PHAN TRUNG THÀNH
Với mưa chưa tạnh
Bây giờ có tám mươi năm
Bỏ không một buổi anh nằm ngắm mưa
Này này giọt bé giọt thưa
Giọt rơi đủng đỉnh giọt vừa nhẩn nha
Giọt mát gần giọt lạnh xa
Mưa rơi bất quá chỉ là mưa rơi
Bởi em đội nắng chung trời
Đội mưa hai ngả về nơi cuối ngày
Thì làm sao mưa ngừng bay
Làm sao mưa chớ bén giày chút thôi
Nghiêng sông đổ nước lên trời
Nghĩ xem mình có kiệm lời không ta?
Mưa là mưa lá mưa hoa
Mưa lưng bốn bể mưa là hồn rêu
Chuyến tan tầm
không ai nói với ai gì cả
trời tối rồi
và lầm lũi
qua sông...
chiều nay có một đám mây xa
chiều kia có một đám mây qua
trời tối rồi
trời tối
anh vẫn chờ một tin nhắn chớp sáng màn hình
như mảnh pháo hoa cuối cùng ngân lên
rồi ký ức xuôi cùng hoang vắng
anh vẫn chờ một ngọn nước róc rách nhỏ nhoi
như cá quẫy đêm hôm bớt mỏng
và nỗi nhớ là cơn sốt hãi hùng
và lầm lũi
và qua sông
không ai nói với ai về một chuyến tan tầm ngun ngút
sóng như dây phơi oằn xuống thở dài....
(TCSH377/07-2020)
ĐOÀN LAMcòn đâu áolụa xênh xangrêuxanh đền các lầu vàng hiênmưa
Rồi một ngày bước giang hồ chợt mỏiTa bỗng thèm một góc ấm, bỏ cuộc chơi,Nơi ta về sẽ chẳng còn ai ở đó,Lối đã rêu, buồng đã quạnh hơi người...
Nhảy múa bên triền sôngCác em có nghe thấyỞ nơi nào, cá quẫy mơ hồỞ nơi nào, đất đang lởỞ rất xa thế giới con người?
LTS: Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tại Cố đô thơ mộng đã bế mạc cách nay hơn 1 tháng. Trong ký ức của Huế bây giờ là một khoảng trống mênh mang tình mà “loài - thi - sĩ” đã giăng mắc như những dấu lặng không thể mờ phai trên hình hài từng nẻo phố… Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ rút từ hơn 100 tác phẩm ở Trại viết Cố Đô.
Có thể ngày mai cỏ sẽ mọc đều hơnDưới bước chân mình anh sẽ nghe nhịp đời tan chảyEm định cư trong những ký ức thời gian nhập nhòe mùa phượng đỏMột góc Huế bình yên Thiên Mụ nắng chan vàng
Người gieo mùa thu trong thành phố bỏ đi rồibỏ hoang công viênbỏ hoang những con đường thông thốcbỗng thấy lạ những mặt người, lạ trời, lạ đấtcòn mỗi ngọn heo may bạn cũ dẫn đường
...Trăng non hé cửaCuội lẻn thăm nhàMây ôm chăn cưới, ru giấc CuộiVà...
Có những mùa hè không nắngvà mùa thu không trăngthời gian đi trên những lối mòn không thể thấy.
Thời mặt đất thiếu mênh môngCá nhân lang bạt chân trầnChạy tích cực trong mọi hình thức
Ta đã sống, và ta còn sốngCháy hết mình vì phẩm giá kiếp ngườiTa đã trải vô vàn cay đắngNên bây giờ đời càng đẹp gấp đôi
...Sao nhiều việc vẫn còn im lặng đáSức ỳ nào?Sao nhiều việc không bén nhanh như cứu hoả...
Tặng Hoàng HưngCó thật ông đấy không?Vừa đi vừa đếm bướcNhững bước trầm trên trảng cátMột bước lên, lại một bước lùi về
...Âm dương day trở cuộc sinh thànhMùa tinh tú phong phanh...
Nước cuộn xoáy chỗ sông tìm gặp biểnHãy còn nghe hương cỏ THẠCH XƯƠNG BỒ Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoảiSông hiền hòa nên được gọi sông THƠ...
Những đàn bà không chồngNhư những chiếc mâm cổLặng lẽ đầy rêu phong
Kêu sớm, kêu chiều, kêu cả hoàng hônKêu bồ đề xanh (*), kêu tượng đài trắngKêu buốt lá kim trên cây mọc thẳngTiếng kêu nhức nhức Trường Sơn.
...dòng sông quê mang chuyện tình trôi mãisông ơi...
Lê Vĩnh Tài sinh tại thành phố Buôn Mê Thuột, hội viên Hội văn nghệ Đắc Lắc. Năm 1996 anh có mặt trong tập thơ “6 ô cửa sổ” cùng với 5 tác giá trẻ Đắc Lắc; Và là đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết trẻ toàn quốc lần thứ V (1998).Thơ Lê Vĩnh Tài đẹp và buồn, bảng lảng như một tiếng gõ cửa mơ hồ, để lại những ngấn sóng xao xuyến trong lòng bạn đọc.
Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh