NGUYỄN HOÀI NHƠN
Ảnh: internet
Thơ viết ở quán cóc
Tọa đêm quán cóc lần khân
Rượu thăng hoa chuốc vũ vần gió, mây
Cạn ly mưa bỗng rót đầy
Thi nhân và gã ăn mày cụng nhau
Nhì nhằng trong cuộc bể dâu
Rằng thơ chưa nói hết âu sầu đời
Ta đồng bóng với đêm thôi
Đêm bù khú với sao trời làm khuây
Thi nhân tặng gã ăn mày
Câu thơ nặng nỗi lưu đày trần gian !
28.8.1992
Đò ơi
Gọi đò rát ruột đò ơi
Giật mình lũ vạc bay vùi nhàu đêm
Hai bờ như mí mắt quen
Khép sâu tiếng gọi lụy phiền, nôn nao...
Đò ơi! ỳ oạp sóng chao
Ơi đò! Nghẹn tiếng mình gào dội sang
Úp tay sấp ngả không gian
Nửa đời lỡ chuyến đò ngang đêm này
Gió khuya lật trở heo may
Chân bùn sùi sụt tanh ngầy vị sông
Đò ơi mấy nỗi đường vòng
Mi như một mảnh trăng cong lím chìm
Bước sông ngắn ngủi khó tin
Bước đời dài nấc tiếng mình gọi mê !
Đôi bờ hoang lạnh tái tê
Đốm sao vụt sáng cầm khuya bóng sào.
6.4.1990
Đàn gió
Khúc đàn gió tay cây níu quả
Trăng thượng huyền rựng sáng qua sương
Em rượu bọt sủi cay mắt chén
Ta uống nỗi buồn ta tức tưởi đêm trường
Bỗng siêu thoát bóng mình trên vách vắng
Dị bản đời ta mộng mị thất thần
Ta co rúm giữa nghìn vòng chiếu quấn
Phía bên ngoài khúc đàn gió cứa căng
Hang đá ngậm đêm đen cứng họng
Lối về đâu? Van mẹ chỉ dùm con
Hướng tay mẹ, con không nhìn thấy được
Đêm như ngân khúc đàn gió nỉ non
Lưng lửng núi, bước chân về lỗi hẹn
Đêm kíp-lê khúc đàn gió hụt hơi
ru giấc lá mơ mòng giấc lá
Để nỗi buồn thiên sứ đến ru tôi.
1.4.1990
(TCSH55/05&6-1993)
LƯU XÔNG PHAMột mình
TRẦN ĐĂNG KHOAVới bạn
THU NGUYỆTVô thường
Lưu Lam Thi - Ngô Thế Oanh - Lê Mai - Phan Huyền Thư - Lê Nhân - Dương Viết Hòa - Trần Anh Dũng - Hồng Thị Vinh - Nguyễn Duy Ninh - Lê Huy Quang - Duy Phi
HOÀNG CẦMChỉ biết nói cùng mẹ
Ngô Thái Dương - Đinh Thị Như Thúy - Khaly Chàm - Tuệ Lam - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Nguyên An - Mai Bá Ấn - Hồ Thế Hà - Lê Ngã Lễ - Hồng Thị Vinh - Từ Nguyễn - Trần Hữu Lục - Cao Hạnh - Phạm Nguyên Tường - Trần Hữu Dũng - Đoàn Lê - Trần Văn Hội - Đoàn Thị Tảo - Thiên Thanh - Trần Thị Linh Chi - Trần Hoàng Phố - Lưu Ly - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Loan - Inrasara - Nguyễn Tiến Chủng - Vĩnh Nguyên - Mai Văn Phấn
Lê Huy Quang - Kiều Trung Phương - Nguyễn Văn Quang - Phan Trung Thành - Hà Đức Ái - Cao Quảng Văn - Đỗ Hướng - Lê Vi Thủy - Nguyên Tiêu - Trương Minh Phố - Hoàng Xuân Thảo - Phạm Bá Nhơn - Lê Huy Hạnh - Ngô Cang - Trương Nam Hương - Ngàn Thương - Võ Ngọc Lan - Võ Văn Hoa - Hồ Đắc Thiếu Anh - Tôn Phong - Châu Thu Hà - Lâm Xuân Vi - Ngô Công Tấn - Triệu Nguyên Phong - Dzạ Lữ Kiều - Nguyễn Thị Hồng Ngát - Đức Sơn
NGUYỄN ĐÔNG NHẬTTrở về
TRẦN VẠN GIÃBài nhã ca mùa xuân
NGUYỄN HOADự cảm
Nguyễn Khắc Thạch - Võ Quê - Trần Quốc Toàn - Thục Quân - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Phương - Thái Doãn Long - Vương Hồng Hoan - Nguyễn Khoa Như Ý - Lê Viết Xuân - Đỗ Văn Khoái - Thanh Tú
Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nguyễn Sơn Nhân - Lê Thị Hường - Phạm Nguyên Tường - Ngô Cang - Hồ Thế Hà - Ngô Minh - Mai Văn Hoan - Nguyên Quân - Đoàn Thương Hải - Ngàn Thương
Phạm Tấn Hầu - Văn Hữu Tứ - Dương Lễ - Nhất Lâm - Văn Cầm Hải - Phan Trung Thành - Trương Quân - Lê Tấn Quỳnh - Hồ Trường An - Hải Yến - Tôn Nữ Như Ngân - Thủy Chi
Tóc Nguyệt - Huỳnh Minh Tâm - Cát Du - Anh Nguyễn - Hải Trung
ĐÀO DUY ANHLời nói dối
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝKhúc tình tự dòng sông
LTS: Ngày 10-12-2009, thi sỹ Nguyễn Trung Bình đã qua đời sau cơn bệnh. Anh sinh ngày 10/5/1968 tại thị xã Hội An. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Huế (1991), thi nhân đã lang bạt khắp nơi rồi về sống ở Sài Gòn suốt hơn 15 năm qua với đủ nghề gắn liền với thơ, sách và nghệ thuật.
Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Hiệp - Chu Minh Khôi - Hà Huy Tuấn - Nguyễn Thánh Ngã - Minh Tự - Diệp Thảo Minh Dzương - Hàn Nhật Châu - Bá Vi Tuân
NGUYỄN HỮU HỒNG MINHTổ quốc
LGT: Quê ngoại xứ Huế, quê cha gốc Bắc nhưng Nguyễn Thị Ánh Huỳnh lại là con gái Cần Đước, Long An. Chị đã xuất bản 3 tập thơ, nhận một số giải thưởng thơ. Nhưng những điều đó với chị không quan trọng bằng việc làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió... ngu ngơ hơn, huyền ảo, linh diệu hơn”, và nữa “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (tự bạch).