LÊ THỊ KIM SƠN
Ảnh: internet
Vệt mùa
Mùa nào cho đồi núi lô nhô
Bản làng giấu trong bản làng những mưa bụi mịt mờ,
đường trơn đỏ vết chân đi
đường lợt lạt những cơn nắng tỏ mà nhòe nhoẹt mưa, âu sầu xanh cây cỏ
làng nối làng ẩn trong ẩm thấp, trong tàng cây im bóng nối đời đời
bếp lửa khơi cho ngày nung nấu những tùm hum ngô bắp đỏ mùa qua.
Vân vê tẩu thuốc quấn tổ sâu kèn rười rượi
Mái đầu bạc khề khà kể dấu hiệu của mùa nấm mối, của những mụt măng, của bầy thú đang mùa sung túc
Của đàn đàn trời đất nẩy mầm sau mưa tươi mới,
Nếp nhà tranh lợp dày mưa chưa hề thấm đến, quyện lấy thời gian hun ẩm làn da màu đồng bóng
Phủ lên mùa không gian thoáng đãng của cây cối, của rừng, của nghi lễ linh thiêng đang mở đầu bằng tiếng hát trầm đục
Tiếng xa gần của dàn chiêng đang hòa mình vào tiếng mưa, tiếng suối
Điệu múa mở màn cho mùa theo chân người nhún nhảy, tiếng hát vướng trên môi
Vương ra khỏi những nếp nhà theo những vệt khói lam mỏng mảnh tan lên trong hơi lạnh của mùa,
Gọi từng vệt chân bám vào đất khơi lên mùa linh nghiệm sống bao la.
Trương Chi
Tơ nhện căng ra,
Con nhện mải miết lên xuống, mải miết dọc ngang
Quấn quanh tinh mơ sương trong veo hạt ngọc
Rũ xuống mặt hồ bình lặng phiên bản giấc mơ yên ả.
Tiếng hát căng tràn bình minh,
Loang loáng mặt nước rẽ sóng trôi đi về nơi gác tía mơ màng
Ai còn ngơ ngẩn lạ,
Say giấc mộng Thiên Thai, phiêu bạt giữa vườn mây tràn ngập nhạc khúc
Còn ai nữa cho tiếng ca tuyệt vọng ngoài con chim đã chết rũ ban mai khác trong tay cô gái trẻ,
Còn ai khác cho lầu son gác tía trở thành nơi giam cầm những nức nở, những thêu dệt thừa thãi của nàng thiếu nữ yểu điệu.
Cám cảnh cho sông nước tan hoang,
Những con cá ngơ ngác vắng đi tiếng sáo dặt diều của chàng ngư phủ
Có sá gì đâu cái gọi là dung nhan,
Trời không oán,
Sông nước chưa từng trách cứ,
Cả vùng yên tĩnh êm đềm trôi qua những tháng ngày chưa từng tủi hổ
Nhưng chỉ vì ai?
Chỉ vì ai mà sông nước lễnh loãng, lờ đờ
Phận người mong manh đến mờ mịt
Cố định trong những định kiến cố hữu thâm căn cố đế ngàn đời truyền lại…
Chén trà tan loãng tiếng hát cùng hình bóng người xưa
Lầu son gác tía còn gì ý nghĩa, nhung lụa úa tàn trong sầu muộn héo hon rồi cũng tan loãng đi theo ý nghĩa cuộc đời không chút so đo
Những sợi tơ nhện dai dẳng vọng lên bài hát tinh sương
Con nhện miệt mài ngang dọc dệt cho ai những tấm áo cưới linh nghiệm của ngày của đêm…
(TCSH345/11-2017)
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.
LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.
LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.
LTS: Sinh năm 1943 ở Hà Nội. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cây bút nữ nổi tiếng. Với chất thơ dịu dàng, đằm thắm, chị đã đem đến cho thơ Việt một giọng riêng. Chị không tìm kiếm những tứ thơ lạ, mà làm lạ những tứ thơ tưởng như đã cũ. Với 6 tập thơ và 2 tập truyện thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn hiện nay là UVBCH Hội Nhà Văn Hà Nội và là chủ nhiệm câu lạc bộ nhà văn nữ Việt .
Giọng nói chỉ còn thoang thoảngđồng cỏ hoa vàng
Thiên niên kỷ mới vẫy ta sangkhốn nỗi quà xuân chưa sẵn sàng
Tặng nhà thơ Lâm Hiểu Đông Trời đang mưa mát câyQua công viên Thâm Quyến (*)- Cả thế giới trong nàyTựa bảo tàng bày biện
Tôi ra lệnh cho giao thừa dừng lạiThế kỷ XX khoan hãy ra điThế kỷ XXI đừng đến vội
Mùa thu hẹn ta về Hà NộiTa rong chơi quên cả lối vềMột mình phiêu lãng miền sơn cướcVui cùng trăng cụng chén sơn khê
Vô tư quá tôi trở thành khờ dạiNên chi lỡ hẹn một lời thề
Ba bông hoa mang đêm phi qua vườn saoanh và em định mệnh dịu sángmở địa cầu trinh tiếtlửa quàng xanh yếm cổ mùa đông
Cơn lũ xoáy mòn vai mẹGiạt trôi manh áo em thơNhận chìm bếp lửaNhững hạt lúa không biết lội