Cỏ dại

10:02 30/08/2013

LTS: Trong 24 bài trong tập Cỏ dại của nhà văn Lỗ Tấn do GS. Trần Đình Sử dịch, Sông Hương số tháng 10 năm 2011 đã giới thiệu đến bạn đọc 3 bài “Sau khi chết”, “Sự giã từ của cái bóng” và “Sự run rẩy trên đường đồi bại”. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu tiếp với bạn đọc 4 bài chọn lọc từ Cỏ dại.

Văn hào Lỗ Tấn - Ảnh: internet

LỖ TẤN


Đêm thu  

Vườn sau nhà tôi ngoài tường có thể nhìn thấy hai cây, một cây là táo, còn một cây nữa cũng là táo.

Bầu trời đêm trên vườn kì lạ mà lại cao, đời tôi chưa hề thấy bầu trời kì lạ mà lại cao như thế bao giờ, nó có vẻ như là đang rời bỏ nhân gian mà đi, khiến cho mọi người có ngửa mặt lên nhìn cũng không còn thấy nữa. Ấy thế mà giờ đây nó lại vô cùng xanh, long lanh mấy chục ngôi sao đang nhấp nháy, lạnh nhạt. Trên khóe miệng nó hiện ra nụ cười, tựa hồ như tự cho mình là thâm thúy, rồi đem sương dày rắc trên hoa và cỏ dại trong vườn của tôi.

Tôi không biết những hoa cỏ dại ấy gọi là gì, người ta gọi chúng bằng những tên gì. Tôi nhớ có một loài hoa nở những đóa hoa phớt hồng cực bé, bây giờ vẫn còn nở, nhưng nhỏ bé hơn trước nhiều. Trong hơi đêm lạnh lẽo này, nó xo ro nằm mơ, mơ thấy mùa xuân đến, mơ thấy mùa thu đến, mơ thấy nhà thơ gầy nhỏ nước mắt lên cánh hoa ngoài cùng của nó, bảo nó rằng, mùa thu tuy đến, mùa đông tuy đến, nhưng sau đó tiếp theo là mùa xuân, bướm sẽ tung bay, ong mật sẽ hát bài ca xuân. Thế là đóa hoa mỉm cười, tuy màu sắc đỏ lạnh đến tội nghiệp, và vẫn xo ro.

Cây táo hầu như đã rụng hết lá. Trước đó còn có mấy đứa bé đến chọc những quả táo mà người ta hái còn sót lại, bây giờ thì chẳng còn quả nào, đến cả lá cũng rụng hết. Nó biết giấc mơ của đóa hoa phớt hồng, sau mùa thu là mùa xuân. Nó cũng biết giấc mơ của lá rụng, sau mùa xuân là mùa thu. Nó hầu như đã rụng hết lá, chỉ còn trơ lại cành không, nhưng sau khi thoát khỏi cái hình vòng cung mang đầy lá và quả, nó được thoải mái vươn mình. Nhưng còn mấy cành lại oằn thấp xuống che đỡ những vết thương do sào chọc táo đâm phải, còn mấy cành thẳng nhất, dài nhất thì lại lặng lẽ như sắt đâm thẳng lên bầu trời kì lạ mà lại cao, khiến bầu trời lấp lánh chớp mắt; chúng đâm thẳng lên mặt trăng đầy đặn trên trời, khiến mặt trăng quýnh lên, mặt trắng bệch.

Bầu trời chớp mắt lại càng xanh hơn, không yên, tựa như là muốn rời bỏ nhân gian, né tránh cây táo, chỉ để mặt trăng lại. Ấy thế nhưng mặt trăng cũng len lén nấp về phía đông. Thế mà cái cành cây trơ trụi vẫn cứ lặng lẽ như sắt đâm thẳng lên bầu trời kì lạ mà lại cao, cứ một mực đẩy nó vào chỗ chết, bất chấp nó nhấp nhánh bao nhiêu đôi mắt quyến rũ với đủ các kiểu.

“Òa” một tiếng, một con chim ác ăn đêm bay qua.

Tôi bỗng nghe thấy tiếng cười nửa đêm, “xì xì” tựa hồ như không muốn đánh thức những người đang ngủ, thế nhưng không khí bốn bề xung quanh lại đều cười họa theo. Nửa đêm, chẳng có ai khác, tôi tức khắc nhận ra âm thanh ấy chính là phát ra từ miệng của tôi, tức khắc tôi cũng bị tiếng cười ấy xua đuổi, trở về phòng của mình. Bấc đèn cũng tức khắc được tôi vặn cao lên.

Mặt kính trên cửa sổ phía sau nghe tách tách, có nhiều con trùng nhỏ bay đập. Không bao lâu, có mấy con lọt vào, có lẽ là chui từ chỗ rách của tờ giấy dán cửa sổ. Chúng vừa vào bèn bay đập tách tách trên chụp đèn pha lê. Một con bay đập từ phía trên, thế là nó gặp phải ngọn lửa, mà tôi thì cho rằng đó là ngọn lửa thật. Hai ba con khác thì dừng lại nghỉ và thở trên giấy chụp đèn. Đó là chụp đèn mới thay tối qua, giấy trắng bạch, đường gấp theo hình sóng, trên một góc còn có vẽ một cành dành dành đỏ chót. Khi cây dành dành nở hoa đỏ chót thì cây táo lại mơ thấy giấc mơ của đóa hoa nhỏ phớt hồng, cành lá xanh um uốn cong thành hình cánh cung. Tôi lại nghe thấy tiếng cười nửa đêm. Tôi vội vàng dập tắt mối tâm tư của mình, nhìn con côn trùng xanh đang đậu mãi trên chụp đèn, đầu to, đuôi nhỏ, tựa như hoa hướng dương, chỉ to bằng nửa hạt lúa mạch, màu sắc toàn thân xanh biếc rất đáng yêu, đáng thương.

Tôi ngáp, châm một điếu thuốc, thở khói ra nhìn ngọn đèn, lặng lẽ tôn kính các anh hùng bé nhỏ xanh biếc ấy.  


Trả thù  

Da con người ta dày bất quá nửa phân, máu nóng tươi thắm chảy bên dưới nó, cuồn cuộn chảy trong mạng huyết quản còn dày đặc hơn cả sự dày đặc của đám sâu hòe tầng tầng lớp lớp bò trên bức tường, tỏa ra hơi ấm. Thế là mọi người đem cái hơi ấm ấy mà khêu gợi nhau, khích động nhau, lôi kéo nhau, cố sức để dựa vào nhau, hôn nhau, ôm nhau, mong cầu được niềm vui lớn đắm say của sự sống.

Nhưng nếu dùng một lưỡi dao sắc nhọn, chỉ đâm một cái, xuyên qua lớp da hồng đào mỏng manh ấy thì sẽ thấy máu nóng hồng tươi kia vọt ra như tên tắm đẫm kẻ giết người bằng cái nóng trực tiếp. Tiếp đó là cho ra hơi thở lạnh băng, cho thấy đôi môi trắng nhợt, khiến cho tính người tê dại, nhận được niềm vui sướng tột cùng của sự sống bay bổng; còn bản thân người ấy thì mãi mãi đắm chìm vào niềm vui lớn tột cùng của sự sống bay bổng.

Như thế cho nên có hai người lõa lồ toàn thân, tay cầm dao sắc đứng đối diện nhau trên cánh đồng vắng mênh mông.

Hai người đó sắp ôm nhau, sắp giết nhau…

Người qua đường từ bốn phía túa lại, tầng tầng lớp lớp, như đám sâu hoè bò trên tường, như bầy kiến xúm nhau lại khiêng mẩu cá khô. Áo quần họ đẹp đẽ, nhưng tay không. Thế mà từ bốn phía túa lại, mà lại đều cố sức vươn dài cổ ra, để thưởng thức cuộc ôm nhau hay giết nhau ấy. Họ đã cảm thấy trước cái vị tươi của mồ hôi hoặc máu trên đầu lưỡi mình sau khi việc ấy xảy ra.

Thế nhưng hai người đứng đối diện nhau, trên cánh đồng vắng bao la, toàn thân loã lồ, tay cầm dao sắc, thế mà họ lại không ôm nhau, cũng không giết nhau, cũng chẳng có ý ôm nhau hoặc giết nhau.

Họ cứ đứng như thế cho đến vĩnh viễn, những thân thể đầy đặn đã dần dần khô kiệt, thế mà vẫn không có ý định ôm nhau hay giết nhau.

Người qua đường bèn cảm thấy chán ngắt, cảm thấy nỗi chán chường chui vào trong từng lỗ chân lông, rồi cảm thấy cái chán ngấy từ trong trái tim chui qua lỗ chân lông mà thoát ra ngoài, bò trên cánh đồng vắng, rồi lại chui vào lỗ chân lông người khác. Thế là họ cảm thấy lười và họng khô rát, cổ vươn đã mỏi, cuối cùng mặt nhìn mặt, họ từ từ tản đi. Thậm chí còn cảm thấy khô khan đến mức mất hết sinh thú nữa!

Thế là chỉ còn lại có cánh đồng vắng mênh mông, còn hai người toàn thân loã lồ, tay cầm dao sắc, đứng khô kiệt, đem ánh mắt như người chết mà thưởng thức cái khô kiệt của bọn qua đường, một cuộc chém giết không đổ máu, thế mà mãi mãi đắm chìm trong niềm vui sướng lớn tột cùng của sự sống bay bổng.  


Lập luận  

Tôi mơ thấy mình đang ở trong lớp tiểu học chuẩn bị làm văn, xin thầy dạy cho phương pháp lập luận.

“Khó!”- thầy đưa mắt ra ngoài đôi kính, nhìn tôi, nói - “Thầy kể cho em một chuyện:

Có một nhà sinh một đứa con trai. Cả nhà vui mừng khôn xiết. Khi đứa bé đầy tháng, người ta bế ra cho khách xem, có lẽ là muốn nhận được điều may.

Một người nói: đứa bé này sau này sẽ phát tài, thế là anh ta nhận được một hồi cảm tạ.

Một người nói: đứa bé này tương lai sẽ làm quan, thế là anh ta nhận được một câu lấy lòng.

Một người nói: đứa bé này tương lai sẽ chết, thế là anh ta bị mọi người hợp sức đánh cho một trận đau.

Nói sẽ chết là tất yếu, nói phú quý là dối trá. Nhưng nói dối trá thì được báo đáp tử tế, nói tất yếu thì bị đánh đau. Em…”.

“Em muốn không phải nói dối mà cũng không phải bị đánh đau, vậy thì thưa thầy, em phải nói như thế nào?”

“Vậy thì em phải nói: Ôi cha, đứa bé này, kìa xem, thật là… chậc, chậc, hà hà, hehe! He, hehehehe!”  


Hy vọng  

Lòng tôi vô cùng vắng vẻ.

Vậy mà lòng tôi rất bình yên: không có yêu ghét, không có buồn vui, cũng không có màu sắc và thanh âm.

Có lẽ tôi già rồi. Tóc tôi đã bạc trắng, chẳng phải là sự thực hiển nhiên sao? Tay tôi run rẩy, không phải là sự thực rõ ràng sao? Vậy thì bàn tay trong tâm hồn tôi chắc cũng run rẩy rồi, đầu tóc của nó cũng bạc rồi.

Thế nhưng đó là việc của nhiều năm trước.

Trước đó lòng tôi cũng từng ngập tràn tiếng ca tanh máu; máu và sắt, lửa và độc, khôi phục và báo thù. Rồi đột nhiên những thứ ấy đều trống không, nhưng có lúc cố ý lèn vào một thứ hy vọng bất đắc dĩ để tự dối mình. Hy vọng, hy vọng, đem đến cái khiên hy vọng mà chống đỡ cuộc tập kích của đêm tối trong trống không, tuy rằng sau cái khiên vẫn là đêm tối trong trống không. Nhưng mặc dù là vậy, cũng dần tiêu ma mất tuổi trẻ của tôi.

Lẽ nào trước đây tôi không biết rằng tuổi trẻ của tôi đã mất? Nhưng tôi cho rằng tuổi trẻ ngoài tôi vẫn còn: các vì sao, ánh trăng, bươm bướm buông mình, hoa trong tối, lời không lành của chim cú mèo, chim đỗ quyên khóc chảy máu, nụ cười mơ hồ, tình yêu bay lượn… Tuy là một tuổi trẻ buồn lạnh, mịt mù, nhưng vẫn là tuổi trẻ.

Vậy mà giờ đây vì sao lại vắng vẻ thế? Lẽ nào cả tuổi trẻ ngoài tôi cũng đã mất rồi, tuổi trẻ trên đời cũng phần nhiều già yếu rồi?

Tôi đành phải một mình vật lộn với đêm đen trong trống không. Tôi đặt cái khiên hy vọng xuống. Tôi nghe bài ca Hy vọng của Sandor Petofi (1823 - 1849):

“Hy vọng là gì, là ả gái điếm:
Ai cũng quyến rũ, ai cũng dâng mời
Chờ đến khi anh tiêu hết cái quý báu nhất đời
Là tuổi trẻ - cô ả liền bỏ anh”

Nhà thơ trữ tình vĩ đại ấy, nhà yêu nước Hunggari, vì Tổ quốc mà chết trên mũi dao nhọn của lính Côdắc, đã 75 năm rồi. Buồn thay cái chết! Nhưng buồn hơn là thơ ca ông vẫn chưa chết!

Nhưng cuộc đời thật đáng thương! Anh hùng kiên dũng như Petofi cũng đành dừng bước trước đêm tối, nhìn lại phương Đông mịt mù. Ông nói:

Tuyệt vọng mà thành trống không thì cũng giống như là hy vọng. Nếu tôi còn phải sống trộm trong cõi trống không không sáng không tối này thì tôi còn phải tìm cái tuổi trẻ buồn lạnh, mịt mù đã mất ấy, nhưng không ngại tìm ngoài thân tôi. Bởi vì tuổi trẻ bên ngoài nếu mà đã chết, thì sự già lão trong tôi cũng lập tức điêu linh.

Thế nhưng bây giờ không có sao và ánh trăng, không có bướm buông cánh và cả nụ cười mờ mịt, tình yêu bay múa. Vậy mà cánh trẻ tuổi rất bình yên.

Tôi đành phải một mình vật lộn với đêm đen trong trống không này, cho dù không tìm được tuổi trẻ ngoài tôi, cũng phải tự mình ném phăng cái già lão trong mình. Nhưng đêm đen lại nằm ở đâu? Giờ đây không có sao, không có ánh trăng, cả nụ cười mù mịt, tình yêu bay múa; cánh trẻ tuổi rất bình yên, mà trước mặt tôi đến nỗi không có cả cái đêm tối thật.

Tuyệt vọng mà thành trống không.

Thì cũng giống như là hy vọng.

Trần Đình Sử dịch  
(SH294/08-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Henri Troyat (1-11-1911_4-3-2007) sinh tại Matx-cơ-va, định cư ở Pháp kể từ 1920, thuộc Viện Hàn lâm quốc gia Pháp từ 1959, một trong những cây bút viết khỏe nhất của văn học Pháp hiện đại. Chuyên viết tiểu thuyết, truyện ngắn. Ngoài ra, nghiên cứu về Đốtx-tôi-ép-xki, Tôn-xtôi, Lét-mông-tốp, Ô-la, Ban-zắc… Truyện ngắn của ông giàu nét dí dỏm, ký họa.

  • Atiq Rahimi sinh năm 1962 tại Afghanistan, nhưng đến sống ở Pháp vào năm 1984. Tại Pháp ông trở thành một nhà văn, nhà làm phim tài liệu và phim truyện nổi tiếng. Tiểu thuyết của ông “The Patience Stone - “Nhẫn thạch” được giải thưởng danh giá Prix Goncourt năm 2008. Phim dựa trên tiểu thuyết của ông “Earth and Ashes - Đất và Tro” được tuyển chọn chính thức tại liên hoan phim Cannes năm 2004 và được một số giải thưởng.

  • IVAN XÔCHIVESNgười chồng lý tưởng - đấy là tôi. Mẹ vợ, vợ tôi và đa số bạn gái của nàng đều gọi tôi như vậy.

  • LTS: Nhà văn Xô-viết Alêchxây Marinat là tác giả nổi tiếng của một số tiểu thuyết và kịch. Nhưng những tác phẩm làm cho ông nổi tiếng trước hết đối với tất cả các độc giả là những truyện ngắn hài hước. Tính hài hước trong các truyện ngắn của ông rất nhẹ nhàng nhưng sắc sảo. “Hoa tặng Ka-lum-ba” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Alêchxây Marinat.

  • LTS: Vaxin Bưcốp sinh năm 1924 tại làng Tsê-rê-pốp-si-na, vùng Vi-tép-xcơ, nước cộng hòa Bêlôruxia. Ông từng đứng trong hàng ngũ quân đội Xô Viết chiến đấu chống phát-xít Đức. Tác phẩm của ông bắt đầu được xuất bản từ năm 1956. Ông thuộc một trong những tác giả viết về chiến tranh nổi tiếng của Liên Xô. Những tác phẩm của ông được nhiều người biết đến là: Phát tên lửa thứ ba, cuộc hành quân núi An-pơ, những người chết không biết đến xấu hổ, những con chó sói… ông đã nhận giải thưởng quốc gia của Liên Xô, giải thưởng I-a-cúp Kô-la-xơ của nước cộng hòa.

  • LTS: William Somerset Maugham (1874 - 1965) là một nhà văn Anh nổi tiếng, viết nhiều, với bút pháp hiện thực sắc sảo, soi rọi những khía cạnh mâu thuẫn nghịch chiều của cuộc sống, phác hiện những nét sâu kín của bản tính con người. Lối văn của ông trong sáng, khúc chiết, ông lại có biệt tài dẫn truyện hấp dẫn, lý thú, đặc biệt phong cách của ông thường hài hước, sâu cay.Là nhà văn đa tài, ông vừa là tiểu thuyết gia có tiếng, vừa là người viết truyện ngắn bậc thầy, và cũng là một kịch tác gia thành công.

  • NOBUKO TAKAGI(Tiếp theo Sông Hương số 256 tháng 6 - 2010)

  • LTS: Tên tuổi Azit Nê-xin đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Là tác giả của tập truyện châm biếm nổi tiếng “Những người thích đùa” đã được dịch ra tiếng Việt, ông là trưởng đoàn nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ dự hội nghị BCH Hội Nhà văn Á Phi và cuộc gặp gỡ các nhà văn Á Phi ở nước ta vào tháng 10-1982.

  • A-đa-mô-vích sinh ra và lớn lên cùng cha mẹ trong làng công nhân ở Gơ-lu-sa, tại Bi-ê-lô-rút-xi-a. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhà văn mới 14 tuổi nhưng đã theo mẹ và anh tiếp tế cho du kích quân.

  • LGT: Bóng cây phong lan được trích từ tuyển tập truyện ngắn Nhật Bản có nhan đề chung Bên trong do Nhà xuất bản Kodansha tuyển chọn và giới thiệu, được Nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) tổ chức dịch ra tiếng Việt và phát hành ở trong nước. Tuyển tập gồm 8 truyện ngắn của 8 nhà văn nữ với đề từ chung: Phụ nữ Nhật viết về phụ nữ Nhật. Bên trong là nhan đề, mà cũng là chủ đề của tất cả các truyện: Phía trong tâm hồn và phía trong thân thể của người phụ nữ.

  • EDWARD D. HOCHGần như ngay từ ngày cưới của họ cách đây 17 năm, William Willis đã căm ghét vợ mình, nhưng chưa một lần nào anh ta nghĩ đến chuyện giết người. Anh ta sẵn lòng ở ngoài suốt cả ngày, lái xe tới cơ quan mỗi sáng, quay trở về nhà mỗi tối, và đơn giản là bỏ ngoài tai cái giọng lải nhải đều đều của vợ.

  • LTS. S. Rajaratnam thuộc thế hệ những nhà văn cũ của Singapo. Ông có thời làm Bộ trưởng Ngoại giao của Singapo. Truyện ngắn của ông mang chất thơ và tính nhân bản cao. Sông Hương xin giới thiệu một trong những truyện ngắn hay của Rajaratnam.

  • DANIEL BOULANGERĐó là mùa thu ở Concile, thành Rome mang mọi vẻ Rome và ở đó người ta đã không còn kiếm được nơi cho thuê phòng nữa.

  • Corrado AlvaroThời gian như muốn chững lại. Hơi nóng vẫn còn hừng hực, bầu trời mờ mờ hơi nước, những con ve kêu rả riết, ở phía tây, chân trời quang hơn, vài cụm mây như bị một nét bút quệt xuống. Cơn mưa hẳn là ở mãi xa nên người ta bắt đầu hái nho.

  • GABRIEL GARCIA MARQUEZ (COLUMBIA) Ngài nghị sĩ Onesimo Sanchez trước cái chết của ngài có sáu tháng và mười một ngày để đi khi ngài tìm thấy người phụ nữ của đời ngài.

  • Paul William Gallico (1897-1976) là một nhà văn, phóng viên thể thao nổi tiếng của Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyện, phim truyền hình, có tác phẩm đã đạt giải Oscar. Cha ông người Ý, mẹ người Áo, bản thân ông đã nhiều năm sống ở châu Âu. Là người đa tài và viết khỏe, ông có hàng chục đầu sách: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim truyền hình, thể thao. Những tác phẩm nổi tiếng của Gallico là: Ngỗng tuyết, Tình yêu của bảy con búp bê, Cuộc phiên lưu Poseidon.

  • ANTONIO TABUCCHIAntonio Tabucchi (sinh năm 1945) là một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất và dịch nhiều nhất hiện nay của Italia, bậc thầy nổi tiếng về truyện ngắn tâm lý.

  • IVAN BUNHINLúc ông ta đội mũ, đi trên phố hay đứng trong toa tàu điện ngầm không thấy rõ mái tóc cắt ngắn hung hung đỏ có những sợi lóng lánh, qua vẻ tươi tỉnh của gương mặt gầy, nhẵn nhụi, thân hình cao xương xương cứng đơ trong chiếc pan- tô không thấm, có thể đoán ông không quá 40. Chỉ cặp mắt xám nhạt luôn chứa một nỗi buồn khô khốc nói lên rằng ông là một người đã nếm trải nhiều trong cuộc đời.

  • LTS: Anatoli Kudraves là một nhà văn Beloruxia tài năng. Phần lớn các tác phẩm của ông thể hiện cuộc sống của những người nông dân, người chủ chân chính, giàu bản sắc riêng và chân thành của chính quê hương mình. Tác giả đã dẫn dắt nhân vật của mình trải qua công việc tập thể hóa nông nghiệp, trải qua những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và cả thời kỳ kinh tế đổ nát sau chiến tranh cho đến ngày hôm nay.

  • BỒ TÙNG LINHLang Mỗ quê ở Bành Thành, con nhà học thức. Ngày nhỏ đã được nghe cha nói đến các sách quý và các sách khác trong nước, lại thường được nghe cha luận bàn với các bạn bè của ông về các loại sách và các nhà thơ cổ đại.