Bây giờ, hội hè lễ lạc, các bà các cô lại đua nhau mặc váy. Nhớ lại câu ca dao:
Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải lột quần chồng sao đang
Có quần ra quán bán hàng
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan.
Hồi đi học có lần tôi được nghe giảng rằng đây là tiếng nói của quần chúng chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã cưỡng bách nhân dân bỏ váy mặc quần.
Đọc những bài thơ trước 1945, nhất là của Anh Thơ. Chiếc váy thường xuất hiện bên cạnh chiếc yếm thắm, để tả nét duyên dáng của người con gái nông thôn miền Bắc, như:
... Các cô gái đội vàng hương, ôm váy.
Miệng tươi cười mừng tuổi những người qua...
Hoặc:
... Mẹ rồi con xắn váy, cúi khom, và
Người vớt bèo, người khấu rau hái vội...
vân vân...
Mãi đến năm 1954, nhiều đồng bào miền Bắc vào Nam vẫn còn mặc những chiếc váy vải nâu, tuy không được đẹp như nhà thơ đã tả.
Chiếc váy đã gắn bó với phụ nữ miền Bắc như thế thì việc cấm váy bị phản đối là điều dĩ nhiên.
Xét cho cùng thì, váy có cái đẹp của nó, nhưng khi đi đứng làm lụng còn nhiều bất tiện. Vậy, việc dùng quân thay váy là một bước tiến về mặt khoa học cũng như thẩm mỹ y phục. Hơn nữa, Chúa Nguyễn từ khi muốn biệt lập một phương hẳn phải quyết làm sao cho tất cả Nam Hà có một bộ mặt khác hẳn Bắc Hà. Việc cấm váy, có thể nói là có ''một ý nghĩa chính trị" trong hệ thống ý đồ qua từng thời điểm từ các chúa đến các vua nhà Nguyễn.
Đại Nam Thực lục từ tiền biên đến chính biên, tuần tự chép:
- Năm Giáp Tý 1744, tháng tư, chúa Nguyễn Phúc Khoát chính thức lên ngôi vương sau 6 năm cầm quyền, châm chước chế độ các đời - đổi y phục, thay phong tục, dựng tôn miếu, phong quận công, định triều phục, chia đặt cả cõi làm 12 dinh...
- Năm Nhâm Tuất 1802, vua Gia Long cùng thầy tôi bàn về phong tục. Vua nói: Dân Bắc Hà thì kiểu quần áo cũng không đẹp. Phải nên một phen sớm định mới có thể đồng nhất phong tục. Nhưng sửa đổi phong tục cũng phải dần dần.
- Năm Mậu Tý 1828, vua Minh Mạng cho đổi lối quần áo tự sông Gianh ra Bắc. Trước đây Thanh Nghệ và Bắc Thành tâu: Sĩ dân các hạt đều muốn đổi quần áo theo cách thức như người từ sông Gianh về Nam. Triều đình bèn nhắc lại ý của vua Gia Long (như trên), vua khiến dụ khắp hẹn đến đầu mùa xuân sang năm phải thay đổi một loạt.
Như vậy, việc thay đổi y phục đã bắt đầu từ đời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, vua Gia Long khi mới lên ngôi cho tiếp tục thực hiện dần dần và đến năm Minh Mạng thứ 9 (1828) mới có quyết định dứt khoát.
Chiến Quốc sách cũng có chép một chuyện thay đổi y phục, tận bên Tàu, ngày xưa... Vũ Linh vương nước Triệu muốn thôn tính Hồ, Địch, đã quyết định dùng y phục của người Hồ cho tiện lợi hơn. Bị triều thần phản đối, ông nói: Ta có ý bận Hồ phục không phải là để dúng tục cầu vui, lý do là muốn làm nên sự nghiệp, việc nên công thành rồi thì sau mới thấy được cái đức của ta... Y phục cốt sao tiện cho việc sử dụng, lễ pháp cốt sao tiện cho việc thi hành... Theo lời trong sách mà đánh xe thì là không hiểu thấu tình ý của ngựa, theo thời xưa mà chế định thời nay thì là không rõ sự biến đổi của thế tình...
Vua Minh Mạng cũng đã kiên quyết như Vũ Linh vương để rồi có người làm ca dao bêu riếu ông.
Phải chăng câu ca dao này là sáng tác của những người cứ khư khư muốn giữ lấy chiếc váy cũ, rồi người đời sau, với quan điểm cố chấp, cho mọi việc của triều đình nhà Nguyễn đều là sai trái hết; bèn gán cho nó tư tưởng chống phong kiến của quần chúng.
Nếu suy nghĩ này có phần đúng thì tưởng nên dành cho vua Minh Mạng một điểm khuyên son: khi cần đổi mới ông đã không ngần ngại gạt qua một bên búa rìu của những người - có thể là sĩ phu bất thức thời - bảo thủ mong hướng dẫn dư luận dưới chiêu bài văn chương phản kháng!
T.H.A
(TCSH59/01-1994)
Chiều 15-4-89, 14 giờ. Phòng họp của Hội VHNT Bình Trị Thiên đã chật hết chỗ, nhiều người ngồi lên bậc cửa sổ.
HỒ VĨNH
Nhà báo Nguyễn Cửu Thạnh sinh ngày 15/6/1905 tại Phú Hội, thành phố Huế. Thuở thiếu thời ông là người ngay thẳng, vui tính, thích văn chương nghệ thuật; ông bước vào nghề báo từ năm 1929 và tham gia hoạt động tích cực trong phong trào Mặt trận Dân chủ tại Huế và hoạt động báo chí do Xứ ủy Trung kỳ chỉ đạo.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong lịch sử xây dựng tổ chức văn nghệ trên đất Cố đô Huế 70 năm qua, nơi ghi dấu nhiều sự kiện, nhiều kỷ niệm nhất hẳn là ngôi nhà 26 Lê Lợi, bên bờ nam sông Hương.
Đó là đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điếu văn linh mục Phạm Bá Trực.
Từ Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn, cụ Bùi Bằng Đoàn đã vượt qua những định kiến của thời cuộc, của chế độ cũ - mới để tham gia chính quyền cách mạng.
HOÀNG VŨ THUẬT
Bút ký
Hồi ấy tôi cũng là ông giáo làng, sáng đi tối về. Chiến tranh như cái máy ủi đã san phẳng bất cứ thứ gì dựng lên trên mặt đất.
Văn Cao là một trong những nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền tân nhạc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn gắn chặt và hoà trộn với dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành di sản âm nhạc quý báu của nước nhà. Trong đó, có tác phẩm Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam – mà ông là tác giả.
PHAN QUANG
Hồi ký
Vua Hàm Nghi ghé làng tôi. Vua nghỉ lại ở nhà tôi. Điều đó xảy ra một trăm năm về trước. Và nhà ấy là nhà của ông nội tôi.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...)
KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1949 - 2015)
PHẠM HỮU THU
Trước khi ông Lê Sáu, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế qua đời, tôi may mắn được ông kể cho nghe nhiều chuyện, phần lớn là những ân tình mà đồng bào, đồng chí đã dành cho cách mạng trong những năm ác liệt của chiến tranh, nhất là những tấm gương lặng lẽ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
PHAN NAM SINH
Thầy tôi mất trưa hôm 16/1/1959 tại số nhà 73 phố Thuốc Bắc - Hà Nội. Sau khi cùng các anh chị tôi lo xong đám tang cho ông, mẹ tôi thu dọn tất cả số sách báo, sổ tay ghi chép, di cảo... của ông để lại vào trong hai chiếc va li loại lớn được ông mang về từ lần đi Trung Quốc dự lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của Lỗ Tấn.
Nhiều người Huế ngày trước thuờng ngâm nga câu hát: “ Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi/ Cô đi về đâu tan buổi học rồi?/ Cô xuôi Đập Đá hay về Nam Giao/ Cô về Bến Ngự hay về Đông Ba / Cô về Vĩ Dạ hay ngược Kim Luông/… Tôi mơ một bóng khi về đơn côi/ Áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi/ Ghi một kỷ niệm cuộc đời trong tôi”.
BÙI KIM CHI
Vào Thành nội, hai con đường nhỏ hai bên hông trường trung học Hàm Nghi có lá phượng bay, có vòm nhãn che đường làm nền cho ngôi trường uy nghi, bề thế nằm ở giữa. Trước cổng trường có con đường nhỏ chạy ngang qua với hai hàng mù u lấp lánh nắng vàng tươi chụm đầu vào nhau nghe và thủ thỉ chuyện học trò.
THÁI KIM LAN
Từ xa nhận được hung tin Thầy nhập viện trong tình trạng nguy cập, tôi nôn nóng muốn về, hi vọng được gặp lại Thầy.
HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ
LÊ TRỌNG SÂM
90 NĂM BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM(21/6/1925 - 2015)
THANH NGỌC
Sự hình thành và phát triển của Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế kể từ khi ra đời đến nay đã gắn bó rất chặt với đời sống báo chí. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi những mầm xanh của VHNT rất cần được gieo trồng trên cánh đồng báo chí. Điều khác nữa, Huế - vùng đất từng là “thủ đô văn hóa” của cả nước, nơi báo chí phát triển cực thịnh mấy chục năm từ trước 1945 đến 1975, các nhà văn hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực báo chí là lẽ đương nhiên.
Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5 kênh VTV1 đã trình chiếu bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do. Có thể khẳng định: đây là một trong những bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi đã từng được xem.
NSND Trà Giang chia sẻ ký ức và cảm xúc về bức ảnh được chụp cùng Bác Hồ năm 1962.
Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.