HOÀNG DIỆP LẠC
"Mẹ và người lính" - tranh của HS Trịnh Hoàng Tân
Đêm Sài Gòn
Những ngày xa em
Anh bơ vơ trong từng vòng quay trái đất
Đo chiều dài nối nhớ trên những con đường Sài Gòn ngạt thở
Tất cả vụt băng qua
Chỉ còn em trong tâm tưởng kinh thành
Gieo vào anh niềm hy vọng quay về
Những ngày xa em
Anh thèm mùi hương của dòng sông xanh mộng
Những khoảng trống Sài Gòn bí ẩn dao động
Để kết thúc một ngày từ điểm khởi đầu
Anh đọc kinh nguyện cầu trong khoảng tối âm u
Đêm Sài Gòn
Nàng trăng khóc cho cuộc soi chiếu vô vọng
Những ngọn đèn văn minh đã giết chết thánh thần
Anh gửi vào khoảng sáng vàng hoang mộng
Những ký tượng khai hóa trái tim mình
N&L - H.H.V - T.L - N.M.A.D.Đ.P - - OMANI
Đêm Sài Gòn
Một vì sao lặng nhìn chiếc lá
Những ngón tay dài hái đóa hoa mặt trời
Dâng tặng em trong đêm dài đơn độc
Trên đôi môi còn vị mặn giọt nước mắt khô
Những ngày xa em
Khoảng cách không ngăn được ái tình
Anh đưa em vào không gian của giấc mơ siêu thực
Mười ngón tay run và hơi thở gấp
Hội chứng parkinson tràn lan trên bề mặt địa cầu
Những ngày xa em
Anh nghe nhịp đập trái tim bất thường
Trên những con đường Sài Gòn hoảng loạn
Anh thèm một góc phố thân quen
Đêm Sài Gòn
Chỉ còn một nỗi nhớ...
Hồn
Không gian đông đặc
Chuyển động
Gãy
Hồn kết tinh
Sau cơn thì thầm
Về một hình ảnh
gần
xa
hồn lần theo vệt thở
băng qua
không gian
nơi có những vì sao
hình hạt lúa
nơi có ánh mắt
hình lá trắng
nơi có trái tim
đập cùng nhịp mặt trời
không gian đông đặc
kéo khoảng cách trở về số không
hồn ướt khóe mắt
ngắm xác phàm tục lụy
nhìn chiếc thang giá trị rơi tầng nấc
hồn đi vào vĩnh cửu
không gian vỡ
nhiều mảnh
sáng lên giữa bầu trời đầy sao.
(SH307/09-14)
I. Đôi khi nhơ nhớ trong đời... Điều gì không rõ đã rời vuột điRồi buồn chẳng hiểu buồn chiCứ ngơ ngẩn tựa phân ly - một người...
Mong manh đi qua những tiết mùaHương từ lụa trắng của nghìn xưa
Và cuối cùng y đã đến ngồi vào vị trí của mình, xếp đặt lại đồ đạc trong căn phòng.Y đã tìm thấy một chúc thư.
Đốt một nén hương trầm bên mâm ngũ quảMơ hồ nghe gà gáy trên môi ngườiTiếng gà le te gọi tôi đi chợ Tết
Anh cứ nghĩ ấy là hạnh phúcQua dốc Đồng Lào mưa như trútBần bật hoa mưa bần bật oàMột trời hoa vây kín hai ta
Mắt xưa có là chiếc láVỗ vào mưa ru dáng ngườiChắc ta có lần dối tráMôi đau rét tím nụ cười
...Trong khốn cùng cô đơnhạnh phúc lại trở về...
Bầu trờiBắt đầu nhiễm lạnhNgoài đồngThưa thót tiếng chim...Rơm rạ... có mùi ẩm mốcCon chó buồn, ngáp vặt ngoài hiên?
Lúc nào cũng chỉ một mìnhCho dù được sống bên anh - cuối đời
Tặng VânKhi em là dòng sông ám ảnh khôn nguôi đang trôi trên đôi bờ thácloạn thì những câu thơ rã rời, những mảng màu u tối bất lực, những tháng ngày tả tơi đang quất vào anh như một ngọn roi bởi vì em vừa gần gũi, vừa mãi mãi xa xôi như một tinh cầu.
Một lần em vô ý đánh rơiTôi nhặt vội nụ cười bên giếng nướcChợt bắt gặp lòng mình hồi hộpPhút lặng người giấu kín vào trong
...Ai khao khát ngủ trên đỉnh Vinh QuangXin chớ vong ân quên lãng mọi điều...
LTS: Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là Trưởng ban Văn hoá - Nghệ thuật báo Thanh Niên. Đã viết và in nhiều tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp bút.Nếu dựa vào đó để xưng tụng” thì có lẽ với Nguyễn Viện, thơ chỉ là “tay trái”. Song tay trái mà rất “gân guốc”, đáng nể lắm. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một chùm thơ mới của Nguyễn Viện để bạn đọc cùng “ngự lãm” có đúng vậy không. SH.
Sinh năm 1965 tại HuếLà giáo viên THPT ở Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc.
I. Rồi quẩn quanh những tường mưa loang lổtự làm đầy mình bằng im lặng bằng nghe ngóng sự chuyển động của những câu thơ khúc ca xưa trên lửng lơ bìa sách cũ
Bạn đã đi qua cây cầu đó, và đã bình thản quay nhìn, những mảnhvỡ những ván đinh dây thừng, những vằn xoắn bứt tung rớt tả tơixuống vực sâu, nơi sóng nước đang ầm ào cuộn xoáy
...Trong vại chượp mắm phơi ngấu những linh hồn cáChảy rân rân trong da thịt con ngườiMáu ta nóng hay là nước mắm...
Những thiếu phụ vừa đi vừa vấn lại giấc mơ ngái ngủTrăng non ngậm sương, bầu vú họ ngậm trăng
Nhóng nhánh mắt chuồn chuồn bay thấpCỏ gà rưng rức lối gaiVáng trứng rộ tăm tăm mùa cá đẻ
Đó là hành trình của gióThổi qua mấy mùa chiêm bao