NGÔ THẾ OANH
Ảnh: tư liệu SH
Cái chết của nhà thơ
Khi tôi chết
hãy để ban công rộng mở...
Federico Garcia Lorca
Ngọn lửa cháy bỏng táp lên khuôn ngực
rồi máu trào cắt nghẹn những bài hát
ngọn gió nào thổi từ trời thẳm
mỗi ngọn cỏ cũng chói sáng như những ngôi sao
không còn nhạc chuông cô gái digan
trái tim băng vào vô tận
anh vụt thấy lại mặt biển
những cánh buồm đầm nước mặn
những dấu chân trẻ thơ
mát nhẹ như hơi mưa
thấy lại gương mặt Don Quichotte
cánh cối xay gió và mũi giáo đều gãy nát
anh thấy lại đôi mắt mênh mông
trong đó từng hiện lên bóng hạnh phúc
những dây đàn ghi ta trong gió dữ đã đứt
những hoa huệ cháy hương đã tắt
đã gục chết em bé vẫn cầm cho anh quả cam
gió lùa qua ngực anh như khung cửa vỡ toang
anh muốn gọi
những lời anh bị dìm trong máu
Khỏa thân
Tặng C.Q.H
Sự trong vắt của trời
Sự vĩnh hằng của đất
Sự mềm mại tưởng chừng không có thực
Và không lặp lại một lần
Ngọn sóng cho nghỉ ngơi
Ngọn lửa cho cơn khát
Thân thể là Thơ
Thân thể là âm nhạc
Tìm kiếm không ngừng
Và luôn luôn mất
Hy vọng là hạnh phúc
Vô vọng là hạnh phúc
Những chiếc chuông trong máu
Những chiếc chuông trong máu
Vang ngân...
Thơ cho bé Lem
Sớm mai nay con lên sáu, Bé Lem...
Con lên sáu. Thành phố gần nghìn tuổi
Thành phố trải mọi điều. Con thì thơ dại
Trời sớm nay trong trẻo lạ lùng
Tháng chín màu mây phiêu đãng trắng ngần
Cam ngọt những vườn xa. Sông Hồng dần lắng lại
Cúc vàng dịu như một lời thầm gọi
Tiếng chim nào trong vòm sấu phân vân
Tứ thơ nào thoáng hiện thoáng bâng khuâng
Có gì giữa hồn cha như hy vọng
Thời con rồi sẽ khác thời cha sống
Nhiều niềm vui hơn. Ít nỗi buồn hơn
Nhưng mùa thu ngoài kia đợi ta lâu rồi con
Con đường mùa thu. Bài hát mùa thu. Bánh mùa thu nữa
Gương mặt con sáng một vầng trăng nhỏ
Chợt in ngần trên đôi mắt mùa thu.
(TCSH57/09&10-1993)
Lam Hạnh - Tôn Phong - Nguyễn Quang Hà - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Thiền Nghi - Từ Nguyễn - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Thúy Kiều - Mai Văn Phấn - Kim Chuông - Tuệ Lam - Hồng Vinh - Nguyễn Minh Khiêm - Võ Mạnh Lập - Nguyễn Nguyên An - Cao Quảng Văn
Trần Xuân An - Nguyễn Đức Phú Thọ - Vũ Kim Liên - Đức Sơn
VĂN LỢIĐồng Hới trong anh
PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế
TRẦN THỊ HUYỀN TRANGẢo ảnh
THANH THẢOHà Nội- nhìn về phía tôi
NGỌC TUYẾTSói
Nguyễn Hoa - Nguyễn Trọng Tạo - Hải Bằng - Minh Báo - Vũ Quần Phương - Lý Hoài Xuân
NGUYỄN KHẮC PHỤC Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu
LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.
XUÂN HOÀNGĐồng hới
Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà
PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương
HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm
Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên
Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng
Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm
Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục
Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương
LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.