PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
Nhân dân tuần hành tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh tư liệu
Ủy ban gồm có các vị:
- Chủ tịch: ông Tôn Quang Phiệt
- Phó Chủ tịch: ông Hoàng Anh.
- Các Ủy viên: Nguyễn Sơn, Lê Tự Đồng, Hoàng Phương Thảo…
Việc giành chính quyền ở Thừa Thiên đã xong. Bộ máy mới ngay lập tức bắt tay vào hoạt động. Chuyện củng cố chính quyền cấp tỉnh, thành lập chính quyền cấp huyện, cấp xã, chuyện trật tự trị an, chuyện trấn áp bọn phản cách mạng, chuyện chống đói lo cái ăn cái mặc, đau ốm thuốc thang cho toàn xã hội, lại chuyện học hành… đều được chính quyền cách mạng còn non trẻ giải quyết thấu đáo.
Cùng với địa hạt cấp tỉnh, Huế còn là nơi đóng kinh đô của chế độ quân chủ nhà Nguyễn, bộ máy cai trị với hàng ngàn quan lại, công chức của chế độ cũ vô cùng phức tạp và còn biết bao chuyện phải lo, phải giải quyết.
Các công sở sau bốn ngày đóng cửa, theo yêu cầu của chính quyền cách mạng, từ ngày 27 tháng 8 dương lịch, các công sở đều mở cửa trở lại bình thường. Không đổ máu, không có trả thù, mọi người dân bất kể giới nào, hễ yêu nước chống Pháp, đuổi Nhật đều có thể góp sức chung tay cùng chính quyền quản lý đất nước. Chính vì thế mà có thể khẳng định, đây là cuộc cách mạng vĩ đại đã để lại nhiều dấu ấn nhân văn ít có dân tộc nào làm được.
Qua tiếp cận với nguồn tư liệu đăng trên báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, xuất bản ở Huế, tường thuật về những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng tôi xin cung cấp một số văn bản liên quan đến lương và việc trả lương của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên đối với những người thuộc bộ máy chính quyền cũ để thấy rõ hơn về điều này:
THÔNG CÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG THỪA THIÊN
Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên bá cáo cho đồng bào biết rằng hôm 27 tháng 8 dương lịch, các công sở đều mở cửa. Vậy anh em công chức nên, ai phần nấy, lo làm tròn nhiệm vụ của mình.
Ủy ban đã quyết định tổ chức một Ủy ban công chức Thừa Thiên để cải tổ công việc của các sở. Ban đó chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân Cách mạng.
Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên tuyên bố về lương bổng trong tháng 8 dương lịch: Các công chức theo các ngạch Tây đến cuối tháng nầy chỉ được mượn mỗi người 300$ chớ không được lãnh toàn lương. Lương bổng công chức các ngạch khác vẫn giữ như cũ. Và trong lúc đợi lệnh của Chính phủ Trung ương, Ủy ban Nhân dân Cách mạng đang trù sửa đổi chế độ lương bổng một cách công bằng hơn, theo nguyên tắc: “Làm việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau”. Riêng về Bảo an, Cảnh sát và Tuần sát, nghĩa là những ngạch sẽ được cải tổ thành đoàn Dân vệ gần đây, thì ngay tháng nầy mỗi người sẽ được lãnh 21 ki lô gạo, tức là số gạo của Bảo an thêm được 3 ki lô nữa.
Vì cần phải ổn định Chính quyền, nên chế độ lương bổng chưa cải tổ kịp.
Ủy ban Nhân dân Cách mạng sẽ nỗ lực xếp đặt cho việc lãnh lương không trì trễ. Ủy ban luôn luôn chú ý đến việc nâng cao trình độ sinh hoạt của các anh em tiểu công chức và anh chị em công nhân. Trong giờ phút nghiêm trọng nầy, anh chị em các giới đồng bào nên nỗ lực làm việc và trầm tĩnh chờ đợi sự tiếp tục thi hành chương trình Việt Minh. Hãy nỗ lực ủng hộ Ủy ban thi hành phận sự.
(Báo Quyết Chiến, số 2 ra ngày 28/8/1945).
Về lương bổng các công chức, báo Quyết Chiến, số 3 ra ngày 29/8/1945 Thông báo: “Trong lúc chờ đợi việc sắp đặt lại lương bổng cho các công chức theo nguyên tắc “Làm việc ngang nhau thì sẽ lương ngang nhau”, và thải hồi các phần tử mục nát trong quan lại, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên đã tạm quyết định việc trả lương tháng 8 như sau:
1. Không trả lương cho các người Việt Nam vào dân Tây.
2. Không trả lương cho các công chức ngạch Tây; chỉ cho họ mượn 300$ mỗi tháng.
3. Không trả lương cho các ông nguyên bộ trưởng, tham tri, thị lang, tá lý, viên ngoại, lang trung, chánh văn phòng, thẩm lý văn phòng, bí thư, phủ doãn, phủ thừa, đốc lý, phó đốc lý, tri huyện, tri phủ và đề đốc hộ thành.
4. Không trả lương cho tất cả công chức liêm phóng.
5. Không trả lương cho các bộ: Đại nội, Nghi lễ, Lễ nghi, Văn phòng nhà Vua trừ các Thừa phái, Tùy phái và các công chức biệt phái.
Các công chức làm việc tại các huyện sẽ do các Ủy ban Nhân dân Cách mạng các huyện định đoạt.
Các Ủy ban quản trị các công sở phải đình chỉ việc phát hành các ngân phiếu bất kỳ về ngân sách nào, gửi gấp các sổ lương lên Ban Tài chánh của Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên để kịp trả lương tháng 8”.
Căn cứ quyết định của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên về việc trả lương cho người của bộ máy chính quyền chế độ cũ quá khắt khe, dễ nhầm lẫn những đối tượng thuần túy là “công chức bàn giấy” có lòng yêu nước nhưng chưa biết rõ con đường đến với cách mạng. Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Thông báo điều chỉnh quyết định về việc trả lương của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên. Dưới đây là nguyên văn của Thông báo đó:
VỀ LƯƠNG CÁC CÔNG CHỨC
(THÔNG CÁO CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI)
Vì mục đích thống nhất quốc gia và trước cái tinh thần nhân dân đoàn kết, Chính phủ lâm thời quyết định về lương công chức của Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên như sau này:
1. Trả lương tháng 8 năm 1945 cho tất cả công chức trong hạt Thừa Thiên;
2. Những công chức Việt Nam quốc tịch Pháp hay những người Việt Nam ăn lương ngạch Tây chỉ được hưởng lương tương đương với lương người Việt Nam.
3. Những công chức nào đã bị tố cáo là phản bội quyền lợi dân tộc và đã bị giam cầm thì không được giả lương.
(Báo Quyết Chiến, số 6 ra ngày 1/9/1945).
Đọc lại từng câu từng chữ từ các văn bản được công bố ngay từ buổi đầu mới giành được chính quyền ở Huế, để ta hiểu thêm về ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 năm 1945, hiểu thêm về bản chất của chế độ cách mạng và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam.
P.H
(SHSDB42/09-2021)
THANH THẢO
Thì cũng là chuyện lang thang cơ nhỡ thôi, nhưng đây là lang thang vào một tạp chí văn học, và cơ nhỡ “gửi” một ít bài thơ của mình.
NGUYỄN HỮU TẤN
Bút ký dự thi
Mỗi khi nhớ tới câu hát “thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ… con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa” thì trong lòng lại nghe nhớ huyễn hồ tàn xanh mát rượi mấy con đường ở Huế.
NGUYỄN ĐÌNH BẢY
(Nguyên Giám đốc Sở Công an TT Huế kể)
NGUYỄN QUANG HÀ ghi
Hồi ký
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công an nhân dân
NGUYỄN QUANG HÀ
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Tôi nhớ làm lòng, như một quyển sách hay gối trên đầu giường, về kỷ niệm trở về mảnh đất xưa đã từng nuôi chúng tôi thời chiến tranh.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
TÔ NHUẬN VỸ
Cứ sắp đến Tết và vào những ngày Tết người ta hay bàn soạn và bàn luận về các món ăn, về sự ăn uống ngày Tết. Không có ăn thì chẳng còn là ăn Tết mà.
VÕ MẠNH LẬP
1. Trong huyết mạch giao thông quốc lộ có hai cái đèo chắn ngang dải đất miền Trung như những bức tường để phân định địa giới của Bình Trị Thiên, đó là Đèo Ngang nằm vắt qua dãy núi Hoành Sơn và đèo Hải Vân cắt ngang dãy núi Bạch Mã nằm ở phía Nam từng được mệnh danh Thiên hạ đệ nhất hùng quan.
TRANG THÙY
Bút ký dự thi
Mạ tôi kể rằng, mạ theo học nghề hương từ lúc mới 10 tuổi ở chùa Tường Vân. Do thương mạ chăm chỉ chịu khó mà không biết chữ nên mạ vừa được dạy nghề làm hương vừa được Hòa thượng Thích Chơn Trí dạy cho biết chữ.
LINH THIỆN
Thấm thoắt mà đã bốn mươi năm, kể từ ngày ba chở tôi đi thi đại học trên chiếc xe đạp cọc cạch. Hồi ấy, rất ít người có xe máy.
NGUYỄN QUANG HÀ
HÀ KHÁNH LINH
Một ngày vào hạ tuần tháng 5.1983 có một sự kiện làm cho giới văn nghệ sĩ, báo chí, và những người quan tâm đến đời sống văn hóa văn nghệ lấy làm hoan hỉ phấn chấn, đó là sự ra đời của Tạp Chí Sông Hương số 1 phát hành trên phạm vi cả nước.
ANH THƠ
Hồi ký (trích)
"Tiếng chim tu hú" là tập II của "Từ bến sông Thương” - hồi ký dài của Nữ sĩ. Tác phẩm này sẽ ra mắt bạn đọc một ngày sắp tới. Đoạn dưới dây là các chương 3 và 4 của phần "Đường lên xứ Lạng”.
VÕ MẠNH LẬP
Quê hương của cựu chiến binh Huỳnh Hồng ở Thừa Thiên Huế, nhưng sau ngày nghỉ hưu, anh lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng.
TẾ HANH
Trước Cách mạng tháng 8-1945 tôi chỉ gặp Thanh Tịnh có một lần mặc dầu tôi sống đến 8 năm ở Huế và Thanh Tịnh là một nhà văn nổi tiếng sinh trưởng ở Huế.
HÀ KHÁNH LINH
Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…
L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...
NGUYỄN ĐẮC THÀNH
Tết ở quê, người làng luôn tự túc mọi thứ. Giản đơn, bình dị, không khoa trương, nhưng luôn đem lại một không khí rất khác, ấm cúng, sum vầy.
NGUYỄN ĐÌNH HỒNG
Tiếng súng của Nam Bộ - Sài Gòn đi đầu chống thực dân Pháp làm nức lòng cả nước, sôi sục căm thù bọn xâm lược.