Những bước trưởng thành và trở lực của Hội Mỹ thuật - NGUYỄN THIỆN ĐỨC
Nữ họa sĩ Huế với mỹ thuật đương đại - TÔ TRẦN BÍCH THÚY
Mỹ thuật đương đại Huế - một góc nhìn - TUỆ NGỌC
Những dấu hỏi cho mình - ĐẶNG MẬU TỰU
Thị trường Mỹ thuật ở Huế những chặng đường thăng trầm - TRẦN THANH BÌNH
Tôn Thất Đào họa sĩ bậc thầy của Huế - tranh đậm đà tình núi Ngự sông Hương - ĐINH CƯỜNG
Họa sĩ Tô Bích Hải: Đọc và họa theo tứ thơ của Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh - LÊ QUANG THÁI
Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn: VŨ ĐIỆU MIỀN TÂM LINH - LÊ HUỲNH LÂM
Đọc (Hội họa) - KHẾ IÊM
"Dấu xưa" - Mực đen trên canvas của HS Nguyễn Thiện Đức
Nguồn gốc nghệ thuật không phải nảy sinh do yếu tố siêu nhiên cách xa đời sống con người. Với 700 năm hình thành và phát triển, văn học nghệ thuật xứ Huế đã luôn gắn rất chặt với thiên nhiên và con người xứ Huế. Mỹ thuật Huế vì vậy, đã khởi đi từ tâm thức Huế, từ trong trái tim những họa sĩ mà tổ tiên của họ là những kiến trúc sư đại tài, và hết sức minh triết khi trong quá trình tồn sinh đã luôn gắn bó mật thiết với thiên nhiên để nuôi dưỡng tâm hồn.
Các thế hệ đã nối tiếp nhau tạo nên dòng chảy mỹ thuật Huế luôn sinh động và luôn ắp đầy phù sa sáng tạo. Các họa sĩ đương đại Huế cũng đã tiếp tục khẳng định vị trí toàn quốc của mỹ thuật Huế. Hơn nữa, đã có những họa sĩ dấn thân tiếp cận những khuynh hướng sáng tạo mới, với nhiệt tâm đưa nền mỹ thuật Huế ra với thế giới hiện đại. Lịch sử nghệ thuật thế kỷ 21 đang tiếp tục câu chuyện về những khả thể vô hạn và về cuộc tìm kiếm những tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn này mới ra đời thì bị tiêu chuẩn khác hơn vượt qua. Họ đã đang trên đường với những bước chân khám phá…
Trước đây, Sông Hương đã từng giới thiệu các giá trị mỹ thuật Huế, trong đó đã tổ chức các chuyên đề về họa sĩ Bửu Chỉ, họa sĩ Đinh Cường… là những tên tuổi lớn của mỹ thuật Huế.
Và lần này, Sông Hương mạnh dạn tổ chức chuyên đề “Một thoáng mỹ thuật Huế đương đại”.
Chuyên đề ở Sông Hương số đặc biệt này sẽ nhắm đến những vấn đề chung: những thành tựu và trở lực, những góc nhìn suy tư về mỹ thuật Huế đương đại, nữ họa sĩ đương đại Huế, thị trường mỹ thuật ở Huế… Bên cạnh đó, những bài viết về một tên tuổi hội họa Huế như Tôn Thất Đào - người thầy của nhiều thế hệ họa sĩ Huế; những họa sĩ không phải gốc Huế nhưng gắn bó với Huế: họa sĩ Lê Thành Nhơn, họa sĩ Tô Bích Hải, là những dấu nhấn khác của ký ức mỹ thuật Huế. Một bài viết khác về hội họa thế giới, như là cánh cửa mở mà trước đây, giới mỹ thuật Huế ít nhiều đã bước vào và đã thăng hoa…
Chuyên đề này vì vậy, vẫn là một chuyên đề còn để ngỏ nhiều vấn đề cần tiếp tục trao đổi về sau.
Ban Biên Tập
(SHSDB21/06-2016)
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
Bàn về Mỹ thuật Huế ngày nay, tất yếu phải nói đến Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, là tổ chức trung tâm - có tính lịch sử với chức năng đặc thù mang tính phổ quát và tiêu biểu cho hoạt động mỹ thuật trên vùng đất này.
TÔ TRẦN BÍCH THÚY
Hội nhập với sự phát triển của nền mỹ thuật hiện đại, tiếp thu tinh hoa các giá trị nghệ thuật hội họa thế giới kể từ mốc thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925, mỹ thuật Việt Nam đã góp phần tạo nên những bảng màu hết sức phong phú và đa dạng.
TUỆ NGỌC
Chưa thể rời bỏ hoàn toàn tư duy nghệ thuật tiền hiện đại nhưng ít nhất trong vài thập niên qua, nghệ thuật tạo hình Việt Nam đã có những mạnh dạn thử nghiệm trên tư duy mỹ học hiện đại và hậu hiện đại.
ĐẶNG MẬU TỰU
Có nhiều thứ không hề liên quan đến mình mà cứ mắc vào, nhưng không phải cái gì cũng quên được. Những lúc tụ tập cà phê hay quanh cuộc rượu chuyện gẫu đều có những câu hỏi cho nhau, rồi nửa vời để trống! Thế nhưng nhiều lúc những câu hỏi ấy lại cứ lởn vởn, rồi thấy cũng cần thử lý giải theo cách của riêng mình xem sao.
TRẦN THANH BÌNH
1. Mấy nét phác họa thị trường mỹ thuật ở Huế
Thị trường mỹ thuật ở Huế hình thành có vẻ muộn hơn một chút so với Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, nhưng cũng không kém phần sôi động.
ĐINH CƯỜNG
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
vẫn còn Núi Ngự bên bờ Sông Hương
(Bùi Giáng)
LÊ QUANG THÁI
I. VÀO CHUYỆN
Viết để lưu lại một số cảm nhận về nữ họa sĩ Tô Bích Hải, người đã tặng tập sách với tựa đề bằng thư pháp Việt ngữ: VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH của Nguyễn Du năm 2012 tại Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị.1
LÊ HUỲNH LÂM
Nghệ thuật khởi lên từ tâm thức của người nghệ sĩ, tâm thức một nghệ sĩ lớn bao trùm cả xã hội ở thời đại của họ, sẽ cho ra đời tác phẩm xứng tầm thời đại đó.
KHẾ IÊM
“Không bằng lòng với những giá trị thời kỳ Ánh sáng (Enlightenment values) như Thượng đế (Christian God), Đức lý (Christian morality) hay những tiến bộ khoa học (scientific progress) - trung tâm điểm của nền văn hóa phương Tây - Nietzche hạ bệ Thượng đế.