TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Minh họa: Nhím
Lời của cát…
(Tặng dải lụa nghìn năm cũ)
…một màu trắng mịn dưới chân
dấu tích nghìn năm lưu lạc
nơi triền dốc đứng
còn tiếng nỉ non
hát ru một trăng cong
tiếng trống kate thân hình múa lượn
cánh tay uốn khúc trong vũ điệu chim công
nàng ngủ quên bao nhiêu thế kỷ?
màu đất nung đi trong thời gian cũ
chiếc bình treo nghiêng góc tối
khăn trắng quàng vội theo tháng năm
lừng lửng tháp hình trụ
không một vết nứt thời gian
chạm vào đá những đường cong mềm mại
đôi mắt u buồn theo tiếng hát
nhón chân cong hình rẽ quạt
nàng còn đó trong ánh sáng ban mai
điệu múa hồn nhiên vũ nữ
như khúc hát rong chơi chốn thiên thai
đường cong sỏi đá
trong nhân gian đất trời nhớ thương
tiếng nước trên cao réo rắt gọi nàng
chim sáo buồn hót thảm
cát nằm thổn thức dưới trăng
tiêu ngân hoài cổ đường uốn khúc
thụ cầm rơi từng tiếng khẽ
thương thầm bước chân quên
tiếng sóng vẫn xô bờ
điệp khúc bạc màu
dấu chân in nghìn năm đợi
cát trắng hàng dương khép
huyền hoặc đường cong…
phế tích
Đôi mắt
(Tặng nàng thơ Chung Lê)
bên ngoài khung cửa
tiếng động cơ lăn lăn
lao nhanh thiêu thân tìm ánh sáng
âm thanh to nhỏ khuấy động giọt cà phê rơi
tia nắng ấm sau nhiều ngày đứng đợi
chiếc bàn vuông
có đôi mắt
ẩn khuất
tôi ngắm bóng mình trong khung bố
dấu tích màu vàng rực rỡ kia
tôi đi tìm mình ngàn năm cũ
nơi có điệu múa của thần shiva
thanh âm cung bậc màu đất
chiếc bình tròn khắc chạm
trong tôi quá lâu
cặp mắt kia làm tôi nhớ
mới đây thôi ngay chỗ này
những cánh tay dang tròn cánh quạt
bước chân nhón gót vũ điệu chim công
tôi thấy mình là chàng nghệ sĩ
đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên thần
tôi hòa cùng tiếng hát
tôi múa theo nhịp gõ
tôi vẽ đường cong
khắc trong trí nhớ
tôi ngó sững màu vàng úa
trong từng sự đuổi bắt
tôi thấy tim mình ngộp thở
như chiếc lá thu xưa
rơi trên cát
sự bắt chụp thời gian
nhanh hơn cái chớp mắt
tôi đang ngồi trên mặt phẳng
của không gian thụt lùi
mọi thứ bày ra
từng thước phim chiếu chậm
tôi thấy mình đã lạc
trên từng bước chân quen
tôi vén thời gian qua
như lật từng trang sách cũ
tôi đọc
đọc mãi ký tự
trên dấu xưa…
(TCSH345/11-2017)
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.
L.T.S: Lý Hoài Xuân: Tên thật là Nguyễn Quốc Duẩn, sinh ngày 26-12-1954 tại Lệ Ninh, Quảng Bình. Tốt nghiệp đại học Luật. In thơ từ năm 1973. Là một chiến sĩ quân đội có mặt trong chiến trường Trị Thiên trong những năm ác liệt nhất. Có nhiều bài thơ và truyện ngắn in trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Văn nghệ quân đội , Quân đội nhân dân, Đại đoàn kết, Độc lập, Đất Quảng… và sách của NXB Thuận Hóa , Công an nhân dân.
Thêm một biệt thơ hòa vào xu trào cách tân của Thơ Việt; Phan Quỳnh Dao với bút năng khỏe, cách lập ngôn ngoài khuôn cũ, thơ dòng nào cũng đầy ắp nỗi niềm trong tầng tầng suy tư... Chị vừa xuất bản tập thơ “Khuyết” cuối năm 2010 vừa rồi. Xin trân trọng giới thiệu.Đàn An Nguyên (gt)
Nguyễn Văn Dinh sinh ngày 5-3-1932 tại Quảng Trạch, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có thơ in từ năm 1952. Các tập thơ đã xuất bản: “Hát về ngọn lửa” (in chung), “Cánh buồn quê hương” (in chung), “Hoa trăm miền” (in chung). Giải thưởng về đề tài chống Pháp 1953 của Bộ tư lệnh quân khu 4. Giải thưởng cuộc thi về đề tài lâm nghiệp của Bộ Lâm nghiệp 1969-1971. Giải thưởng văn học Bình Trị Thiên 7 năm 1976-1982.
ĐINH CƯỜNGMười năm rồi Sơn ơi
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
Xuân Hoàng - Nguyễn Xuân Thâm - Phạm Ngọc Cảnh - Mai Nguyên - Thế Dũng - Hải Vân - Hà Đức Hạnh
PHAN DUY NHÂNThơ xuân đọc với nam hà
Lê Huỳnh Lâm - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Trần Ninh Hồ - Phùng Tấn Đông - Trần Hữu Lục - Phạm Trường Thi - Nguyễn Man Kim - Tôn Nữ Thu Thủy - Trương Đăng Dung - Lê Huy Quang - Đoàn Mạnh Phương - Châu Thu Hà - Lê Ngã Lễ - Lâm Anh - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Khắc Thạch - Lê Tấn Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm - Thanh Thảo - Hoàng Vũ Thuật - Trần Quang Đoàn - Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Hải Kỳ - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Đức - Đỗ Văn Khoái - Quốc Minh - Ngô Xuân Hội
Mai Linh - Nguyễn Quang Lập - Tâm Hành - Mai Nam Thắng - Nguyễn Loan