SƠN TRẦN
Ảnh: internet
Lạc đêm
Biến căng giấc mơ
Tôi đánh đu bằng cách chuyện trò với bóng của mình
Con thằn lằn đứt đuôi cố tình quẫy đạp
Vẫn không thể cứu vãn tâm tư
Lạc đêm trầy xước nỗi niềm
Tiếng mèo tạt ngang nỗi nhớ
Rồi lặng im....
Lạc đêm
Lạc đêm
Điệp khúc vang lên lúc không giờ
Tiếng tích tắc đồng lõa
Đánh gục tôi trong bước đi giả tạo
Trong kiểu cười hàm ơn...
Lạc đêm
Lạc đêm
Gió ngừng trôi
Trăng lẻ loi một góc trời
Bầy dơi bứt mình khỏi bóng tối
Chạm vào không gian tiếng thở dài....
Ở nơi không phải là quê
Chúng ta, những chiếc đinh đóng vào bức tường nham nhở
Của ngôi nhà ký ức
Treo lên nỗi buồn
Cả vụn mớ từng đêm.
Chúng ta, tấm voan căng trên giá vẽ, người họa sĩ đựng đầy ý tưởng
Lem luốc màu
Thời gian phế tích
Bức tranh dang dở bao lần.
Chúng ta, chút heo may trườn qua phố vào một ngày đầu thu
Chiếc lá ngả màu tia chớp
Dưới vùng trời mây xanh
Lặng thầm hóa kiếp.
Chúng ta, những con tàu lầm lũi lao về phía trước
Khoảng không vô định
Mấy lượt hoàng hôn
Chưa về ga xuất phát.
Chúng ta đang ở một nơi không phải là quê
Mọi điều tạm bợ
Căn trọ cũ có loài gặm nhấm
Đánh cắp nỗi niềm
Tha về chôn ở góc quên.
(TCSH407/01-2023)
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)
Phạm Xuân Trường - Đức Sơn - Hoàng Quý - Hoàng Niên
Sinh năm 1953 tại Huế. Hiện nay sinh sống, làm báo tại TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
THANH THẢOThăm vườn nhà bạn Tặng Trần Vàng Sao
Sao bỗng muốn quăng cả hồn lẫn bútCái cây bút nhẹ tênh mà vương nợ chi màNhưng cứ mãi vậy thôi, mãi còng lưng cõng bútTừng bước nhọc nhằn rút ngắn dặm trời xa...
Tên thật: Mai Linh Sinh năm: 1959, nơi sinh: Thanh HoáBút danh: Mai Linh, Mai Tài MinhThể loại: Thơ, văn học dịch