LÊ VĨNH THÁI
Tác phẩm "Nàng" của HS. Đặng Mậu Tựu
Về một con sông
con sông chảy ra từ lòng đất
xuôi về nơi không bờ bến
nơi sông chưa hề biết
một dòng xanh ngấm tận đáy sâu
con sông không chảy dưới cầu
không chảy qua thuyền
tiềm thức
một ngày không mưa - nắng
không vồn vã
ngắc ngoải
chiếc cần gãy bóng người câu...
sông một dòng về nơi mất hút
về nơi nghiêng bóng cúi tìm
nơi thuở sinh ra chưa biết tuổi
sau mỗi lần con nước chơi vơi
sông trở dòng ùn nếp nhăn lên sóng
để tha hương biền biệt mỏi mòn
để chiều qua thấy mình cách trở
về một dòng xanh
về một ngày mẹ ngồi giặt áo
cha kỳ lưng con trong sớm nắng lên hè
thằng bé tập bơi gập mình trên bẹ chuối
con chuồn chuồn voi cắn rốn thơ ngây
con sông quẫy mình qua ngày nước đục
đàn trâu mẹp trong vũng nước chao vênh
bến cát đã trơ từng gốc sỏi
đòn gánh cong cha đưa bóng qua chiều
sông lẫy nước đẩy hai bờ xa ngái
tháng chín đi
vung hậm hực từng cơn
đêm lai láng cha dọn từng mảng lụt
chút bùn non nhuộm trắng mái tóc người
mẹ đuối mắt đắng từng cơn lả mệt
nước bao giờ xanh lại một dòng tin
sông đã chảy từ một chiều hun hút
người chờ nhau hun hút chiều sông
trong một ngày đắng cay hun hút
mưa vỡ qua đời thấp thỏm đứng khóc sông...
Viết trong ngày bão lớn
Như loài thiêu thân mê lửa ngọn
Buổi yêu em, tôi hăng hái lìa trần
Nguyễn Tất Nhiên
ngày xa
gió lùa giọt cà phê
tràn ngập mắt bàn buổi sáng
mình chẳng thể hiểu nhau hơn điều đang có
cơn cồn cào trong cơ thể rời rạc ánh nhìn
lần cuối
lúc bão qua
phăng đi
hai đứa
biệt tăm…
trên mảnh đất mấy trăm năm đã nhiều cuộc tình
dẫu dắt nhau lên ngôi tháp bảy tầng cầm lời thề hóa giải
cũng chẳng bao giờ vượt khỏi dòng sông ám thị
tan vỡ
vẫn con đường quen câu nói ngọt ngào
mình ngồi đây ngoại tình trong tư tưởng
ánh mắt thèm lọt dưới tay quen
ngày mưa bão về
mặt trời rụng dưới chân mây lần ly - ngộ
xa lắc nhiều quãng lặng
bản nhạc không có cơ hội thể hiện thêm lần nữa
chiều mềm oặt như lá trong ngày bão lớn
truột xuống hai hàng mỏng lạnh phía em
làn da sậm rùng đau bàn chân yêu mị
mắt nghiền nhắm giật từ nhau cơn bão
mình
chia nhau ngày gió chướng
đẩy nhau ngày bão nổi
đời đã điên khi em chẳng ngó thẳng mặt mình
xua đuổi anh như đàn bò no cỏ
hờ hững đám bụi rậm
ngày vui bằng phẳng dấu giày...
em hãy quên đi lần run mùi da gà nổi chín đường gân
lảy đảy như cá để anh còn đắm đuối
những cơn gió cũng dần theo bão...
anh sẽ về lại dưới ngôi nhà đổ nát
biết đâu tìm được lần chưa...
Hoảng loạn tìm đàn
khi không còn
thằng điên
trong vở hài kịch phố
những mặt vui nhìn
cái chết trôi giữa ngã ba đường
bụi
làn xe mất dạng
đường người lặng
dưới lớp bóng nhoáng mù tăm
hài lòng như lũ mèo vừa bắt được chuột
trong buổi chiều,
rình mò trên mái hiên
rình mò dưới nước
rình mò hóc hẻm
ngã rẽ
cơn mơ
con chuột cống
vuốt lông
khè răng liếm đuôi cụt ngủn
làm sạch mình cho lần dâng
[vì chẳng thể nào ra khỏi hàm răng nhọn
cũng một lần chết sạch]
dưới cái miệng ngấu nghiến
hàm ăn đầy thứ hồ đồ vọt ra từ cống
lũ mèo
lần bẩn cuối cùng
lần sạch tận giấc ngủ chết
bầy chuột trở về cõi sạch từ kiếp chưa khai
ngày hóa thân làm chứng
cho sự tuyệt vọng một lời điên đang bần bật
đường người đông
một lần hào nhoáng cho sự chết
không còn ghi dấu về bàn chân rón rén
găm đầu vào ngày ngạt thở
cũng trở lại lần sạch cuối cùng người
điên loạn như bầy chim di trú mùa gió nghịch
sự sống
của cái chết chưa được báo trước
của bầy hoảng loạn…
(SH292/06-13)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH