Ảnh: Internet
- Mẹ ơi, những ông khổng lồ sống ở đâu? - Họ ở trong các chuyện đời xưa. - Như thế phải là những chuyện đời xưa rất to phải không mẹ? - Tất nhiên là thế. Những anh lùn tí hon thì ở trong các chuyện đời xưa nhỏ, còn những ông khổng lồ thì trong những chuyện to. - Hôm nay mẹ sẽ kể cho con nghe chuyện gì nào? Chuyện to hay chuyện nhỏ? - Một chuyện to, rất to, con trai ạ. - Thích quá. Tôi mang cho mẹ chiếc ghế, mẹ ngồi xuống, mở sách và đọc: “Đời xửa đời xưa, vào thời còn biết nói tiếng người, các loài vật đã bầu một con Sư tử to tướng dữ tợn làm Vua của rừng. Kể từ khi các giống vật lớn bé mắc phải lỗi lầm quá vô nghĩa như thế, Sư tử ta bắt đầu gầm thét. Thế rồi con Sư tử độc ác ra lệnh muông thú trong rừng phải nộp cho nó những con vật bé trong các giống vật: nào là một con thỏ con để nó ăn lót dạ buổi sáng, nào là một con gấu con cho bữa trưa, nào là một con công cho bữa tối” Đúng là một chuyện đời xưa rất to, nhưng tôi không thích nó chút nào. - Mẹ ơi, mẹ hãy nói cho con, con vật nào đã bầu ra con Sư tử khủng khiếp đó làm vua các loài vật? - Chắc chắn là những con thỏ, mẹ tôi nói. Bà muốn đọc tiếp, nhưng tôi ngắt lời: - Mẹ ơi, tại sao chúng lại bầu Sư tử? - Bởi vì nó là con vật mạnh nhất. - Chúng không thể chọn một con khác sao? - Có thể chứ. Nhưng các loài vật trong rừng đều quá sợ không dám chống lại tên giặc này. - Con thì con không sợ, con sẽ dùng đại bác, con bắn và sẽ thắng nó. - Đó là vì con đâu phải là con vật, Pô-li-u-ca ạ, con là một con người… - Đúng, mẹ ạ, con là một con người. Về phần con, con sẽ bầu cho con bò sữa. - Ôi, ý nghĩ con ngộ nghĩnh làm sao! Mẹ tôi ngạc nhiên gập sách lại - Tại sao lại là bò sữa? - Bởi vì con bò sữa không ăn thịt. NGUYỄN KHOA dịch (11/1&2-85) |
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Cuộc thi viết văn cho tuổi thiếu nhi hè 94 của tỉnh ta do điều kiện tổ chức có hạn, chỉ tập hợp được các em ở địa bàn thành phố Huế. Tuy vậy, cuộc thi đã đạt được những thành quả đáng mừng, đã khẳng định và phát hiện thêm một số em có năng khiếu sáng tác văn học.
LÂM THỊ MỸ DẠ
TRƯƠNG ĐỨC VỸ NHẬT
(15 tuổi)
Nguyễn Thành Thi - Tô Diệu Lan - Trần Xuân Kỳ - Dương Huy - Nguyễn Thị Quý Trân - Nguyễn Thị Thanh Nhật
DIỆU HIỀN (13 tuổi)
Bình minh. Biển trải dài mút mắt. Nước biển xanh như ngọc bích. Những con sóng liên tiếp vỗ bờ mang theo bao nhiêu là bọt biển.
NGUYỄN NGỌC THẮNG
Cô bé bị tật từ thuở mới lọt lòng, chín tuổi rồi mà cô chỉ phát được những âm thanh méo mó. Bố mẹ không cho cô đến trường nữa, sau nửa năm đầu tiên đi học.
HOÀNG DẠ THI (14 tuổi)
Trung thu đến bao giờ cũng gợi lên trong lòng tôi một nỗi buồn nhớ. "Trung thu năm trước" ư? Cái "năm trước" ấy đã trôi xa, rất xa; kể từ khi em tôi còn sống. Trung Thu với những kỷ niệm êm đềm, chẳng bao giờ quay trở lại của hai chị em mình...
Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh
Lê Thị Xuân - Hoàng Vân - Trịnh Tuấn Khanh
TRUNG SƠN
Chủ nhật 5-7-1992, trong nắng sớm rực rỡ, công viên Phu Văn Lâu bỗng như xuất hiện một vườn hoa đủ màu sắc và thật sinh động. Đó là 118 em thiếu nhi tham dự cuộc thi vẽ trong sinh hoạt hè với chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" của Nhà văn hóa thiếu nhi Huế.
TRƯƠNG ĐẶNG THÙY ANH
Nơi góc phố tấp nập với hàng bằng lăng tím trải dài con đường phía trước, ngôi nhà màu vàng nho nhỏ với tấm rèm cửa trắng, lấp ló cô bé xinh xắn đang đọc sách chăm chú.
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh
TÔ DIỆU LAN
TÔ DIỆU LIÊN
(8 tuổi, lớp 2)
Su Su - Dương Thuấn - Phạm Thị Liên Minh - Vũ Năng Thi
Quyên Gavoye - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh
ĐOAN TRANG
Nhà tôi ở xóm Loài. Tôi chẳng hiểu tại sao người ta lại đặt tên nó như vậy, có lẽ đơn giản là để gọi và phân biệt giữa các xóm khác trong thôn.
NGUYỄN THỊ THANH TÚY
Sáng nay tôi thức dậy sớm. Đẩy nhẹ cánh cửa, tôi nghe một làn gió mát dịu phả vào mặt, vào cổ, vào sâu đến tận cõi lòng.
BÌNH NHIÊN
Chuột cố nội nằm trên ghế dựa hướng về ti vi màn hình, tay cầm điều khiển bấm xem hết kênh này đến kênh khác.
Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Thanh Hải