TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Minh họa: Nhím
Lời của cát…
(Tặng dải lụa nghìn năm cũ)
…một màu trắng mịn dưới chân
dấu tích nghìn năm lưu lạc
nơi triền dốc đứng
còn tiếng nỉ non
hát ru một trăng cong
tiếng trống kate thân hình múa lượn
cánh tay uốn khúc trong vũ điệu chim công
nàng ngủ quên bao nhiêu thế kỷ?
màu đất nung đi trong thời gian cũ
chiếc bình treo nghiêng góc tối
khăn trắng quàng vội theo tháng năm
lừng lửng tháp hình trụ
không một vết nứt thời gian
chạm vào đá những đường cong mềm mại
đôi mắt u buồn theo tiếng hát
nhón chân cong hình rẽ quạt
nàng còn đó trong ánh sáng ban mai
điệu múa hồn nhiên vũ nữ
như khúc hát rong chơi chốn thiên thai
đường cong sỏi đá
trong nhân gian đất trời nhớ thương
tiếng nước trên cao réo rắt gọi nàng
chim sáo buồn hót thảm
cát nằm thổn thức dưới trăng
tiêu ngân hoài cổ đường uốn khúc
thụ cầm rơi từng tiếng khẽ
thương thầm bước chân quên
tiếng sóng vẫn xô bờ
điệp khúc bạc màu
dấu chân in nghìn năm đợi
cát trắng hàng dương khép
huyền hoặc đường cong…
phế tích
Đôi mắt
(Tặng nàng thơ Chung Lê)
bên ngoài khung cửa
tiếng động cơ lăn lăn
lao nhanh thiêu thân tìm ánh sáng
âm thanh to nhỏ khuấy động giọt cà phê rơi
tia nắng ấm sau nhiều ngày đứng đợi
chiếc bàn vuông
có đôi mắt
ẩn khuất
tôi ngắm bóng mình trong khung bố
dấu tích màu vàng rực rỡ kia
tôi đi tìm mình ngàn năm cũ
nơi có điệu múa của thần shiva
thanh âm cung bậc màu đất
chiếc bình tròn khắc chạm
trong tôi quá lâu
cặp mắt kia làm tôi nhớ
mới đây thôi ngay chỗ này
những cánh tay dang tròn cánh quạt
bước chân nhón gót vũ điệu chim công
tôi thấy mình là chàng nghệ sĩ
đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên thần
tôi hòa cùng tiếng hát
tôi múa theo nhịp gõ
tôi vẽ đường cong
khắc trong trí nhớ
tôi ngó sững màu vàng úa
trong từng sự đuổi bắt
tôi thấy tim mình ngộp thở
như chiếc lá thu xưa
rơi trên cát
sự bắt chụp thời gian
nhanh hơn cái chớp mắt
tôi đang ngồi trên mặt phẳng
của không gian thụt lùi
mọi thứ bày ra
từng thước phim chiếu chậm
tôi thấy mình đã lạc
trên từng bước chân quen
tôi vén thời gian qua
như lật từng trang sách cũ
tôi đọc
đọc mãi ký tự
trên dấu xưa…
(TCSH345/11-2017)
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)