Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...
Nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp Sébastien Laval bên bộ ảnh thể hiện sự đặc sắc về văn hóa 54 dân tộc Việt Nam được trưng bày ở cầu Trường Tiền.
Những ngày giữa tháng 4, du khách trong nước và quốc tế khi đến với Cố đô Huế để tham dự Festival không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy các bức ảnh được chụp bằng màu đen trắng được sắp đặt với phong cách rất nghệ thuật và hết sức ấn tượng trên cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương. Từ người đi bộ đến bác đạp xích lô hay người chạy xe máy... đều phải “ngước mắt nhìn ảnh” và trầm trồ thán phục. Tuy nhiên, họ không hề hay biết, để có được trọn vẹn bộ ảnh thể hiện bản sắc văn hóa của 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam, nghệ sĩ Sébastien Laval đã phải mất gần 2 thập kỷ rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường.
Bên dòng sông Hương thơ mộng, hiền hòa với màu nước xanh ngắt, tranh thủ thời gian rảnh rỗi quý báu, nghệ sĩ Sébastien Laval tâm sự với chúng tôi, rằng: Ông chọn cầu Trường Tiền để trưng bày bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt, bởi lẽ đây là một không gian hết sức đặc biệt, có thể thu hút sự chú ý của nhiều người. “Trước đây, tôi đã rất băn khoăn về việc chọn địa điểm để triển lãm 62 bức ảnh đen trắng (khổ 1x1m) này. Nhưng sau đó tôi nghĩ rằng, ở Cố đô Huế không có nơi nào khác tuyệt vời hơn không gian ở cầu Trường Tiền khi tất cả mọi người đến với Festival có thể tận mắt chứng kiến những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam qua ảnh, đặc biệt là du khách đến từ nhiều nước trên thế giới...”, Sébastien Laval trải lòng.
Sébastien Laval kể lại, để thực hiện được bộ sưu tập ảnh nói trên, ngay sau khi rời ghế giảng đường đại học, năm 1995, ông có cơ hội sang Việt Nam do một dự án tài trợ. Sau chuyến đi lần này, cảm thấy đất nước và con người Việt Nam quá thân thiện, đặc biệt là những nét văn hóa đặc trưng của các vùng miền ở những nơi mà Sébastien Laval đặt chân đến luôn có sức mạnh “vô hình” lôi cuốn nên sau đó, ông quyết định trở lại Việt Nam để thực hiện chuyến hành trình “ghi” lại dấu ấn văn hóa của con người Việt. Với ý tưởng này, Sébastien Laval đã đi từ các bản làng xa xôi ở Tây Bắc đến Tây Nguyên và dọc các làng quê ven biển đầy nắng gió của miền Trung. Ở những miền đất ấy, ông đã gặp gỡ và cùng sống với bà con người dân tộc thiểu số như: Cơ Tu, Pa Cô, Thái, Mường... để tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau của mỗi dân tộc, để rồi từ đó chắt lọc “nét riêng” và thể hiện qua góc máy của mình. Giờ đây, người Cơ Tu, Pa Cô ở các xã vùng cao huyện Nam Đông; A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) không còn thấy xa lạ với một người đàn ông cao lớn, có nước da trắng luôn mang chiếc ba lô lỉnh kỉnh máy móc trên lưng như những ngày đầu Sébastien Laval mới tìm đến…
Ngước nhìn những bức ảnh được treo trên cầu Trường Tiền mà bà Lê Trần Ana, một Việt kiều Mỹ gốc Huế, không thể giấu hết sự ngạc nhiên: “Đây là lần thứ 6 tôi về Huế để dự Festival nhưng chưa lần nào tôi chứng kiến cảnh cầu Trường Tiền được trưng bày những bức ảnh đẹp và quyến rũ như thế. Qua đây, tôi như được hiểu sâu hơn về văn hóa các dân tộc ở những vùng cao mà bản thân chưa từng có cơ hội được đi để tìm hiểu...”. Sau nhiều năm gắn bó, đến nay, nghệ sĩ Sébastien Laval đã có nhiều cuộc triển lãm ảnh về cuộc sống và con người tại Việt Nam. Trong đó, phải kể đến cuộc triển lãm “Hà Nội 18h-6h” diễn ra tại TP Hà Nội cách đây không lâu thu hút sự chú ý của giới truyền thông và đông đảo nghệ sĩ nhiếp ảnh trong cả nước.
Trong những ngày diễn ra lễ hội Festival Huế, khi màn đêm buông xuống, cầu Trường Tiền “6 vài 12 nhịp” hiện lên với những ánh đèn sắc màu tím, đỏ, vàng... lung linh huyền ảo như càng làm nổi bật giá trị độc đáo của hàng chục bức ảnh mà nghệ sĩ Sébastien Laval đang trưng bày tại đây. Sébastien Laval nói rằng: “Nếu không yêu mến con người và đất nước Việt Nam thì tôi sẽ chẳng bao giờ đi hết mọi miền Tổ quốc của các bạn để làm nên những bức ảnh “kỳ diệu” như thế...”. Và tôi tin, điều ấy là sự thật.
Nguồn CAND
Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.
Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).
Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.
“Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).
Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.
Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!
Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.
"Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.
Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.
Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.
HẠ NGUYÊN
Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.
Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.
Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.
Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.
Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.