HÀ NHẬT
Ảnh: ITN
Kỷ niệm Đường 9
Nghìn con ngựa giật tung dây cương
Thành gió
Lao Bảo Lao Bảo
Biên cương mờ xa
Những trại tù một thuở
Gió gào man dại những rừng tre rừng lau
Gió xóa sạch những dấu chân lưu đày một trăm năm cũ
Gió và gió
Bởi đây là gió qua Lao Bảo
Đường số 9 đỏ trời bụi mù
Nếu đã biết mọi thứ trên đời
Em phải một lần biết gió Lào Đường 9
Từ Khe Sanh anh lầm lũi trở về
Bây giờ thì anh hiểu
Vì sao em đẹp và dịu dàng đến thế
Quảng Trị phải đẹp và dịu dàng đến thế
Sông Hiếu phải dịu và xanh như
Phải thế lẽ đời
Và anh hiểu
Thế nào là món nợ anh mang
Trước tấm bia người lính
Chưa tìm được tên
Lao Bảo Lao Bảo
Ngày ấy qua sông Hiền Lương
Tôi qua đò
Khi tiếng súng vừa im
Lau lách già đìu hiu quanh những hố sâu nham nhở
Những cánh đồng dài rất dài
Không bông lúa
Chỉ mìn bom mang cái chết chực chờ
Kìa bóng mẹ già lầm lũi
Tìm tên con trên dãy dài mộ chí
Người vợ hai mươi năm má hồng đã phai
Ngạc nhiên lòng mình vẫn chưa hóa đá
Thị trấn như chìm trong bụi đỏ
Em gái đem áo dài ra phơi nắng chiều
Ngày bình yên rồi ư
Ngày bình yên cho em rồi ư
Tôi đi đò qua sông Hiền Lương
Sông vẫn xanh thế này ư
Trời trên đầu vẫn xanh biếc thế này ư
Vĩnh Linh, 1973
(TCSH406/12-2022)
XUÂN CAO
VĂN CAO
Tần Hoài Dạ Vũ - Nguyễn Thanh Mừng - Phạm Nguyên Tường - Nguyễn Nguyên An - Lãng Hiển Xuân - Trần Tịnh Yên - Nhất Lâm - Nguyễn Đông Nhật - Trương Văn Nhân - Miên Di - Nguyễn Lãm Thắng - Huỳnh Thúy Kiều - Ngàn Thương - Hoàng Cát - Đức Sơn - Lệ Thu - Hồng Vinh - Ngô Thiên Thu - Lưu Ly - Ngô Công Tấn - Nguyễn Minh Khiêm - Nguyễn Khắc Thạch - Nguyễn Thường Kham - Từ Hoài Tấn - Nguyên Tiêu - Phan Lệ Dung - Phan Trung Thành - Tôn Phong - Trần Áng Sơn - Lê Ngã Lễ - Trần Vạn Giã - Từ Nguyễn
ĐẶNG NHẬT TRUNG
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH