NGUYỄN XUÂN SANG
Ảnh: internet
Thăm mạ chiều cuối năm
Ngược chiều cuối năm con về thăm mạ
Tê tê cái rét cuối mùa
Bóng gầy ai gập lưng cấy lúa
Dáng mạ mình cấy tuổi già nua
Bảy mươi tuổi đời, bảy người con tứ xứ
Mạ không sống dựa đứa nào
Một mình mạ âm thầm nơi quê cũ
Lấm láp ruộng vườn, nhớ con cháu làm sao!
Ngôi nhà cổ đói no ngày nhỏ
Mảnh sân con rêu bủa kín lề
Mạ - tia nắng cuối chiều mờ tỏ
Cháy bên trời leo lét... một ngày kia
Cho con làm chiếc gậy quê mạ chống
Để luôn được trong vòng tay mạ, mạ ơi!
Đông Hà 1992
Đêm khuya trái rụng
Tặng Thu Hà
Chạm vào khoảng lặng của đêm
Vài ba trái chín rụng mềm bờ ao
Ngang trời rơi một đường sao
Loáng qua cửa sổ trốn vào hư thinh
Căn phòng hụt hẫng rộng rinh
Không em đối diện một mình với khuya
Ngỡ như em vẫn ngồi kia
Đang hờn dỗi mái tóc thề sang đêm
Ngỡ như em bước ra thềm
Cánh trăng khép lại bức rèm nhớ thương
Canh khuya trái rụng sau vườn
Lặng thầm dâng hết chút hương gối mùa.
Huế, 5-1992
(TCSH55/05&6-1993)
Trần Quốc Toàn - Trần Tịnh Yên - Lê Anh Hoài - Trần Dzạ Lữ - Hoàng Vũ Thuật - Mai Văn Hoan - Thai Sắc - Thy Nguyên - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hữu Quý - Triệu Nguyên Phong - Hoàng Thụy Anh
NGUYỄN HOÀNG THỌ
Vĩnh Thông - Châu Thu Hà - Đỗ Tấn Đạt - Lê Nhi - Ngô Mậu Tình - Trần Huy Minh Phương - Nhung Nhung - Đỗ Thượng Thế
DUYÊN AN
NGÔ CANG
ĐỖ VĂN KHOÁI
Nguyễn Khắc Thạch - Ngô Đức Hành - Đoàn Trọng Hải - Lê Hưng Tiến - Vàng A Giang
NGUYỄN TRỌNG TẠO
HỒ THẾ HÀ
HẢI BẰNG
L.T.S: Đầu năm 1992 kiến trúc sư Tống Trần Phượng ở Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trong khi khảo sát công trình dưới chân Đèo Ngang, đã đào được tấm bia khắc bài thơ của vua Thiệu Trị. Tác giả Trần Hữu Dinh đã chép lại toàn bài, phiên âm và dịch thơ. Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Thiệp Đáng - Hữu Kim - Triều Tâm Ảnh - Đặng Nguyệt Anh - Đỗ Hoàng
HẢI KỲ
Phan Văn Chương - Nguyên Hào - Hà Nhật - Trần Nhuận Minh - Ngô Công Tấn - Từ Dạ Linh
TRẦN KHOA VĂN
VĂN CÔNG HÙNG
NGUYỄN HOÀI NHƠN
NGUYỄN LƯƠNG NGỌC
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
NGUYỄN ĐỖ