Chùm thơ Nguyễn Công Thắng

09:53 15/06/2017


NGUYỄN CÔNG THẮNG

Minh họa: Nhím

Blues mưa

rồi tôi sẽ trở lại
không hẹn hò không còn ai gọi tên
mưa trắng mù hoài niệm
trắng mù khuôn mặt xa xăm một thời chìm khuất
chỉ còn tôi ngoài hành lang mưa
vòm lá xanh run rẩy


ai gõ cuồng điên những nhịp buồn
mưa tạt qua khoảng trống lạnh lùng bỏ lại
bông hoa nào vùi quên
bước chân nào gió cuốn
mưa mưa mưa
tôi nhớ gì trong mưa
những bóng hình thoáng qua
            những mảnh đời trôi xa
                        những nụ cười lung linh tan vỡ


mưa
ướt đẫm tôi những cách chia
                        những lòng tẻ lạnh
mưa mưa mưa
cứ mãi mưa những cuộc lìa xa
tôi băng qua dưới trời vần vũ
băng qua ray rứt nhớ và quên
quên quên quên
như không còn ai ngoài bất tận mưa mù
bàng hoàng tê buốt



Ngồi thấy xa xăm

ngồi lặng yên và xa xăm trải dài
phía sau đôi mắt mệt mỏi
phía sau sương khói
phía sau muộn phiền


tôi thấy tôi lang thang qua bãi cỏ hoang
với tụi dứa dại đầy gai
đám cây mắc cỡ làm duyên khép mở những chiếc lá li ti
                                    lũ chuồn chuồn lim dim trầm mặc
gió chiều thong dong lướt trên tóc tôi khét nắng


tôi nhập vào gió
vào bụi dứa dại
vào hoa mắc cỡ
vào lũ chuồn chuồn


tôi thấy tôi thơ thẩn bên gốc cây ổi sau nhà
những trái ổi xanh non
như tôi xanh non


tôi thấy tôi ngồi trên thềm nhà nhìn mưa giông
lũ bong bóng tung tăng múa hát
như lòng tôi múa hát


tôi thấy tôi hụp lặn thỏa thuê giữa con sông trong lành
nắng đậu trên bờ tre xanh lốm đốm
nắng nhấp nháy cười trên mặt sông
lũ cá lòng tong trong veo
như tôi trong veo


tôi thấy tôi đi giữa những cánh đồng mía ngút ngàn
vào mùa ép mía
cả đất trời thơm tho dịu ngọt
tôi thở tình yêu dịu ngọt
tôi thấy tôi nheo mắt cười với ông già đẩy xe kem
                                                đội chiếc mũ dạ bạc màu
ông già lưu lạc không vợ không con thích đùa với lũ trẻ


tôi thấy tôi nhìn theo cô gái hàng xóm có giọng nói ngân nga
tuổi mười sáu biết tô son làm điệu
một hôm bỏ nhà đi biệt theo gánh hát


tôi thấy tôi nhỏ nhoi đứng đọc bài bên ông giáo già
                                    khuôn mặt xương xương khắc khổ
ông giáo quanh năm lọc cọc chiếc xe đạp cũ
chẳng nuôi một tình yêu lớn nào ngoài nghề dạy học


tôi thấy tôi chạy theo anh gù dở hơi
chuyên nhảy cò cò làm trò vui và xin cơm về nuôi mẹ
Tôi thấy tôi ngồi chống cằm nghe chàng nghệ sĩ vườn ốm o
                                                ôm đàn ghi ta hát mãi một bài mùi mẫn
“ôi em yêu dấu ơi, bây giờ em ở đâu…”


tôi thấy tôi lén nhìn anh tôi tập hút thuốc
anh tôi nhổ giò và cái mền đắp chung cứ hụt trước hụt sau
chiếc áo anh tôi nay tôi mặc
mẹ tôi ngồi đơm lại chiếc nút áo bị đứt
đôi tay dịu dàng


tôi thấy ba tôi gối đầu lên cánh tay gầy rộc
một đời lăn lộn ngược xuôi nặng trĩu gánh gia đình
thu lại trong ánh nhìn thiết tha buồn bã
chiều lại chiều từng đàn mây trắng âm thầm trôi về cố xứ


giờ tôi ngồi lặng yên và thấy xa xăm trải dài
tưởng như mất hút vào vô tận
ở đâu đó, lạy trời, còn những bãi cỏ hoang, tụi dứa dại,
đám hoa mắc cỡ, lũ chuồn chuồn và những thằng bé con
nhập vào thong dong với gió
lang thang dọc dòng sông mát lành
qua những cánh đồng mía ngút ngàn nồng nàn thơm ngọt
qua thị xã nhỏ buồn hiu đêm khuya vọng về tiếng súng
cái thị xã nhỏ miền Trung không chứa hết nỗi bơ vơ
                                                của đám trẻ lớn lên thời chiến
giờ tôi ngồi lặng yên và xa xăm trải dài
phía sau đôi mắt mệt mỏi
phía sau sương khói
phía sau muộn phiền


ở đâu đó, lạy trời, vẫn còn tình yêu cho những con người
chẳng tuổi tên, đến và đi và khóc và cười làm nên đời sống
dù tôi biết rằng cô gái hàng xóm có giọng nói ngân nga
                                                đã trải đời như bông hoa tàn rũ
dù chàng nghệ sĩ ốm o đã thành kẻ nát rượu
dù anh tôi đã chết trong chiến tranh
và những chiếc nút áo đứt lìa chẳng bao giờ
                                    còn được ấm trong bàn tay mẹ


ở đâu đó
ở đâu đó
xa xăm…


(TCSH339/05-2017)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MAI VĂN PHẤNĐối thoại của thời gian

  • THI HOÀNG         (Trích trường ca "Oẳn tù tì, ra...")

  • TUYẾT NGAXem tranh tự họa của họa sĩ T.C.

  • Nguyễn Văn Phương - Lê Tấn Quỳnh - Đỗ Văn Khoái - Trần Anh Dũng - Lê Lâm Ứng - Dạ Thảo Phương - Thái Doãn Long - Nguyễn Quân - Nguyên Quân - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Ngọc Hóa

  • HUỲNH QUANG NAMMẹ và ca dao

  • HỒ TRƯỜNG ANCòn em Hạt muối

  • LIÊN NAMVầng trăng ở Huế

  • Quang Huy - Tuệ Lam - Tôn Phong - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thánh Ngã - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Bắc Sơn - Nguyễn Thị Anh Đào

  • Nguyễn Hoa - Hoàng Vân Khánh - Trần Hoàng Vũ Nguyên - Nguyễn Man Kim - Võ Công Liêm

  • Nguyễn Thanh Kim - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Thiền Nghi - Hà Minh Đức - Lãng Hiển Xuân - Trần Quốc Thực - Lê Thái Sơn - Trúc Chi - Nguyễn Lập Em - Trinh Đường - Thúy Nga - Đoàn Thị Ký - Hải Trung - Đỗ Vinh.

  • PHẠM NGỌC CẢNHĐộng người xưa ở Cúc Phương

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNLão lai khai bút phú

  • Nguyễn Khôi - Huỳnh Minh Tâm - Trần Vũ Long - Trịnh Thị Hà Bắc

  • HỒ TRƯỜNG ANNgõ giêng hoài

  • MAI VĂN PHẤNMười bài tập mùa xuân

  • Lê Viết Xuân - Hoàng Sĩ Lưu - Võ Văn Luyến - Nguyên Quân - Vũ Thị Khương - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Văn Đắc - Nguyễn Thanh Xuân - Minh Quang - Thai Sắc - Võ Quê - Nguyễn Sĩ Cứ - Thanh Tú

  • Email của nhà thơ Đặng Tiến gửi tới Sông Hương: “Thơ Quang Dũng dưới đây nằm trong tờ báo “Xuân 1957”, Nxb Văn Nghệ, Hà Nội 1957. Chính Quang Dũng cũng quên rồi, và không ai sưu tập để đưa vào tuyển tập”. Xin cảm ơn nhà thơ Đặng Tiến đã gửi tới Sông Hương bài thơ “Nhớ những mùa xuân” của Quang Dũng và trân trọng giới thiệu tới bạn đọc nhân dịp đất nước kỷ niệm ngày giải phóng.S.H

  • Có thể nói việc thi sĩ Hữu Loan từ trần lúc 19 giờ ngày 18 - 3 là một bất ngờ đáng tiếc nhất trong làng văn kể từ năm mới này dẫu ông đã ở tuổi 95. Bài thơ Màu tím hoa sim là nỗi đau hơn nửa thế kỷ trước khi người vợ trẻ của ông bị cuốn theo dòng xoáy định mệnh, và hẳn nó còn âm ỉ cho tới giây phút cuối cùng ông chạm tay trần thế.

  • BÙI ĐỨC VINHGiai điệu tháng ba

  • PHẠM HÀ DUYÊNBà ngoại