PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
Nhân dân tuần hành tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh tư liệu
Ủy ban gồm có các vị:
- Chủ tịch: ông Tôn Quang Phiệt
- Phó Chủ tịch: ông Hoàng Anh.
- Các Ủy viên: Nguyễn Sơn, Lê Tự Đồng, Hoàng Phương Thảo…
Việc giành chính quyền ở Thừa Thiên đã xong. Bộ máy mới ngay lập tức bắt tay vào hoạt động. Chuyện củng cố chính quyền cấp tỉnh, thành lập chính quyền cấp huyện, cấp xã, chuyện trật tự trị an, chuyện trấn áp bọn phản cách mạng, chuyện chống đói lo cái ăn cái mặc, đau ốm thuốc thang cho toàn xã hội, lại chuyện học hành… đều được chính quyền cách mạng còn non trẻ giải quyết thấu đáo.
Cùng với địa hạt cấp tỉnh, Huế còn là nơi đóng kinh đô của chế độ quân chủ nhà Nguyễn, bộ máy cai trị với hàng ngàn quan lại, công chức của chế độ cũ vô cùng phức tạp và còn biết bao chuyện phải lo, phải giải quyết.
Các công sở sau bốn ngày đóng cửa, theo yêu cầu của chính quyền cách mạng, từ ngày 27 tháng 8 dương lịch, các công sở đều mở cửa trở lại bình thường. Không đổ máu, không có trả thù, mọi người dân bất kể giới nào, hễ yêu nước chống Pháp, đuổi Nhật đều có thể góp sức chung tay cùng chính quyền quản lý đất nước. Chính vì thế mà có thể khẳng định, đây là cuộc cách mạng vĩ đại đã để lại nhiều dấu ấn nhân văn ít có dân tộc nào làm được.
Qua tiếp cận với nguồn tư liệu đăng trên báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, xuất bản ở Huế, tường thuật về những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng tôi xin cung cấp một số văn bản liên quan đến lương và việc trả lương của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên đối với những người thuộc bộ máy chính quyền cũ để thấy rõ hơn về điều này:
THÔNG CÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG THỪA THIÊN
Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên bá cáo cho đồng bào biết rằng hôm 27 tháng 8 dương lịch, các công sở đều mở cửa. Vậy anh em công chức nên, ai phần nấy, lo làm tròn nhiệm vụ của mình.
Ủy ban đã quyết định tổ chức một Ủy ban công chức Thừa Thiên để cải tổ công việc của các sở. Ban đó chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân Cách mạng.
Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên tuyên bố về lương bổng trong tháng 8 dương lịch: Các công chức theo các ngạch Tây đến cuối tháng nầy chỉ được mượn mỗi người 300$ chớ không được lãnh toàn lương. Lương bổng công chức các ngạch khác vẫn giữ như cũ. Và trong lúc đợi lệnh của Chính phủ Trung ương, Ủy ban Nhân dân Cách mạng đang trù sửa đổi chế độ lương bổng một cách công bằng hơn, theo nguyên tắc: “Làm việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau”. Riêng về Bảo an, Cảnh sát và Tuần sát, nghĩa là những ngạch sẽ được cải tổ thành đoàn Dân vệ gần đây, thì ngay tháng nầy mỗi người sẽ được lãnh 21 ki lô gạo, tức là số gạo của Bảo an thêm được 3 ki lô nữa.
Vì cần phải ổn định Chính quyền, nên chế độ lương bổng chưa cải tổ kịp.
Ủy ban Nhân dân Cách mạng sẽ nỗ lực xếp đặt cho việc lãnh lương không trì trễ. Ủy ban luôn luôn chú ý đến việc nâng cao trình độ sinh hoạt của các anh em tiểu công chức và anh chị em công nhân. Trong giờ phút nghiêm trọng nầy, anh chị em các giới đồng bào nên nỗ lực làm việc và trầm tĩnh chờ đợi sự tiếp tục thi hành chương trình Việt Minh. Hãy nỗ lực ủng hộ Ủy ban thi hành phận sự.
(Báo Quyết Chiến, số 2 ra ngày 28/8/1945).
Về lương bổng các công chức, báo Quyết Chiến, số 3 ra ngày 29/8/1945 Thông báo: “Trong lúc chờ đợi việc sắp đặt lại lương bổng cho các công chức theo nguyên tắc “Làm việc ngang nhau thì sẽ lương ngang nhau”, và thải hồi các phần tử mục nát trong quan lại, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên đã tạm quyết định việc trả lương tháng 8 như sau:
1. Không trả lương cho các người Việt Nam vào dân Tây.
2. Không trả lương cho các công chức ngạch Tây; chỉ cho họ mượn 300$ mỗi tháng.
3. Không trả lương cho các ông nguyên bộ trưởng, tham tri, thị lang, tá lý, viên ngoại, lang trung, chánh văn phòng, thẩm lý văn phòng, bí thư, phủ doãn, phủ thừa, đốc lý, phó đốc lý, tri huyện, tri phủ và đề đốc hộ thành.
4. Không trả lương cho tất cả công chức liêm phóng.
5. Không trả lương cho các bộ: Đại nội, Nghi lễ, Lễ nghi, Văn phòng nhà Vua trừ các Thừa phái, Tùy phái và các công chức biệt phái.
Các công chức làm việc tại các huyện sẽ do các Ủy ban Nhân dân Cách mạng các huyện định đoạt.
Các Ủy ban quản trị các công sở phải đình chỉ việc phát hành các ngân phiếu bất kỳ về ngân sách nào, gửi gấp các sổ lương lên Ban Tài chánh của Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên để kịp trả lương tháng 8”.
Căn cứ quyết định của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên về việc trả lương cho người của bộ máy chính quyền chế độ cũ quá khắt khe, dễ nhầm lẫn những đối tượng thuần túy là “công chức bàn giấy” có lòng yêu nước nhưng chưa biết rõ con đường đến với cách mạng. Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Thông báo điều chỉnh quyết định về việc trả lương của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên. Dưới đây là nguyên văn của Thông báo đó:
VỀ LƯƠNG CÁC CÔNG CHỨC
(THÔNG CÁO CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI)
Vì mục đích thống nhất quốc gia và trước cái tinh thần nhân dân đoàn kết, Chính phủ lâm thời quyết định về lương công chức của Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên như sau này:
1. Trả lương tháng 8 năm 1945 cho tất cả công chức trong hạt Thừa Thiên;
2. Những công chức Việt Nam quốc tịch Pháp hay những người Việt Nam ăn lương ngạch Tây chỉ được hưởng lương tương đương với lương người Việt Nam.
3. Những công chức nào đã bị tố cáo là phản bội quyền lợi dân tộc và đã bị giam cầm thì không được giả lương.
(Báo Quyết Chiến, số 6 ra ngày 1/9/1945).
Đọc lại từng câu từng chữ từ các văn bản được công bố ngay từ buổi đầu mới giành được chính quyền ở Huế, để ta hiểu thêm về ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 năm 1945, hiểu thêm về bản chất của chế độ cách mạng và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam.
P.H
(SHSDB42/09-2021)
Thông reo hồn chí sĩ
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG - TRẦN VĂN DŨNG
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh có ngôi mộ của ông Đinh Văn Dõng, bia mộ đề nguyên quán: Nam Trung - Thừa Thiên-Huế. Ông Đinh văn Dõng là thân phụ của họa sĩ Đinh Cường. Té ra Đinh Cường là người Sài Gòn, gốc Huế.
Làng phong Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, Bình Định) nằm lẩn khuất sau một con đèo quanh co ở phía nam thành phố. Nơi này, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã sống những ngày cuối đời, chống chọi với bệnh tật.
LGT: 10 năm trước, mùa đông, như một linh cảm diệu kỳ về sự giải thoát nỗi trầm luân, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (lúc ấy là Trưởng Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã viết nên “câu chuyện thiên đường” đầy ám ảnh: “Mùa đông/ Mưa mịt mùng ướt chiếc áo quan/ Co ro trong chiếc áo quan lạnh giá/ Tôi muốn đội mồ lên ngồi quanh quẩn bên em…”. Anh đã ngủ quên vĩnh viễn sau một đêm đặc dày bóng tối rất đỗi bình thường.
Lịch sử xã hội VN trong khoảng thời gian 1954 - 1975 đã ghi dấu sự hình thành cộng đồng học sinh miền Nam tại miền Bắc với những vai trò và đóng góp nhất định cho đất nước trước và sau năm 1975. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về thế hệ học sinh đặc biệt này.
Một lần vào kho đạo cụ của Hãng phim truyện VN, tôi kéo thử chiếc xe kéo tay (thường gọi là xe tay) được phục chế nguyên bản để làm phim. Chỉ một đoạn tôi đã toát mồ hôi vì nó quá nặng, và chợt ngẫm đến thân phận những người phu xe.
Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.
“Lò” Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đào tạo nhiều nữ ca sĩ cho phòng trà Sài Gòn lúc ấy. Đặc biệt, như để tạo dấu ấn, tên của các nữ ca sĩ ấy đều bắt đầu bằng chữ Phương (chỉ trừ nữ ca sĩ Hoàng Oanh).
Tình bạn giữa Nam Cao và Tô Hoài đã gắn bó từ thuở mới bước chân vào làng văn và còn gắn bó lâu dài mãi về sau này.
“Những giờ phút huy hoàng của lịch sử dân tộc đã làm nên giá trị các tác phẩm báo chí và văn chương của tôi,” nhà báo-nhà văn Trần Mai Hạnh đã đúc kết như vậy trong buổi chuyện trò thân tình với phóng viên VietnamPlus ngay trước thềm kỷ niệm 71 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2016).
KỶ NIỆM 71 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9
LÂM QUANG MINH
(Về Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế trong cách mạng tháng 8/1945 ở Thừa Thiên Huế)
Backe backe Kuchen
Der Bäcker hat gerufen
Wer will backen guten Kuchen…
(đồng dao trẻ con của Đức, có thể mở nghe trong youtube, với tựa đề "Backe, backe Kuchen")
PHI TÂN
Trong một lần đi tác nghiệp ở xã Điền Môn, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế), qua câu chuyện hàn huyên với anh Phạm Do - Chủ tịch UBND xã Điền Môn mới biết anh là cựu lính Hải quân từng ở quần đảo Trường Sa.
LÊ VĂN KINH
Không có gì phải đợi năm hết tết đến mới nói chuyện uống trà, mà riêng tôi từ hàng chục năm qua thì trà là thức uống mỗi sáng.
NHẤT LÂM
Năm 1936, chàng thanh niên Nguyễn Hoàng cùng với người bạn thân đồng hương huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị chiếm thủ khoa và á khoa tú tài Tây tại Quốc Học Huế.
HOÀNG ANH
Ngày 1 tháng 9 năm 1939 Phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Tiếp theo đó chính phủ bình dân Pháp bị đổ, chính phủ phản động lên cầm quyền.
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
(Tìm hiểu một số trước tác của Ni sư Thích Nữ Trí Hải)
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Thời học sinh tôi rất phục “Quái kiệt” Trần Văn Trạch và thuộc những bài ông hát giúp vui trong các cuộc quảng cáo Xổ số kiết thiết quốc gia.
KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6
Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.