NGUYỄN XUÂN SANG
Ảnh: internet
Thăm mạ chiều cuối năm
Ngược chiều cuối năm con về thăm mạ
Tê tê cái rét cuối mùa
Bóng gầy ai gập lưng cấy lúa
Dáng mạ mình cấy tuổi già nua
Bảy mươi tuổi đời, bảy người con tứ xứ
Mạ không sống dựa đứa nào
Một mình mạ âm thầm nơi quê cũ
Lấm láp ruộng vườn, nhớ con cháu làm sao!
Ngôi nhà cổ đói no ngày nhỏ
Mảnh sân con rêu bủa kín lề
Mạ - tia nắng cuối chiều mờ tỏ
Cháy bên trời leo lét... một ngày kia
Cho con làm chiếc gậy quê mạ chống
Để luôn được trong vòng tay mạ, mạ ơi!
Đông Hà 1992
Đêm khuya trái rụng
Tặng Thu Hà
Chạm vào khoảng lặng của đêm
Vài ba trái chín rụng mềm bờ ao
Ngang trời rơi một đường sao
Loáng qua cửa sổ trốn vào hư thinh
Căn phòng hụt hẫng rộng rinh
Không em đối diện một mình với khuya
Ngỡ như em vẫn ngồi kia
Đang hờn dỗi mái tóc thề sang đêm
Ngỡ như em bước ra thềm
Cánh trăng khép lại bức rèm nhớ thương
Canh khuya trái rụng sau vườn
Lặng thầm dâng hết chút hương gối mùa.
Huế, 5-1992
(TCSH55/05&6-1993)
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.
NGUYỄN DUY
Nhìn từ xa... Tổ Quốc!
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
HẢI BẰNG