Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải.
Tác giả Tòng Văn Hân (thứ hai từ trái sang).
Từ quý II-2019, Ban Biên tập báo Văn nghệ đã quyết định mở Cuộc thi Thơ 2019-2020 trên báo Văn nghệ với mục đích góp phần nâng cao chất lượng thơ, đáp ứng yêu cầu phát triển văn học trong tình hình mới; đồng thời tìm kiếm, phát hiện những tài năng văn học trẻ. Cuộc thi Thơ của báo bắt đầu từ tháng 6-2019 và ban đầu dự kiến sẽ khép lại vào giữa tháng 6-2020, nhưng theo Ban tổ chức, do nhiều lý do khách quan và bất khả kháng, trong đó có đại dịch Covid-19, cuộc thi đã phải lui lại đến cuối năm 2020.
Ban tổ chức cho biết, đã nhận được hơn 7.500 tác phẩm của hơn 1.000 lượt tác giả tham dự (qua hộp thư điện tử và đường bưu điện), đã lựa chọn và giới thiệu được hơn 400 tác phẩm của gần 200 tác giả trên 50 số báo Văn nghệ.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao hai giải B, bốn giải C và sáu giải khuyến khích cho các tác phẩm. Theo đánh giá của Ban tổ chức, không tác phẩm nào đoạt giải A.
Tác giả Tòng Văn Hân (Điện Biên) đoạt giải B với ba bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, “Làm rể” và “Nhà dưới nhà trên”. Và chính giải B cho bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” là nguyên nhân làm bùng nổ cuộc tranh cãi, thậm chí có những lúc quá đà trên mạng xã hội những ngày qua.
Nhận xét về bài thơ, Ban tổ chức cho biết, bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân, có cái ngô nghê, thật thà của một người miền núi, nhưng qua đó lại là hình ảnh rất đẹp về con người nói chung mà chỉ tư duy của người miền núi mới có được. Về sâu xa, chửi này là chửi có tính triết lý. Nguồn gốc của bài thơ bắt đầu là sự đói kém, nhưng nhân văn, cao thượng vô cùng. Gốc của nó không phải đánh kẻ trộm, hay hình sự hóa vấn đề, mà là phải xóa tận gốc đói nghèo. Phải trả cho đời sống sự lương thiện… Tứ thơ và tư duy đó dễ gây thiện cảm cho người đọc... Chủ đề nhân văn và hợp với tư duy của người dân tộc, bên cạnh cái tứ cũng mới.
Tuy nhiên, ngay sau khi giải thưởng được công bố, trên mạng xã hội đã xuất hiện những tranh luận gay gắt về bài thơ. Nhiều ý kiến cho rằng, bài thơ thể hiện còn khá ngây ngô, chưa ra vần điệu và ngôn từ không đắt giá. Thậm chí còn xuất hiện những bài thơ nhái “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, đẩy vấn đề đi xa hơn, hoặc quy kết nhà thơ Tòng Văn Hân “đạo thơ”. Nhiều người nhân kết quả Cuộc thi Thơ này còn mạt sát cả tác giả, Ban tổ chức và Ban giám khảo.
Nhận xét về bài thơ, nhiều người trong nghề cho rằng, bài thơ có được sự hồn hậu, chân thật và nhân hậu của người miền núi, lại toát lên tính nhân văn. Sự hồn hậu chất phác này đã từng được thấy trước đây ở một số nhà thơ dân tộc thiểu số và cũng đã lâu chưa thấy lại. Cái chưa được của bài thơ là về ngôn ngữ biểu đạt còn thô sơ và chưa tới. Cách biểu đạt còn yếu, hơi nôm na. Đã từng có nhiều tác phẩm thơ của các tác giả người dân tộc thiểu số nhưng ngôn ngữ có tầng sâu về ngữ nghĩa của đồng bào dân tộc, được chắt lọc. Nhưng ở đây bài thơ này tứ rất lộ, lại được thể hiện bằng ngôn ngữ chưa được tinh lọc. Ý kiến chung của nhiều người trong nghề đều cho rằng cho bài thơ này đạt giải cao sẽ dễ gặp phải phản ứng của dư luận. Nếu chỉ là giải khuyến khích hay mức tương tự sẽ phù hợp hơn. Về mặt vần điệu, cũng không thể nói bài thơ này “như văn xuôi”, bởi vì mỗi thể loại có một giá trị riêng, chưa kể trong thực tế có cả thể loại thơ văn xuôi.
Quyết định về giải thưởng là của Ban giám khảo. Ở mỗi cuộc thi, Ban giám khảo đều có những tiêu chí riêng nhất định để căn cứ vào đó chấm giải. Ở một cuộc thi mang tính nghệ thuật như thi Thơ, những tiêu chí có thể không thể đem cân đong đo đếm rõ ràng như những cuộc thi khác, nhưng Ban giám khảo hoàn toàn có quan điểm riêng của mình đối với tác phẩm đoạt giải. Điều quan trọng là nếu như giải thưởng đó chưa phù hợp với số đông, thì cần có sự lắng nghe, cầu thị bên cạnh cách giải thích hợp lý.
Về phía người đọc, việc có những ý kiến trái chiều và phản ứng lại kết quả chưa hợp lý của mỗi cuộc thi là hết sức bình thường. Tuy nhiên, ở góc độ nhận xét về cuộc thi liên quan đến văn chương, nên lựa chọn cách hành xử nhân văn và văn minh để thể hiện quan điểm của mình.
Và cuối cùng, như một nhà thơ đã nói, giá trị lớn nhất của tác phẩm được đo bằng thời gian. Hãy để thời gian trả lời cho những giải thưởng như vậy.
Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...
ĐẶNG PHÚC
Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao.
Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.
Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.
Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.
Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.
Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.
Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội.
Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao.
Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…
Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.
“Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.
Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.
Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.
Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.
Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.
Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.
Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.