Mây vẫn vờn trên đỉnh tháp được gội rửa bằng sương và nước mắt. Như chưa từng có nỗi đau nào vương lại. Như chưa từng có bóng dáng của chàng và nàng vương lại qua mấy trăm năm rêu phủ hoang liêu.
Vũ nữ Trà Kiệu và tôi (Acrylic-Sơn dầu trên vải)
Vẫn còn đó những hình hài nõn nà, những đôi mắt đen tuyền hun hút, những ngón tay thon trong điệu múa afsara xiêu đảo cả những vị thần. Những ngôi tháp vốn cũng là đền Kalăn lộng lẫy thờ linh vật của vương quốc vẫn rực lên gam màu ám ảnh khó họa sĩ nào pha đúng tông một khi đã nhuốm điều huyền nhiệm.
SH trân trọng giới thiệu chùm tranh-ký họa của Phan Ngọc Minh, một họa sĩ nặng lòng với văn hóa Chăm và đã gửi vào nhiều tác phẩm những uẩn khúc phận người giữa dòng xiết lịch sử.
![]() |
Vũ nữ Trà Kiệu và tôi (Acrylic-Sơn dầu trên vải) |
![]() |
Một góc làng chăm Ninh thuận (Bút sắt) |
![]() |
![]() |
Nghệ nhân gốm Bàu Trúc Ninh thuận (Bút sắt) | Một góc Mỹ Sơn (Bút sắt) |
![]() |
|
Ký ức Champa (Acrylic-Sơn dầu trên vải) |
(SHSDB28/03-2018)
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Cái tên vừa đẹp, vừa kiêu sa mà cũng rất nhu hòa và sương khói như một huyền thoại sử thi: Huyền Trân Công Chúa.
Ngàn Thương - Đông Hà - Nguyên Quân - Lê Vĩnh Thái - Mai Văn Hoan
Trường ca
Nhạc và lời: PHẠM DUY
Phần thứ hai: Qua miền Trung (trích)
TRẦN CHÂU LONG
Huyền Trân ơi, trong tiếng mõ cầu kinh của con đêm nay ta thấy lòng con còn nhiều vướng bận. Con hãy tìm cách để lại những ưu phiền cho nhân gian để lòng mình thanh thản theo từng tràng mõ cầu kinh.
TRẦN NGUYÊN
Tùy bút
Tôi choàng tỉnh trong đêm sương buốt, lạ thay, vầng trăng xanh rêu còn chếch phía ngọn tháp. Tôi bước đến gần, toàn thân rợn ngợp.
TRẦN ĐẠI VINH
Vào cuối thế kỷ XIII, đứng trước cuộc tấn công của quân đội Nguyên Mông, hai nước Chiêm Thành và Đại Việt đã anh dũng kháng cự và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đất nước, nhân dân.
HẠ NGUYÊN
Sang xuân, khi những giọt sương mai lưu dấu những ký ức nồng nàn rồi vỡ ra muôn vàn chớp mắt trong không gian, đó cũng là lúc Lễ hội Đền Huyền Trân ở Huế lại rộn ràng trên đỉnh núi Ngũ Phong.
Có những sự kiện, những nhân vật lịch sử mà mỗi lần văn học chạm đến người ta ngỡ như có thêm một thuở xưa nào.