Chuyện sau ngày chính quyền về tay Nhân dân

14:14 24/09/2021

PHƯỚC HOÀNG   

Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.

Nhân dân tuần hành tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh tư liệu

Ủy ban gồm có các vị:

- Chủ tịch: ông Tôn Quang Phiệt

- Phó Chủ tịch: ông Hoàng Anh.

- Các Ủy viên: Nguyễn Sơn, Lê Tự Đồng, Hoàng Phương Thảo…

Việc giành chính quyền ở Thừa Thiên đã xong. Bộ máy mới ngay lập tức bắt tay vào hoạt động. Chuyện củng cố chính quyền cấp tỉnh, thành lập chính quyền cấp huyện, cấp xã, chuyện trật tự trị an, chuyện trấn áp bọn phản cách mạng, chuyện chống đói lo cái ăn cái mặc, đau ốm thuốc thang cho toàn xã hội, lại chuyện học hành… đều được chính quyền cách mạng còn non trẻ giải quyết thấu đáo.

Cùng với địa hạt cấp tỉnh, Huế còn là nơi đóng kinh đô của chế độ quân chủ nhà Nguyễn, bộ máy cai trị với hàng ngàn quan lại, công chức của chế độ cũ vô cùng phức tạp và còn biết bao chuyện phải lo, phải giải quyết.

Các công sở sau bốn ngày đóng cửa, theo yêu cầu của chính quyền cách mạng, từ ngày 27 tháng 8 dương lịch, các công sở đều mở cửa trở lại bình thường. Không đổ máu, không có trả thù, mọi người dân bất kể giới nào, hễ yêu nước chống Pháp, đuổi Nhật đều có thể góp sức chung tay cùng chính quyền quản lý đất nước. Chính vì thế mà có thể khẳng định, đây là cuộc cách mạng vĩ đại đã để lại nhiều dấu ấn nhân văn ít có dân tộc nào làm được.

Qua tiếp cận với nguồn tư liệu đăng trên báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, xuất bản ở Huế, tường thuật về những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng tôi xin cung cấp một số văn bản liên quan đến lương và việc trả lương của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên đối với những người thuộc bộ máy chính quyền cũ để thấy rõ hơn về điều này:

THÔNG CÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG THỪA THIÊN

Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên bá cáo cho đồng bào biết rằng hôm 27 tháng 8 dương lịch, các công sở đều mở cửa. Vậy anh em công chức nên, ai phần nấy, lo làm tròn nhiệm vụ của mình.

Ủy ban đã quyết định tổ chức một Ủy ban công chức Thừa Thiên để cải tổ công việc của các sở. Ban đó chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân Cách mạng.

Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên tuyên bố về lương bổng trong tháng 8 dương lịch: Các công chức theo các ngạch Tây đến cuối tháng nầy chỉ được mượn mỗi người 300$ chớ không được lãnh toàn lương. Lương bổng công chức các ngạch khác vẫn giữ như cũ. Và trong lúc đợi lệnh của Chính phủ Trung ương, Ủy ban Nhân dân Cách mạng đang trù sửa đổi chế độ lương bổng một cách công bằng hơn, theo nguyên tắc: “Làm việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau”. Riêng về Bảo an, Cảnh sát và Tuần sát, nghĩa là những ngạch sẽ được cải tổ thành đoàn Dân vệ gần đây, thì ngay tháng nầy mỗi người sẽ được lãnh 21 ki lô gạo, tức là số gạo của Bảo an thêm được 3 ki lô nữa.

Vì cần phải ổn định Chính quyền, nên chế độ lương bổng chưa cải tổ kịp.

Ủy ban Nhân dân Cách mạng sẽ nỗ lực xếp đặt cho việc lãnh lương không trì trễ. Ủy ban luôn luôn chú ý đến việc nâng cao trình độ sinh hoạt của các anh em tiểu công chức và anh chị em công nhân. Trong giờ phút nghiêm trọng nầy, anh chị em các giới đồng bào nên nỗ lực làm việc và trầm tĩnh chờ đợi sự tiếp tục thi hành chương trình Việt Minh. Hãy nỗ lực ủng hộ Ủy ban thi hành phận sự.

       (Báo Quyết Chiến, số 2 ra ngày 28/8/1945).  

Về lương bổng các công chức, báo Quyết Chiến, số 3 ra ngày 29/8/1945 Thông báo: “Trong lúc chờ đợi việc sắp đặt lại lương bổng cho các công chức theo nguyên tắc “Làm việc ngang nhau thì sẽ lương ngang nhau”, và thải hồi các phần tử mục nát trong quan lại, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên đã tạm quyết định việc trả lương tháng 8 như sau:

1. Không trả lương cho các người Việt Nam vào dân Tây.

2. Không trả lương cho các công chức ngạch Tây; chỉ cho họ mượn 300$ mỗi tháng.

3. Không trả lương cho các ông nguyên bộ trưởng, tham tri, thị lang, tá lý, viên ngoại, lang trung, chánh văn phòng, thẩm lý văn phòng, bí thư, phủ doãn, phủ thừa, đốc lý, phó đốc lý, tri huyện, tri phủ và đề đốc hộ thành.

4. Không trả lương cho tất cả công chức liêm phóng.

5. Không trả lương cho các bộ: Đại nội, Nghi lễ, Lễ nghi, Văn phòng nhà Vua trừ các Thừa phái, Tùy phái và các công chức biệt phái.

Các công chức làm việc tại các huyện sẽ do các Ủy ban Nhân dân Cách mạng các huyện định đoạt.

Các Ủy ban quản trị các công sở phải đình chỉ việc phát hành các ngân phiếu bất kỳ về ngân sách nào, gửi gấp các sổ
lương lên Ban Tài chánh của Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên để kịp trả lương tháng 8”.

Căn cứ quyết định của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên về việc trả lương cho người của bộ máy chính quyền chế độ cũ quá khắt khe, dễ nhầm lẫn những đối tượng thuần túy là “công chức bàn giấy” có lòng yêu nước nhưng chưa biết rõ con đường đến với cách mạng. Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Thông báo điều chỉnh quyết định về việc trả lương của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên. Dưới đây là nguyên văn của Thông báo đó:

VỀ LƯƠNG CÁC CÔNG CHỨC

(THÔNG CÁO CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI)

Vì mục đích thống nhất quốc gia và trước cái tinh thần nhân dân đoàn kết, Chính phủ lâm thời quyết định về lương công chức của Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên như sau này:

1. Trả lương tháng 8 năm 1945 cho tất cả công chức trong hạt Thừa Thiên;

2. Những công chức Việt Nam quốc tịch Pháp hay những người Việt Nam ăn lương ngạch Tây chỉ được hưởng lương tương đương với lương người Việt Nam.

3. Những công chức nào đã bị tố cáo là phản bội quyền lợi dân tộc và đã bị giam cầm thì không được giả lương.

    (Báo Quyết Chiến, số 6 ra ngày 1/9/1945).  

Đọc lại từng câu từng chữ từ các văn bản được công bố ngay từ buổi đầu mới giành được chính quyền ở Huế, để ta hiểu thêm về ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 năm 1945, hiểu thêm về bản chất của chế độ cách mạng và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam.

P.H  
(SHSDB42/09-2021)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ THỊ Ý NHI

    Ở Huế, có những buổi sáng cứ thích nằm nghe tiếng con nít rủ nhau đến trường ríu rít như chim. Bình yên đến lạ! Thành phố nhỏ bé, nhịp sống không vội vàng, những con đường hiền lành, êm ả trẻ con dễ dàng đi bộ.

  • Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)

    PHẠM THUẬN THÀNH

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).

  • BÙI KIM CHI   

    Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái tên nghe là lạ Ngọ Phạn Điếm. Càng lạ và đặc biệt hơn nữa, Ngọ Phạn Điếm chỉ đón khách vào ăn một bữa trưa (demi-pension) trong ngày là học sinh của Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế mà thôi.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG 
                       Bút ký 

    KỶ NIỆM 20 NĂM CƠN LŨ LỊCH SỬ 1999

  • NGUYỄN DƯ  

    Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm!
    Nghe đồn như vậy. Ít ra cũng được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy bái tổ.

  • PHI TÂN  

    Hồi trước, khi làng xã tôi còn đoàn đội tập thể hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì đàn trâu ở làng cũng của hợp tác luôn. Trâu được các hộ xã viên nhận về nuôi để ăn chia công điểm. Nhà mô có nuôi trâu thì con cháu trong nhà phải nghỉ học sớm để chăn trâu hàng ngày.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY   

    Ngày thơ ấu tôi đã bao lần ngủ ngon giấc trong lời ầu ơ của mẹ:

  • Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm Ngày mất của Người (02/09)

    HỒ NGỌC DIỆP

  • Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019) 

    PHẠM HỮU THU

  • DƯƠNG PHƯỚC THU    

    Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Hội An, nơi xưa kia thường gọi là Faifô (vì làng này ở gần cửa Đại An nên quen gọi Hải Phố mà ra thế) nay Hội An đã lên cấp là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam; quê nội Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

    Dáng thế của đồi Hà Khê như một con linh thú vừa tách khỏi đất mẹ, rời tổ uống mấy ngụm nước bên bờ dòng Linh Giang. Quay đầu hướng về quê mẹ, đất tổ Trường Sơn như một lời từ biệt, lòng rộn buồn vui. Một nhát gươm chí mạng của thuật sĩ Cao Biền, thân thú mang nặng vết thương vẫn còn hằn sâu ở chân đồi.


  • ELENA PUCILLO TRUONG  

    (Viết cho những người bạn cầm phấn)

  • Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6  

    NGUYỄN XUÂN HẢI

  • ĐÔNG HÀ

    33 năm đổi mới trong Văn học Thừa Thiên Huế

  • NGUYỄN ĐỨC HÙNG   

    Một chiều cuối năm 2018, tôi nhận được tấm thiệp mời nhân dịp Lễ mừng tuổi chín mươi của nhà giáo Trần Thân Mỹ và kỷ niệm 65 năm ngày cưới của ông bà Trần Thân Mỹ và Dương Thị Kim Lan. Nếu tính từ mốc tôi được ông đặt bút ký vào hồ sơ chuyển ngành từ Quân đội về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) thành phố Huế là tròn 35 năm, trong đó có 7 năm (1983 - 1990) tôi được làm việc trực tiếp với ông trước khi ông nghỉ hưu. Ông là vị thủ trưởng khả kính đầu tiên của tôi, là người đã giáo dục, đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi.

  • VŨ SỰ

    Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện  thường  tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.