Cỏ xanh em Chạy trốn anh chạy trốn ngày lên dịu ngọt khuôn viên mắt tròn tiếng chim rơi mắc vào bụi cỏ cũng đô thứ lũ dế than khan giọng mùa hạ đỏ đôi môi em anh chạy trốn vùng cát tênh hênh gió giàn giụa giọt nắng mồ hôi em thơm tràn phố biển sóng vỗ bờ em luểnh loảng khua nhặt ký ức no đầy hơi thở sương mù hoang mang anh chạy trốn đêm chìm vào đất miền cao em nguyệt bạch ơ hờ câu thơ nào vừa rụng áng mây im lìm ngủ đậu trần truồng đỉnh sắc chênh vênh giọt nước mắt em dính vào mấy khuy áo mở toang chạy trốn ngọn tóc loang loáng bạc cỏ em xanh… Đằng sau mây trắng Đằng sau mây trắng không có những trần truồng cơn cớ lặng im hoang tàn ngôi làng sau cơn lũ quét, lặng im bơ vơ dải yếm tháo tung rồi bỏ vào cơn gió chênh chao trông ngóng, lặng im đêm cờ phướn rưng rưng giọt mẹ chết điếng xác con tàn hơi, lặng im chân kiến kiếm tìm loay hoay quanh đáy cốc trơn trợt… Đằng sau mây trắng không nưng nức tiếng thở dài của chị tháng chạp lầy bùn phiên chợ cơn giông, không tiếng chiêng kinh cầu bỏ ngỏ mùa thu cỏ đau quặn mình vàng vỏ, không bóng cha rộc rạc lưng nắng trưa hè đỏ lửa chú bò tức tưởi gặm nát mùa khô… Đằng sau mây trắng mở cửa chiêm bao he hé ngực trăng mênh mông ánh vàng đầy vun rộn ràng, ngân ngấn nồng nàn anh về lùa dậy tháo bỏ em vướng víu lụa bạch u trầm tháng giêng quàng xiết một cành môi thơm một nhành phong lan a ha a ha áo em tan mây qua cầu sạt lở nỗi buồn buông xó… Đằng sau mây trắng… Vắt Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏ Vắt ngang dòng sông trổ nụ hồng Vắt ngực tình em bay hương cỏ Vắt suốt mùa đợi một ngóng trông Vắt qua bầu trời cánh chim nghiêng Chiều bay Không tì vết Mây là thực thể Niềm tin tự mọc trên sườn dốc Vắt ngang dòng sông trổ Một nụ hồng Không cầu không nón (*) Cầu, nón màu vật chất Nụ hồng lễ vật Tâm linh Vắt ngực tình em bay hương cỏ Không quê mùa bồ kết Không hiện đại Michael Kols Cỏ dại anh dịu dàng mơn trớn. Lạ Vắt suốt mùa đợi một ngóng trông Nghe tiếng rơi tro bụi độ lệch một coma (**) Chết không có gì phải đợi. (nguồn: TCSH số 235 - 9 - 2008)
--------------- * nón: chiếc nón của công án Thiền ** coma: thuật ngữ âm nhạc, bằng 1/9 ton |
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang
Hải Trung - Văn Cầm Hải - Ngô Tự Lập - Nguyễn Tấn On - Phan Trung Thành - Trần Thị Thu Huề
Lê Ngọc Thuận - Từ Dạ Thảo - Đặng Hùng Thường - Tuệ Lam - Hoàng Thị Thiều Anh - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thị Tân Hoa - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thụy Kha
Hữu Thỉnh - Lưu Ly - Đặng Nguyệt Anh - Sơn Thu - Trịnh Thanh Sơn - Nguyễn Xuân Sang - Văn Công Toàn - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Mẫn Cán - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Xuân Tùng - Lê Thị Mây - Lê Viết Xuân - Ngô Minh - Quang Huy - Thái Doãn Long - Hà Minh Đức - Sơn Đức - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Lê Khánh Mai - Bùi Minh Quốc - Ngô Đức Tiến - Trương Quân - Trương Nam Hương - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Sĩ Cứ - Thuý Nga - Lê Huy Quang - Hồ Thế Hà - Phạm Đình Ân - Trần Tâm - Hoàng Xuân Thảo
Thục Linh - Ngân Vịnh - Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Bình Trọng - Tôn Phong
Sâu tưởngtrong sâu tưởng...ta có phải là mìnhhay tái bản cuộc đời nào đómà bằng lặng một đêm chưa thểphiên bản bốn mùa trong gió cơ man...
Thong thả cho quả chín câyCho mây ngũ sắc về đây hội mùa…