Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian

15:46 20/04/2021

VÕ QUÊ   

Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).

“Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” gồm 19 tham luận của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh trong những lần ông được mời tham gia các hội thảo khoa học ở trong nước và quốc tế, tiếp tục khẳng định sự cống hiến không ngưng nghỉ trong công cuộc chung vì xứ Huế. Điều ấy phản ảnh rõ nét trong bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa Huế Trần Thanh, một người bạn chí cốt của tác giả Hồ Vĩnh: “Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh sinh ngày 15/11/1959 tại phường Vĩnh An, Thành nội Huế, nay là phường Thuận Lộc, thành phố Huế; nguyên quán làng Vĩnh Xương, xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Sau khi tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Gia Hội, anh theo học lớp Đại học Báo chí thuộc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội). Với các bút hiệu Dĩnh Quốc Anh, Quốc Anh hoặc ký tên thật là Hồ Vĩnh, từ năm 1989, anh đã bước chân vào nghề báo và tham gia cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí như Báo Lao Động, Tạp chí Sông Hương, Huế Xưa & Nay, Kiến thức Ngày nay, Báo Thừa Thiên Huế, Tập san Nghiên Cứu Huế v.v… Trong làng báo Hồ Vĩnh là một cây bút chuyên viết phóng sự về đề tài di sản văn hóa trong mối quan hệ với các vấn đề của cuộc sống đương đại và trong cái nhìn đa diện về xã hội và con người qua lăng kính thời gian. Anh đã vinh dự được Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế trao hai giải thưởng (1994, 1995), được nhận tặng thưởng về tác phẩm hay trên Tạp chí Sông Hương (1994), của Tạp chí Huế Xưa & Nay (1999). Một số bài phóng sự hay của ảnh đã được chọn in trong nhiều tập sách như tập phóng sự “Đôi nét miền Trung”, Nxb. Hội Nhà văn (1996.) Không chỉ viết phóng sự, anh còn tham gia viết kịch bản phim tài liệu cho Đài Truyền hình Huế như các phim “Bia đá cho đời” (1999), “Những người giữ bóng thời gian” (2001) v.v.

Điều đặc biệt ở Hồ Vĩnh là bên cạnh công việc viết báo, anh còn có thêm một sự nghiệp khác ở trên lĩnh vực sử học và nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế. Từ lúc còn niên thiếu, anh may mắn được thân phụ là cụ Hồ Quýnh, một người am tường tinh thông kinh sách dịch lý Nho gia tận tâm dìu dắt, dạy bảo về vốn cổ văn hóa dân tộc, cộng với sự nhiệt tình ham mê học hỏi, tự tìm tòi nghiên cứu nên anh đã tích lũy được nhiều kiến thức và tự nguyện dấn thân vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dân tộc và lịch sử văn hóa Huế bằng cả tấm lòng đầy nhiệt huyết và tình yêu say đắm. Anh thuộc lớp hội viên đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế năm 1994, là thành viên sáng lập nhóm nghiên cứu Đan Dương năm 2017”.

Khác với một số nhà nghiên cứu văn hóa Huế thường chỉ chú trọng vào nguồn tư liệu sách báo, ấn phẩm được lưu hành, gìn giữ trong các thư viện, tủ sách gia đình… nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh thực hiện nhiều chuyến đi khảo sát điền dã hữu ích ông đến những di tích lịch sử có nguy cơ chìm khuất để xác minh, góp phần phục dựng những giá trị văn hóa của cảnh quan, chứng tích. Hiện nay anh là thành viên sáng lập Hội Nghiên cứu và phát triển di sản Văn hóa Huế năm 2020.

Cũng từ phong cách nghiên cứu điền dã, trực tiếp thâm nhập thực địa, phỏng vấn các nhân chứng mà anh đã thu thập, lưu giữ được nhiều tư liệu quý báu, độc đáo. Hiện nay, nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh được xem là người có bộ sưu tập tài liệu quý giá về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bộ sưu tập tư liệu về giáo dục với mong muốn đóng góp vào Bảo tàng Giáo dục Huế sau này. Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh không những lưu giữ, bảo tồn mà bằng tấm lòng tha thiết yêu các di sản văn hóa dân tộc anh đã nhiệt thành hiến tặng nhiều hiện vật, tư liệu lịch sử quý hiếm cho các bảo tàng, cá nhân trong ngoài tỉnh, đồng thời tích cực tham gia ý kiến, cung cấp tư liệu cho các bảo tàng thực hiện các cuộc trưng bày di sản văn hóa Huế cũng như được mời báo cáo các chuyên đề về cổ vật, di tích lịch sử văn hóa Huế cho các lớp sinh viên. Ông còn tận tâm, nhiệt tình cung cấp tư liệu cho nhiều nghiên cứu sinh trong và ngoài nước để thực hiện các luận án tiến sĩ về đề tài di sản văn hóa Huế.

Với quá trình cống hiến, công tâm bằng trách nhiệm công dân, bằng tình yêu Huế lắng sâu trong sự nghiệp gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Huế, nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh đã cùng nhóm tác giả được trao Giải Nhì (nhóm tác giả) Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ 9 (2019).

19 bài tham luận trong “Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian”, với văn phong mạch lạc, khúc chiết cùng những lượng thông tin chính xác, sự kiện quý giá được phát hiện, khám phá, nghiên cứu chắt lọc, tinh tế anh đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc Cố đô Huế.

Tài hoa, năng động, khiêm cung… với đức tính ấy, hy vọng và tin tưởng nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh sẽ còn tiếp tục phát hiện, khám phá những công trình, di sản khác từ Cố đô Huế văn vật, đẹp và thơ!

V.Q  
(SHSDB40/03-2021)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI NGUYÊN

    Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    1.
    Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY      

    Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)

  • TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG

    Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.

  • MỘC MIÊN (*)

    Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.


  • (Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)

  • Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).

  • TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI

    Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.

  • NGUYỄN THẾ QUANG

    Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.

  • NGUYỄN HỮU SƠN

    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.

  • NGUYÊN QUÂN

    Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.

  • TUỆ AN

    Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.