quan và thảo luận các khả năng hợp tác giữa hai trường trong thời gian tới.
Trong 2 ngày 10 và 11/1, huyện Quảng Điền tổ chức kỳ thi Olympic Tiếng Anh qua mạng Internet IOE cho các học sinh bậc Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện.
Bệnh viện Tâm thần Huế vừa tổ chức buổi tập huấn ”Chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần do sử dụng các chất dạng Amphetamine” cho hơn 30 học viên.
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc khóa tập huấn dành cho cán bộ quản lý về chương trình Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non.
Nhằm mở rộng các chủ đề nghiên cứu khoa học cũng như tăng cường hợp tác quốc tế với các khoa YTCC ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới, trường Đại học Y Dược Huế sẽ đăng cai tổ chức hội nghị lần thứ 7 vào tháng 9 năm 2015.
Sáng 10/1, Đoàn công tác liên Bộ do TS. Phạm Xuân Hậu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đại học Huế, thẩm định thực tế đề án thành lập Trường Đại học Luật – Đại học Huế.
Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị của Thủ tướng về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.